Giới thiệu về kênh Truyền hình Nhân Dân và chương trình“Sống Khỏe”

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình “sống khỏe” trên kênh truyền hình nhân dân khảo sát chương trình “sống khỏe” từ ngày 112019 31122019 (Trang 43 - 64)

TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH NHÂN DÂN

2.1. Giới thiệu về kênh Truyền hình Nhân Dân và chương trình “Sống Khỏe” Khỏe”

2.1.1. Kênh Truyền hình Nhân Dân

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 1/9/2015 kênh Truyền hình Nhân Dân chính thức ra mắt và phát sóng trên phạm vi tồn quốc. Kênh truyền hình Nhân Dân trực thuộc Báo Nhân Dân – Cơ quan ngơn luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tiếng nói của Đảng, Nhà Nước và nhân dân Việt Nam.

Trong buổi Lễ ra mắt, nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhiệt liệt chúc mừng, hoan nghênh Ban Biên tập Báo Nhân Dân, Trung tâm Truyền hình Nhân Dân trong điều kiện cịn khó khăn, đã chủ động, tích cực chuẩn bị về nhân lực, cơ sở vật chất – kỹ thuật, phát sóng thử nghiệm để tiếp thu đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, của cơng chúng xem truyền hình và tổ chức phát sóng chính thức vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9. Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Truyền hình

Nhân Dân ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường thông tin, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền phong phú và đa dạng của đời sống xã hội, trong đó, một điều hết sức quan trọng là thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về công tác xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước và tồn bộ hệ thống chính trị”

Đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân khẳng định: “Lễ phát sóng chính thức Truyền hình Nhân Dân là dấu mốc quan trọng trên chặng đường ra đời phát triển của Báo Nhân Dân. Truyền

39

hình Nhân Dân đã góp phần tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; giáo dục truyền thống; định hướng dư luận xã hội, định hướng văn hóa xã hội, xác lập những tiêu chí, chuẩn mực về đạo đức, lối sống…”

Từ khi thành lập đến nay, truyền hình Nhân Dân ln hồn thành nhiệm vụ là một kênh truyền hình Thời sự - Chính trị tổng hợp thiết yếu của Quốc gia với khả năng truyền tải thơng tin nhanh chóng, chính xác, trung thực, ln là nguồn tin cậy và có tính định hướng cao. Hiện nay đài có 18 phịng nghiệp vụ chun mơn với 244 cán bộ, viên chức có trình độ chun mơn, nghiệp vụ giỏi và bản lĩnh chính trị vững vàng.

Kênh truyền hình Nhân Dân bắt đầu chạy thử nghiệm từ 21/6/2015 và chính thức lên sóng tồn quốc sau đó gần 3 tháng, vào ngày 1/9/2015. Từ khi ra mắt, kênh đảm bảo thời lượng phát sóng đạt 24 giờ/ ngày, đáp ứng thời lượng chương trình tự sản xuất trên tổng thời lượng phát sóng trong mỗi ngày của một kênh chương trình.

Kênh có nội dung đa dạng với gần 60 format, 7 nhóm nội dung tập trung phát triển những chuyên đề, chuyên mục mang đậm bản sắc chính luận như: Bình luận phê phán, Vấn đề & sự kiện, Đảng với sự nghiệp đổi mới, Chuyện ở cơ sở, Kinh tế & dự báo, Nơng nghiệp chuyển động, Góc nhìn văn hóa, Vẻ đẹp Việt Nam, Khoa học công nghệ và cuộc sống, Cải cách hành chính, Y tế giáo dục,.... Bên cạnh đó, khán giả cịn được theo dõi các tin tức thời sự nóng hổi trong và ngồi nước, phim tài liệu chính luận về lịch sử, các bộ phim nổi tiếng truyền hình Việt Nam, các chương trình ca nhạc đi cùng năm tháng.

Ngày 12/9/2016 kênh Truyền hình Nhân Dân chính thức được bộ Thông tin và Truyền thông công bố trở thành 1 trong 7 kênh chương trình thiết yếu của Quốc gia. Những năm qua, kênh đã có hàng chục chương trình, tác phẩm đạt giải, nhận bằng khen tại các cuộc thi lớn như: Giải Búa Liềm Vàng; Liên

40

hoan truyền hình tồn quốc; Giải Báo chí vì sự nghiệp đại đồn kết tồn dân tộc, Giải truyền hình ấn tượng Hội báo tồn quốc,...

Về hạ tầng phát sóng: Kênh Truyền hình Nhân Dân đã phát sóng ở hầu hết các hạ tầng quan trọng như: Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab), Truyền hình cáp SCTV, Truyền hình cáp TP Hồ Chí Minh (HTVC), Truyền hình cáp Hà Nội (HCATV), Truyền hình số vệ tinh K+, Truyền hình số vệ tinh VTC, Truyền hình số mặt đất AVG, Truyền hình IPTV MyTV, Truyền hình FPT, Truyền hình Viettel IPTV. Ngồi ra, kênh cịn định hướng đẩy mạnh phát triển quảng bá nội dung trên nền tảng Internet thông qua các ứng dụng như Website, mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter. Với độ phủ sóng rộng dựa trên nhiều phương thức truyền dẫn khác nhau - từ truyền thống (cáp analog, cáp số, vệ tinh, số mặt đất) đến hiện đại (trên nền tảng di động OTT, nền tảng Internet, mạng xã hội).

Dù ra đời muộn hơn so với các kênh Truyền hình khác, đến nay Truyền hình Nhân dân khơng ngừng sáng tạo, nâng cao chất lượng các chương trình để thật sự là kênh truyền hình mang dấu ấn chính luận, đặc sắc, năng động và thân thiện, là người bạn gần gũi, tin cậy của mọi người, mọi nhà, của đơng đảo bạn xem truyền hình trên cả nước và quốc tế. Kênh truyền hình Nhân Dân ln làm tốt nhiệm vụ được giao, duy trì sự ổn định về nội dung các chương trình phát sóng, vững vàng bám sát định hướng chính trị, trở thành một kênh truyền hình đa phương tiện và nhân văn.

2.1.2. Chương trình “Sống khỏe” trên kênh Truyền hình Nhân Dân

Mục đích chương trình

Trước chương trình “Sống khỏe” trên nhiều kênh sóng khác cũng đã sản xuất và phát sóng nhiều chương trình về lĩnh vực y tế như: “Vì sức khỏe người Việt” của đài truyền hình Việt Nam, “Sức khỏe cộng đồng” thực hiện bởi Đài truyền hình Hà Nội, “Sức khỏe mỗi này” trên kênh An ninh TV,...

41

Tuy nhiên, với mong muốn đáp ứng thông tin chính xác, nhân văn, hướng tới các mục tiêu phát triển, nhận định các vấn đề nóng trong lĩnh vực y tế - xã hội, góp phần định hướng, nâng cao sức khỏe người dân. Chương trình “Sống khỏe” ra đời đi vào một khía cạnh riêng, rất ý nghĩa và có tính giáo dục. Đó là khía cạnh “chất lượng sống con người”, tình hình dịch bệnh, tác hại khi sử dụng thực phẩm bẩn, những vấn đề tiêu cực như ơ nhiễm mơi trường, khói bụi, thuốc lá, lạm dụng kháng sinh, y tế thường thức,... đều được xuất hiện trong mỗi số của chương trình. Mỗi phóng sự của chương trình đưa ra cịn nhằm mục đích giáo dục, tun truyền, cảnh tỉnh người dân, thơng qua đó, người xem có thể thay đổi lối sống, hành vi, có thêm kiến thức để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Đối tượng, người xem:

Đối tượng, người xem chương trình là tồn bộ người dân ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội.

Phương thức sản xuất, thể hiện chương trình:

“Sống khỏe” là chương trình chuyên đề chuyên biệt của Truyền hình Nhân Dân. Chương trình được xây dựng với thời lượng 20 phút, phát sóng một lần một tuần.

Forrmat chương trình năm 2018 có kết cấu được chia làm 2 dạng kịch bản:

Kịch bản 1:

Chương trình có 2 phần:

*10 phút đầu:

- Hình cắt, hình hiệu chương trình

42

- Người dẫn chương trình xuất hiện và dẫn dắt vào các cụm thơng tin có nội dung liên quan đến vấn đề sức khỏe, y tế xảy ra trong tuần.

*10 phút cuối:

- Người dẫn chương trình giới thiệu thơng tin chính (thơng tin chính thường là phóng sự vấn đề tập trung vào đề tài y tế thường thức đúng với tiêu chí của chương trình)

(Y tế thường thức: Sử dụng tư vấn của chuyên gia y tế, bác sĩ về những

kiến thức y khoa, phổ biến kiến thức y tế trong cách chăm sóc sức khỏe)

Người dẫn chương trình xuất hiện dẫn kết

Kịch bản 2: (Do chương trình muốn đem lại sự mới mẻ cho khán giả

nên đã phát sóng thử nghiệm, tuy nhiên sau 2 số phát sóng gặp nhiều khó khăn nên chương trình quay về format của kịch bản 1)

Chương trình có 3 phần:

*10 phút đầu:

- Hình cắt, hình hiệu chương trình

- Người dẫn chương trình dẫn kết nối những thông tin thời sự có nội dung liên quan đến sức khỏe, y tế trong tuần.

* 3 phút tiếp theo:

- Người dẫn chương trình giới thiệu phóng sự sự kiện/ phóng sự vấn đề được đề cập (nội dung chính tập trung vào đề tài thường thức đúng với tiêu chí của chương trình)

- Hình ảnh phóng sự xuất hiện

* 7 phút cuối

43

- Dẫn đối thoại tại trường quay cùng khách mời về nội dung được đề cập ở 3 phút trên

- Người dẫn chương trình tiếp nhận câu hỏi và cuộc gọi của khán giả gọi về và nhờ chuyên gia giải đáp (nếu làm chính thống khơng thể làm dưới hình thức này vì khán giả sẽ hiểu nhầm đây là chương trình được ghi hình trực tiếp và nếu họ gọi đến mà không thể kết nối sẽ xảy ra nhiều bất cập. Biên tập viên sẽ thực hiện tổng hợp câu hỏi trước khi chương trình ghi hình bằng cách thơng báo đến khán giả trong phần kết của số trước về thời gian gửi câu hỏi và chủ đề của số phát sóng tới)

- Người dẫn chương trình chào kết.

2.2. Thực trạng chất lượng chương trình “Sống khỏe” của kênh Truyền hình Nhân Dân hiện nay

Chương trình được phát sóng lần đầu tiên vào tháng 6/2018 và duy trì 02 số/tháng, phát sóng chính thức vào 1/2019 với 04 số/tháng, thời lượng 20 phút. Qua khảo sát, từ tháng 01/2019 – tháng 12/2019, chương trình “Sống khỏe” thuộc kênh truyền hình Nhân Dân đã phát sóng 54 số, ở nhiều lĩnh vực y tế khác nhau như: thông tin về y tế dự phòng, khám chữa bệnh; mỹ phẩm giả ảnh hưởng đến sức khỏe con người; an toàn vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị y tế giả, nhái, kém chất lượng; dinh dưỡng cộng đồng;... Hình thức thể hiện trong chương trình này khá đa dạng, linh hoạt bằng những phóng sự ngắn, phóng sự vấn đề, phỏng vấn, đối thoại. Ngồi ra, một số chương trình cũng tuyên truyền về những tấm gương tập thể bác sĩ xuất sắc nhằm lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong ngành Y.

2.2.1. Về nội dung chương trình

Việc tổ chức và triển khai nội dung trong các chương trình chuyên biệt được biểu hiện cụ thể qua các hoạt động như: lựa chọn đề tài, thực hiện kịch bản sơ lược, lựa chọn thể loại thực hiện, lựa chọn khách mời,..

44 2.2.1.1. Cách lựa chọn đề tài

Đề tài có vai trị quan trọng trong mỗi tác phẩm báo chí, cơng chúng báo chí chỉ quan tâm đến việc báo chí có đáp ứng đầy đủ các thông tin liên quan tới đời sống hàng ngày trước khi yêu cầu báo chí làm chức năng giải trí. Nắm bắt được nhu cầu này, cách lựa chọn đề tài của những người làm báo cần phải sống trong dịng chảy của thơng tin, của đời sống người dân. Những đề tài lựa chọn cần phản ánh cuộc sống dân sinh, hay nói cách khác là phản ánh nhu cầu cơ bản nhất của con người như tình hình dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong lĩnh vực Y tế, vấn nạn thực phẩm bẩn,... thông tin cần khách quan và trung thực. Một số đề tài khác như tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực Y tế - xã hội, tấm gương các y bác sĩ điển hình tiên tiến của ngành Y, phương pháp chuẩn đoán, điều trị mới cũng được thực hiện. Việc lựa chọn đề tài hay, thiết thực đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của tác phẩm báo chí. Tại chương trình “Sống khỏe” của kênh truyền hình Nhân Dân thực hiện các đề tài phong phú, đa dạng, thiết thực, có thể khái quát thành một số chủ đề cụ thể sau:

Nội dung thông tin về bảo vệ sức khỏe trong chương trình “Sống khỏe” của Truyền hình Nhân Dân

Thời

gian Nội dung Số lượng tác phẩm

Tháng 1/2019- 12/2019

Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước trong lĩnh

vực Y tế - xã hội

6

Phản ánh các căn bệnh, dịch bệnh, các hoạt

45

Tập trung tuyền truyền, hướng dẫn người

dân phòng và chữa bệnh 65

Nêu gương các tập thể y, bác sĩ điển hình tiên tiến trong các hoạt động giúp đỡ người

bệnh

2

Những phương pháp điều trị mới liên quan

tới các bệnh hiểm nghèo, mãn tính 9

Tổng số 192

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả khóa luận năm 2020 - Nâng cao chất lượng chương trình “Sống Khỏe” trên kênh Truyền hình Nhân Dân)

* Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực Y tế - xã hội

Là một trong những kênh truyền hình thiết yếu của Quốc gia, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tiếng nói của Đảng, Nhà Nước và nhân dân Việt Nam việc tuyền truyền các chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà Nước trong lĩnh vực Y tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ của kênh và chương trình. Trong thời gian 12 tháng, có 6 tác phẩm về vấn đề này được thực hiện, chiếm 3,12% trong tổng số thông tin được đăng tải.

Những tác phẩm được phát sóng trong chương trình phải kể tới: Phóng sự “Định hướng mở rộng phạm vi quyền lợi trong sửa đổi Luật bảo hiểm

y tế”, phát sóng ngày 31/12/2019 thực hiện phóng viên Lê Hương. Thơng tin

46

luật bảo hiểm y tế, từ đó đề xuất những sửa đổi sao cho phù hợp với mối tương quan cua các điều luật khác, để việc thực thi và cơng tác chăm sóc người dân đạt hiệu cao quả nhất. Ngồi ra, cịn có một vài tác phẩm tiêu biểu như: “Nghị quyết trong công tác tăng cường y tế cơ sở”, “Chăm sóc sức

khỏe tồn dân”,... Những vấn đề trên thực sự hữu ích nhưng lại khơng được

thực hiện, cập nhật thường xuyên tới khản giả là điều hết sức thiếu xót.

* Phản ánh các căn bệnh, dịch bệnh, các hoạt động liên quan tới ngành Y tế

Với chủ trương đẩy lùi vấn nạn thực phẩm bẩn, tân dược giả, nhái, bảo đảm cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai đoạn mới, nội dung thông tin các căn bệnh, dịch bệnh, các hoạt động y tế trong chương trình “Sống khỏe” đã phản ánh kịp thời và tích cực. Theo khảo sát, từ tháng 1/2019 tới tháng 12/2019, chương trình “Sống khỏe” đã thực hiện và phát sóng 110

phóng sự chiếm số lượng phát sóng và thực hiện nhiều nhất tương đương với 57,29%. Một số ví dụ về mảng đề tài này như phóng sự chuyên đề “Bệnh sởi

có nguy cơ bùng phát thành dịch trong dịp Tết Nguyên Đán” của phóng

viên Thúy Quỳnh (Chương trình “Sống khỏe” ngày 21/01/2019). Nội dung phóng sự phản ánh tình trạng bệnh Sởi đang có diễn biến phức tạp tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,.. số ca từ đầu năm 2018 đến đầu năm 2019 có đến 10.000 người mắc bệnh sởi, nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Tuy nhiên 50% trong số đó khơng được tiêm phòng, hoặc tiêm khơng đủ số mũi, khiến tình hình dịch ngày một gia tăng.

Phản ánh tình trạng “Mỹ phẩm khơng an toàn” – thực hiện phóng

viên Diệu Linh (Chương trình “Sống khỏe” số phát sóng ngày 26/05/2019). Nội dung phóng sự phản ánh tình trạng biến chứng của nhiều bệnh nhân tại các cơ sở làm đẹp trái phép. Khách hàng sau khi đến sử dụng các dịch vụ lăn kim, phi kim,.. tại các cơ sở bên ngồi gia tăng đột biến, dẫn đến tình trạng

47

nhiều người gặp biến chứng buộc phải nhập viện điều trị. Điều đáng nói bệnh nhân thường khơng tìm hiểu rõ phương pháp mình thực hiện mà chỉ nghe truyền miệng, cũng như các cơ sở thực hiện có được cấp phép hay không bệnh nhân đều không rõ.

* Tập trung tuyền truyền, hướng dẫn người dân phòng và chữa

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình “sống khỏe” trên kênh truyền hình nhân dân khảo sát chương trình “sống khỏe” từ ngày 112019 31122019 (Trang 43 - 64)