Tiêu chí đánh giá chất lượng của chương trình“Sống khỏe” trên sóng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình “sống khỏe” trên kênh truyền hình nhân dân khảo sát chương trình “sống khỏe” từ ngày 112019 31122019 (Trang 31 - 43)

sóng truyền hình

1.5.1. Tiêu chí về nội dung

Thứ nhất thông tin phải là những vấn đề về y tế:

đây là yêu cầu bắt buộc, là yêu cầu quan trọng khi xây dựng nội dung một chương trình. Yêu cầu này dựa trên nhu cầu của cơng chúng khi theo dõi một chương trình về sức khỏe, điều họ muốn chính là được cập nhật và cảnh báo tình hình, diễn biến của dịch bệnh đang diễn ra trên cả nước, vấn nạn thực phẩm bẩn, hàng giả, hàng kém chất lượng, các căn bệnh mãn tính,.. cũng như được tư vấn những lời khun để phịng, tránh và điều trị bệnh, có thêm kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

Thứ hai, thơng tin phải chính xác, trung thực:

Ở bất cứ cơ quan báo chí nào việc đảm bảo chất lượng nguồn thơng tin

chuyển tải tới công chúng là điều phải đặt lên hàng đầu. Nhiều căn bệnh có xu hướng gia tăng và trẻ hóa trong xã hội hiện đại, chính vì vậy việc phổ biến nội dung thông tin về bảo vệ sức khỏe trên quy mô đại chúng càng trở nên quan trọng. Việc tổ chức nội dung thông tin y tế trên truyền hình là vơ cùng cần

27

thiết. Tuy nhiên, khơng vì chạy theo thành tích, số lượng mà đưa thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai lệch là điều không thể chấp nhận.

Thứ ba, thông tin đảm bảo tuyên truyền các chủ chương, chính sách của của Đảng và Nhà nước:

Truyền hình là một trong những phương tiện trọng yếu đưa đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Trong đó truyền hình Nhân Dân là kênh truyền hình thời sự chính luận tổng hợp trực thuộc báo Nhân Dân với tơn chỉ là “Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam”, do vậy mỗi tin tức trong chương trình “Sống Khỏe” đều phải đảm bảo việc tuyên truyền, định hướng và nâng cao nhận thức tự bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân trong việc phịng và chữa bệnh.

Thứ tư, thơng tin cần nhanh nhạy, nhạy bén:

Để đảm bảo chất lượng nội dung thơng tin hiệu quả và uy tín, trong các sự kiện, vấn đề, tình huống nhạy cảm, phức tạp, các phóng viên cần phát hiện sớm và phân tích, xử lý kịp thời bởi sự thành cơng của thơng tin trong chương trình nằm ở thời gian và cách chuyển tải của tác phẩm đó tới người xem. Cùng một sự kiện nhưng người nắm được thông tin nhanh và diễn giải nó theo cách hay nhất chính là người chiến thắng. Ngày nay, dấu tay của công chúng trên chiếc điều khiển TV đang dần thay đổi từng ngày, họ không chỉ thay đổi việc tiếp nhận thông tin, lựa chọn kênh phát mà còn sử dụng nhiều loại hình truyền thơng khác để thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận của mình. Chính vì vậy, chương trình “Sống khỏe” cần nỗ lực vượt bậc để thu hút sự quan tâm của quần chúng nhân dân.

Thứ năm, thông tin cần thiết thực, bổ ích với cơng chúng:

một chương trình hay chính là đem lại sự gần gũi, tạo sự thân quen đến với khán giả. Nếu như trước đây, khán giả tiếp nhận thơng tin theo hình thức

28

đơn chiều, thì ngày nay thơng tin báo chí là đa chiều, thơng tin phải đảm bảo yếu tố gần gũi, thiết thực thì mới có thể thu hút đơng đảo khán giả.

Thứ sáu, thông tin phải đa dạng, phong phú:

Để phát triển, một chương trình truyền hình cần đảm bảo cả về số lượng và chất lượng nội dung phát sóng. Mỗi tác phẩm truyền hình hay sẽ tác động tích cực và có hiệu quả vào việc nhận thức, hình thành tư tưởng mỗi người dân, tạo nên dư luận xã hội lành mạnh góp phần phát triển sức mạnh dân tộc. Phấn đấu để mỗi nội dung về lĩnh vực Y tế trong chương trình khơng chỉ là tin tức về tình hình dịch bệnh mà những tấm gương người tốt việc tốt, thành tựu y khoa luôn được lan tỏa. Những thông tin xuyên tạc, bịa đặt ảnh hưởng xấu tới đời sống người dân cần kiên quyết loại bỏ.

Thứ bảy, thơng tin phải cơ đọng, súc tích, dễ hiểu:

Một chương trình thành cơng là một chương trình tác động đến suy

nghĩ, hành động mỗi cá nhân. Để thực hiện điều này, thông tin cần phù hợp với mọi trình độ, văn hóa và tầng lớp tiếp nhận. Đặc thù của truyền hình là thơng tin được diễn giải trực tiếp bằng hình ảnh và lời nói. Do đó, nội dung càng “dễ hiểu, dễ nghe, dễ nhớ, dễ làm theo” thì mục đích thay đổi tư duy người dân càng dễ đạt được.

Ngoài những yêu cầu chung này, tùy theo mục đích, ý nghĩa của mỗi chương trình trong lĩnh vực y tế, sức khỏe mà mỗi kênh truyền hình sẽ xây dựng kết cấu và hàm lượng nội dung thông tin phù hợp, đảm bảo thực hiện đúng và đủ chức năng, vai trị của chương trình đó.

1.5.2. Tiêu chí về hình thức thể hiện

Lý thuyết “sử dụng và hài lòng” chỉ ra rằng có một mối liên hệ chặt chẽ giữa sự hài lòng của khán giả và sự lựa chọn các phương tiện truyền thông (McQuail, 1983). Theo Blumler & Katz (1974), cơng chúng tìm phương tiện

29

truyền thông để thỏa mãn nhu cầu thơng tin và ln có những lựa chọn thay thế để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày một biến đổi. Như vậy, chỉ có làm hài lịng khán giả, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của người xem thì chương trình truyền hình đó mới được đón nhận. Do vậy, để thu hút người dân quan tâm, theo dõi những thông tin về y tế ngồi việc đáp ứng về mặt nội dung thì hình thức cũng phải đảm bảo những tiêu chí sau:

Tiêu chí về thể loại

Các vấn đề đặt ra trong một chương trình sức khỏe không chỉ được phản ánh tới công chúng bằng nội dung thơng tin mà cịn thể hiện rõ bằng thể loại truyền tải. Mỗi thể loại có một điểm nổi bật riêng, có cách thức thể hiện riêng. Đòi hỏi người thực hiện chương trình phải cân nhắc sử dụng các thể loại này một cách hợp lý, nhuần nhuyễn. Nếu như các chương trình thời sự chiếm 65 -70% số lượng tin vắn, tin sâu, còn lại là các thể loại khác, thì các chương trình chun đề như “Sống khỏe” phóng sự ngắn chiếm khoảng 25% thời lượng phát sóng, phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề chiếm 50% thời lượng và các thể loại cịn lại chiếm 25%.

Phóng sự là thể loại quan trọng trong các chương trình chuyên đề. Phóng sự thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản ánh các sự kiện, con người, tình huống, hồn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cái tơi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc bằng phương tiện truyền hình. Phóng sự có sự phân tích, xem xét, khái quát trong một q trình, có sự phát sinh phát triển của sự kiện, đặt trong hệ thống tương quan với sự kiện, hiện tượng khác nên thời lượng trung bình của phóng sự thường từ 3-5 phút.

Phỏng vấn là thể loại đáp ứng nhu cầu của công chúng xem truyền hình, muốn có sự giải thích về một sự kiện hoặc muốn biết được ý kiến không phải của nhà báo mà của một nhân vật có địa vị, chun mơn, am hiểu sâu sắc

30

về vấn đề, sự kiện đó. Phỏng vấn rất quan trọng, nó góp phần giải đáp, tư vấn cũng như tạo sự tin tưởng tới khán giả.

Ngồi ra, trong một chương trình truyền hình cịn sử dụng đa dạng các các thể loại khác nhau như: bình luận, đối thoại, bài phản ánh, xã luận, phê bình,... điều này phụ thuộc vào sự lựa chọn và mục đích của ban biên tập.

Tiêu chí về âm thanh

Truyền hình kế thừa kinh nghiệm xử lý âm thanh của phát thanh. Nhờ có sự trợ giúp của âm thanh các chương trình truyền hình trở nên hấp dẫn, sinh động. Có thể chia làm hai loại âm thanh: âm thanh thực (tiếng động tại hiện trường) và âm thanh nhân tạo (tiếng động trong hậu kỳ)

Về âm thanh thực (tiếng động hiện trường): hay còn gọi là tiếng động tự nhiên, là dạng tiếng động do vạn vật hoặc con người tạo nên trong quá trình vận động, phát triển. Trong các thể loại tin, phóng sự, phản ánh việc sử dụng tiếng động hiện trường là điều cần thiết bởi tiếng động hiện trường có vai trị quan trọng giúp hình ảnh chân thực. Tiếng động hiện trường cịn mang giả trị thơng tin, chứng minh cho sự có mặt của phóng viên tại địa điểm. Khi tiếng động thu hút được sự quan tâm của khán giả, việc tác động vào nhận thức, tình cảm của người xem sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng hiện trường cần phải đúng lúc, đúng cường độ, nếu lạm dụng hoặc sử dụng không khéo sẽ làm giảm hiệu quả của tiếng động. Việc sử dụng tiếng động quá to, át mất lời bình sẽ gây cảm giác khó chịu cho khán giả, mặt khác nếu tiếng nhỏ sẽ khiến người nghe không rõ, không hiểu và khó chịu. Bên cạnh đó, tiếng động hiện trường cần liền mạch, logic với hình ảnh truyền tải. Trong âm thanh thực có hai loại;

Thứ nhất là âm thanh tại hiện trường – đòi hỏi cần chân thật, phải thực sự là âm thanh diễn ra trong sự kiện, tình huống đó.

31

Thứ hai là âm thanh của người được phỏng vấn, của phóng viên dẫn tại thời điểm đó – đây là loại âm thanh có chủ ý, chính vì vậy cần rõ ràng, rành mạch, thuộc loại ngơn ngữ phổ thông.

Về âm thanh nhân tạo (tiếng động ở hậu kỳ): Đây là loại âm thanh được sắp đặt, việc sử dụng loại hình âm thanh này cần sự tinh nhạy, khéo léo của người thực hiện mới có thể tạo ra một sản phẩm chất lượng. Trong âm thanh nhân tạo cũng gồm hai loại;

Thứ nhất là âm thanh của người dẫn chương trình, âm thanh lời bình của phóng viên, biên tập viên – yêu cầu cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, ngữ điệu truyền cảm. Hiện nay trong chương trình “Sống khỏe” của Đài truyền hình Nhân Dân có sự thay đổi đa dạng giữa người dẫn chương trình và người đọc lời bình cho các tin bài, sử dụng giọng đọc cả của 2 miền Bắc và miền Nam tạo cảm giác mới mẻ tới công chúng.

Thứ hai là âm thanh hình hiệu, nhạc cắt, trong âm thanh có âm nhạc, âm nhạc sử dụng trong các chương trình có thể với tiết tấu, giai điệu tươi vui hoặc trầm buồn để tránh sự nhàm chán cho khán giả. Một chương trình dài hàng chục phút, các thông tin nếu chỉ được kết nối với nhau bằng lời dẫn sẽ làm giảm khả năng tiếp nhận thơng tin của người xem.

Tiêu chí về hình ảnh

Nếu như trong văn học sự sắp đặt của ngôn từ một cách nghệ thuật sẽ tạo nên tác phẩm hay thì truyền hình là sự sắp đặt các hình ảnh một cách nghệ thuật để tạo nên một tác phẩm chất lượng. Hình ảnh đóng vai trị chủ yếu đối với truyền hình, khán giả sẽ chẳng nhớ một thơng tin hay, một bình luận đanh thép, chỉ có hình ảnh sẽ mãi đọng trong tâm trí mỗi con người. Thông qua máy quay, hình ảnh chính là nhân chứng tác động trực tiếp đến cơng chúng, những hình ảnh chất lượng, đắt giá sẽ càng có sức hấp dẫn, lơi cuốn, tạo nên

32

giá trị cho tác phẩm. Hình ảnh trong chương trình có thể là hình ảnh động thực tế, hình ảnh tư liệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh minh họa,...

Trong các chương trình truyền hình, hình ảnh cần đảm bảo tính xác thực, ghi lại những khoảnh khắc của hiện thực cuộc sống với độ chính xác cao, đó có thể là sự vật, con người, địa điểm,.. tuy nhiên tất cả đều cần rõ ràng trên mọi phương diện. Hình ảnh trong truyền hình địi hỏi phải được tối đa hóa lượng thơng tin mà vẫn đảm bảo logic hình ảnh và thời lượng phát sóng.

Việc sử dụng hình ảnh ở những chương trình khác nhau, đều có những địi hỏi khác nhau. Chương trình thời sự hình ảnh cần nhanh chóng, chuyển cảnh liên tục, thơng tin trong tác phẩm phải nhiều, không cần quá chú trọng tới ánh sáng, nhân vật, cỡ cảnh,.. thì với những chương trình chuyên đề nội dung hình ảnh giữ vị trí vơ cùng quan trọng, là then chốt của tác phẩm. Lúc này tác phẩm đặc biệt đề cao vai trị của hình ảnh, nhiều phóng sự, phim tài liệu đã sử dụng hình ảnh thay cho việc truyền tải nội dung bằng lời bình.

Kết cấu chương trình

Mỗi chương trình cần tạo phong cách, cá tính riêng, nhưng vẫn phải đảm bảo hòa vào phong cách, cá tính của kênh. Kết cấu của một chương trình là sự sắp xếp, phân bố các tin bài theo đề tài, sự kiện một cách logic, có trình tự rõ ràng, từ đó cơng chúng có thể tiếp cận thơng tin thuận lợi, nhanh chóng rõ nét và có chiều sâu. Một đạo diễn, biên tập giỏi khơng chỉ u cầu trình độ chun mơn, kinh nghiệm làm nghề tốt mà cần đảm bảo cả về tư tưởng, bản lĩnh chính trị.

Việc sắp xếp nội dung phải mạch lạc, đảm bảo cân đối giữa thể loại tác phẩm cũng như vấn đề phản ánh. Khi chương trình sử dụng đa dạng các thể loại như: tin, phóng sự, phỏng vấn, điều tra, bình luận,... người thực hiện chương trình phải linh hoạt, tạo cho khán giả thấy được từng mảng vấn đề rõ ràng, rành mạch, có điểm nhấn. Trong chương trình “Sống khỏe” của truyền

33

hình Nhân Dân được sắp xếp dưới dạng: Mở đầu là hình hiệu, người dẫn chương trình giới thiệu các thơng tin chính nổi bật, tiếp đến là phóng sự ngắn, phóng sự dài, phỏng vấn, kết thúc chương trình và phần những người thực hiện. Việc sắp xếp đôi khi được thay đổi linh hoạt nhằm tạo cảm giác mới lạ cho người xem. Như vậy, cần luôn đảm bảo kết cấu chương trình hợp lý, làm sao để khi xem, khán giả thấy rõ sự hấp dẫn, dễ tiếp thu, dễ nắm bắt và thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận về chủ đề họ quan tâm.

Người dẫn chương trình

Trong bất cứ một chương trình nào cũng cần tối thiểu một người dẫn chương trình, người đó chính là bộ mặt đại diện cho tồn bộ ekip thực hiện của kênh truyền hình đó. Họ đóng vai trị như bánh lái trong việc chuyển tải nội dung tới khán giả. Mỗi người dẫn đều có phong cách, cá tính riêng để tạo nên sự ấn tượng, thu hút công chúng, tuy nhiên vẫn cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định:

- Một người dẫn chương trình khơng nhất thiết phải là một người đẹp, nhưng phải là người có dun và ăn hình

- Là người có khả năng hoạt ngơn, giọng nói rõ ràng, dễ nghe, truyền cảm, khơng bị đớt hay ngọng. Đối với người dẫn truyền hình cần đảm bảo cả về chất giọng và khả năng truyền đạt ngơn ngữ hình thể, ngơn ngữ nói của người dẫn cần đi kèm với dáng vẻ, cử chỉ, nét mặt để tăng sức biểu cảm.

- Là người có bản lĩnh sân khấu, làm chủ ngôn ngữ, làm chủ kịch bản, làm chủ cảm xúc và trên hết là làm chủ chương trình.

- Có khả năng bình tĩnh, chịu áp lực trong công việc. Không phải tự dưng người dẫn chương trình được gọi là “nghề làm dâu trăm họ”, đứng trước công chúng, người dẫn chương trình phải chịu áp lực tâm lý rất lớn, nếu lỡ nói sai một vấn đề thì rất dễ gây đổ vỡ trong lòng người nghe.

34

- Là người hiểu biết, có kiến thức nền tảng và khả năng sáng tạo.

- Có sự người nhạy bén, có khả năng trình bày, xử lý và xâu chuỗi vấn đề một cách nhanh chóng.

- Ln tn thủ đạo đức nghề nghiệp, người dẫn chương trình cần đảm bảo sự khách quan, chân thật trong các thông tin mà bản thân chia sẻ.

Từ những yêu cầu cơ bản trên, địi hỏi người dẫn chương trình phải tự tìm được một lối vào chương trình sao cho khơng chỉ phù hợp với nội dung của chương trình mà cịn phải tạo sự lơi cuốn, chú ý, quan tâm của khán giả trong các số phát sóng. Đã qua rồi cái thời khán giả chờ để được xem, khán

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình “sống khỏe” trên kênh truyền hình nhân dân khảo sát chương trình “sống khỏe” từ ngày 112019 31122019 (Trang 31 - 43)