Phân tâm học nhập môn
2.1.1 Kết cấu tâm lý của tồn tại người
Để vào nghiên cứu tư tưởng triết học của S.Freud, chúng ta trước hết phải đi tìm hiểu trong kết cầu tồn tại người thì Freud đã đưa ra mô hình tâm lý người như thế nào?
Nếu như các nhà triết học, xã hội học, tâm lý học trước thời Freud có xu hướng chia tâm lý con người thành: vô thức, tiềm thức, và ý thức thì Freud đã lựa chọn cách phân chia khác. Freud chia kết cấu tâm lý con người thành ba hệ thống cấp độ khác nhau: ý thức, tiềm ý thức, và vô thức. “Hệ thống ý thức chỉ kết cấu tâm lý liên quan đến cảm nhận trực tiếp, nó hướng ra thế giới bên ngoài, thực hiện tác dụng của cơ quan cảm giác. Nó là hình thức cao nhất trong trạng thái tâm lý con người, là thống soái của các nhân tố tâm lý” [9; tr.652]. Freud nói, trước đây người ra cứ tưởng rằng “tâm lý tức là ý thức”, “ý thức tựa hồ chính là đặc trưng của đời sống tâm lý”, không biết rằng “quá trình tâm lý của ý thức chỉ là một bộ phận và động tác phân ly của cả tâm
26
hồn”, bên dưới ý thức còn có một lĩnh vực rộng hơn nhiều [8; tr.7]2. Giáp ranh với hệ thống ý thức là hệ thống tiềm ý thức. Tiềm ý thức chính là những cái lưu giữ trong trí nhớ, nó có thời từng thuộc về ý thức, có quan hệ không nhiều với tình huống thực tế trước mắt, nên bị gạt ra khỏi ý thức, nằm ở vùng bên cạnh ý thức. Còn cách xa ý thức hơn, nằm ở tầng sâu của kết cấu tâm lý đó là hệ thống vô thức. Đó là kho tàng trữ bản năng sinh vật các ham muốn của con người. Các bản năng và ham muốn ấy có phụ tải năng lượng tâm lý rất hơn, phục tùng nguyên tắc lạc thú, nhìn chung là thôi thúc tìm kiếm lối thoát phát tiết cho mình, muốn đạt tới sự thoả mãn trong ý thức. [9; tr.652]
Nhưng vào những năm 20 của thế kỷ XX trong quá trình nghiên cứu của mình, ông lại đưa ra một mô hình cấu trúc tồn tại người khác với các thang bậc cơ bản là Tự ngã (Es, Id), cái Bản ngã (Ich, Ego) và cái Siêu ngã (Superego, Uberich). Việc đưa ra cấu trúc nhân cách có vai trò quan trọng trong tư tưởng triết học Freud. Bởi vì, Freud sử dụng mô hình nhân cách này để chứng minh con người làm như thế nào để lấy bản năng động lực tiến đến quá trình phát triển thành quá trình trưởng thành có thuộc tính xã hội và tiêu chí văn minh. Để lý giải cấu trúc nhân cách này, Freud đã phát triển quan niệm về động năng vô thức quay về thực hiện hai nguyên tắc khoái lạc và thực tế lên thành lý thuyết về bản năng Eros (tình dục/tình yêu) và bản năng Thanatos (chết chóc/phá huỷ). Bản năng Eros có năng lực vượt qua bản năng Thanatos, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Khi nó bị Thanatos chặn lại, nó sẽ quay lại tàn phá chính bản ngã.
Cái nó – Id là khối bản năng, trong đó bản năng tính dục giữ vị trí trung tâm, là một thùng năng lượng chứa đựng những khát vọng bản năng mù quáng. Tự ngã (Id – cái nó) là một bộ phận của bộ máy tâm thần dưới hình thức đầu tiên, thô sơ, chưa có sự phân biệt thời kỳ con người trước khi sinh ra
2
Trích gián tiếp: Lưu Phóng Đồng (2004), Giáo trình hướng tới thế kỷ 21 Triết học Phương Tây
27
hoặc mới sinh. Theo Freud thì Tự ngã – cái Id có trong tất cả con người và mọi sinh vật. Tự ngã là tầng đầu tiên trong kết cấu nhân cách và nó là tầng đáy trong kết cấu nhân cách con người, nó chứa nguồn sơ khởi về những tình cảm, dục vọng, những trạng thái tâm lý, hành động của con người chúng ta. Nó là guồng máy tâm lý ở hình thức sơ khai ban đầu, ở thời kỳ con người mới sinh ra . Tự ngã – Id hiện diện trong tất cả các hành động không mấy đáng suy nghĩ hoặc vô tình của chúng ta. Những thúc đẩy của vô thức xuất phát từ cái nó – Id này. Nó là hiện thực tâm lý chân chính, nó là thế giới nội tâm đã tồn tại trước khi con người tiếp xúc với thế giới khách quan. Freud tin rằng, nhiều thế hệ người thường xuyên lặp đi lặp lại kinh nghiệm có nội dung giống nhau, có thể giữ lại được và trở thành tính vĩnh cửu trong cái Id. Do sự áp đặt cái tôi dẫn đến sự dồn nén cho cái nó, nhưng đồng thời quá trình này cũng làm tăng những tích luỹ mới cho cái nó. “Phạm vi của cái Id là phân tâm nhân cách tối tăm và không thể đi đến được của chúng ta. Bản thân ta chỉ biết chút ít về các Id qua các nghiên cứu giấc mộng và qua sự biểu hiện của các chứng bên ngoài của bệnh tâm thần. Id là nơi cư trí các bản năng nguyên thuỷ và xúc cảm đi ngược lên tới cái quá khứ xa xưa khi mà con người đang là một con thú, bản chất Id thuộc về dục tính, nó vốn vô thức… Cái Id bao gồm tất cả những gì do di truyền, có ngay từ lúc sinh ra được kết tụ lại trong sự cấu thành, Id mù quáng và độc ác. Mục đích độc ác nhất của nó là thoả mãn các ham muốn bản năng và khoái cảm, không cần biết đến hậu quả. Nói theo Thomas Mam thì: Nó không biết gì đến giá trị thiện hay ác và cả đạo đức nữa” [14; tr.IX] “Tự ngã là thùng chứa năng lực sống, là nguồn gốc của những ý chí sống tàn bạo, những lối sống hoang dã, và những thèm muốn dữ dội nhất” [10; tr.43].
Cái Tôi (Bản ngã – Ego) theo Freud nó là “một viên trọng tài giữa những đòi hỏi bạt mạng của cái Id và sự kiểm soát của thế giới bên ngoài. Vì vậy cái Ego thực sự hành động như một nhân viên kiểm duyệt cắt xén, sửa đổi những thúc giục của cái Id làm cho những thúc giục này phù hợp với tình hình thực tế” [14; tr.X]. Một đứa bé sơ sinh là Id được nhân cách hoá. Dần
28
dần cái Id phát triển lên thành cái Ego. Khi đứa bé lớn lên. Thay vì được hoàn toàn dẫn dắt bằng nguyên lý khoái lạc, cái Ego bị chi phối bởi nguyên lý “thích ứng với thực tại”. Ego biết được thế giới chung quanh, nhận ra rằng phải kìm hãm những khuynh hướng phạm pháp của cái Id để ngăn ngừa mọi xung đột với luật lệ xã hội. Cái tôi đó thể hiện cá tính tâm lý con người. Cái tôi đó được hình thành do sự đụng chạm của cái Nó với thực thế mà bản năng này phải hoà hợp. Cái tôi được biểu hiện trong hoạt động ý thức, như tri giác, ngôn ngữ và những tiến trình trí tuệ, cho phép kiểm soát những thể hiện hoạt động ăn và nói của chúng ta. Cái tôi chịu sự chi phối của nguyên tắc thực tế, thông qua sự thích nghi nhân cách với thế giới khách quan, cũng như sự hoà hợp đòi hỏi trái ngược của bản năng với bó buộc xã hội. Như vậy, cái tôi đã vượt ra khỏi sự thống nhất sinh học của thể xác để đi tới sự thống nhất cao nhất là làm chủ ý thức. Khi cái tôi làm chủ được bản thân một cách có ý thức, nó có thể điều khiển được năng lực mà trước đâu nó chỉ có vai trò ngăn chặn. Khi đó nó có thể sử dụng được năng lượng này vào những việc nó muốn. Freud cho rằng, nó đầu tư nguồn năng lượng này vào những mục tiêu của nó; lúc đó không còn sự dồn nén nữa thay vào đó là sự thăng hoa. Nếu sự thăng hoa này không thực hiện được, lúc đó có sự dồn ép chính cái tôi thiệt thòi nhất, vì nguồn năng lượng làm nên sức mạnh đã bị đẩy về vô thức, như vậy làm giảm bớt sự thể hiện ý thức của nhân cách do thiếu hội nhập. Khi đó, cái tôi né tránh tiến trình xây dựng nhân cách bằng cách làm chỉ nguồn năng lực do cái Id – cái nó cung cấp. Để tránh hậu quả nó lấy nguyên tắc thực tế làm mục tiêu để kiểm soát cái nó và siêu tôi thông qua đó giúp con người hành động có lý trí thích ứng với ngoại cảnh.
Sau hết, còn một yếu tố thứ ba trong quá trình sinh hoạt tinh thần gọi là: Siêu tôi (Siêu ngã – Superego): “cấp độ cuối cùng trong quá trình sinh hoạt tinh thần”. “Cái Superego là sự phát triển tinh thần cao hơn hết mà con người có thể đạt được và bao gồm lẫn lộn mọi sự cấm đoán, mọi quy tắc cư xử do cha mẹ tạo ra nơi đứa trẻ. Tri giác lương tâm hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự phát
29
triển của Superego” [14; tr.XI]. Siêu tôi – Superego được định nghĩa như đại khái là lương tâm, “Cũng như cái Id, cái Superego cũng nằm trong vô thức và cả hai đều luôn ở thế tương tranh, trong khi cái Ego hoạt động ở giữa như một trọng tài. Lý tưởng đạo đức và quy tắc cư xử đều nằm trong Supperego. Khi ba cái tương đối hoà hợp thì các nhân lúc ấy sẽ ở trạng thái điều hoà và hạnh phúc. Nếu cái Ego để cho cái Id vi phạm luật lệ, cái Superego sẽ gây ra lo lắng, cảm giác có tội và mọi biểu lộ khác của lương tâm” [14; tr.XI]. Siêu tôi được hình thành một cách vô thức do những kinh nghiệm sống của cái tôi và nhất là do quan hệ với cha mẹ. Đó là quá trình biến đổi của cái tôi, do việc con người nội tâm hoá những lực lượng đè nén mà họ gặp phải trong sốt tiến trình phát triển của mình. Nó được hình thành từ những thời kỳ xa xôi và tăm tối nhất của tuổi thơ. Nó xung khắc với cái tôi, bằng cách thể hiện những mệnh lệch đạo đức dưới hình thức tình cảm đặc biệt là mặc cảm tội lỗi. Nó cũng đại diện cho cái tôi, được đồng hoá một cách thần diệu và ảo tưởng đối với cha mẹ, được lý tưởng hoá, hay đồng hoá với những giá trị hiện thân trong những người giữ chức vụ, uy quyền. Tuy nhiên, một cách tương đối, siêu tôi không phải là cái gì đặc biệt của các nhân, do nó không được hình thành một cách tự nhiên, bộc phát mà do cái tôi phải chịu đựng ảnh hưởng của áp lực từ cha mẹ và xã hội. Siêu tôi bắt nguồn từ hai nhân tố là: bản tính sinh vật và bản tính lịch sử. Bản tính sinh vật, siêu tôi chịu sự dồn nén do mặc cảm Oedipus tạo nên. Nó bắt nguồn từ xung động của sức mạnh tính dục. Bản tính lịch sử, mặc cảm Oedipus trong vô thức do chủng tộc di truyền lại, siêu tôi chủ yếu bắt nguồn từ bản tính lịch sử này. Trong bản tính người, những kinh nghiệm nguyên thuỷ, tôn giáo, đạo đức, lương tâm… vốn dựa vào mặc cảm Oedipus có thể truyền lại cho đời sau. Lực lượng dồn nén mặc cảm Oedipus đầu tiên là người mẹ, sau có thể thay thế bằng thầy giáo hoặc các cá nhân uy quyền. Những ảnh hưởng này làm nảy sinh lương tâm, đạo đức và tình cảm xã hội. Thông qua quá trình tìm hiểu vô thức từ thời kỳ thơ ấu, Freud cho rằng, cơ chế thưởng, phạt có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành
30
siêu tôi. Thưởng phạt buộc con người phải tuân theo các chuẩn mực đạo đức. Vì vậy, siêu tôi đóng vai trò hạn chế việc thực hiện nguyên tắc khoái lạc, có ngăn chặn những ham muốn, hành vi có thể xâm hại đến những chuẩn mực đạo đức hay tập quán xã hội.
Nhưng khát vọng vô thức – cái nó không những xung đột với cái tôi mà còn xung đột với cả siêu tôi – lĩnh vực tâm lý không được cá nhân ý thức, tách rời cái nó từ thời thơ ấu. Cái tôi luôn bị rơi vào trạng thái các dục vọng bẩm sinh xung đột với những cấm đoán xã hội. Cho dù khác biệt mấy thì cái nó và cái siêu tôi vẫn trùng hợp với nhau ở một điểm: đó là các lực lượng phi cá tính của quá khứ con người chống lại các cá thể và xung đột với nhau trong cuộc chiến giành cái tôi của con người; các đặc điểm này được kế thừa về mặt sinh học nằm trong sự xung đột không giải quyết được với những cái mà con người nhận được từ các thiết chế xã hội, từ luật pháp, từ các quy định, từ văn hoá nói chung. Tóm lại, siêu tôi là kết quả của sự xung đột giữa cái nó và hiện thực cuộc sống. Nó chính là sự kết tinh tất cả những can thiệp từ giáo dục vốn thường không được các nhân am hiểu mà còn sợ hãi nữa. Siêu tôi còn giữ một hình ảnh bi thảm làm tiền đề cho tình cảm tội lỗi của con người do ảnh hưởng của những tác động giáo dục này. Nếu tác động giáo dục được điều hoà thì nó dễ tìm hiểu hơn là đàn áp. Như vậy, siêu tôi sẽ dần dần thuần tính, sẽ chi phối ý thức trách nhiệm. Còn ngược lại, thì tác động giáo dục chỉ là một tiến trình đàn áp. Siêu tôi lúc này trở nên cứng nhắc, đàn áp động năng nhân cách, nhân danh những đòi hỏi bí mật đã được xác định; trong trường hợp này siêu tôi vẫn duy trì mãi những nghiêm khắc khó hiểu những dồn ép xưa xũ và như vậy hướng những năng lực và những thèm muốn của vô thức vào miền tưởng tượng.
Theo Freud sự liên hệ qua lại giữa ba thành tố ấy không hoạt động độc lập mà luôn tương tác qua lại với nhau. Cái nó hay những đam mê bị chèn ra khỏi ý thức thì luôn luôn mong muốn được thoả mãn. Còn cái tôi chính là sự trung gian giữa vô thức và thế giới bên ngoài được hình thành trong quá trình
31
xã hội hoá cá thể, ý thức phục tùng những ham muốn của cái vô thức, mưu toan dẫn dắt những kích động phi lý của vô thức để tương hợp với những đòi hỏi và những mệnh lệnh của đời sống hiện thực, với những luận cứ của lý tính nhằm hạn chế chúng với hàng loạt cơ chế phòng vệ khác nhau. Quan trọng nhất trong chúng ta là cơ chế chèn ép những ham muốn không cần thiết ra khỏi giới hạn của ý thức nhìn từ góc độ siêu tôi. Siêu tôi là kết quả của việc nội quan hoá những đòi hỏi mà những mệnh lệnh bên ngoài của các quan hệ cảm xúc với cha mẹ, với các “thủ lĩnh”. Thông thường siêu tôi hành động tự phát thông qua đại diện của mình trong ý thức – lương tâm, quan niệm về những con người lý tưởng mà các thể này tôn kính hoặc ngưỡng mộ. Nếu như ý thức có dấu hiệu giải quyết sự việc hay thực hiện những hành động không cân nhắc những vi phạm, những cấm đoán của xã hội, thì dưới tác động của cái siêu tôi, sẽ nảy sinh cảm giác hối hận, trách mắng lương tâm hay sự sợ hãi.
Trong con người chúng ta bao giờ cũng tồn tại hai khuynh hướng. Đầu tiên đó là nhu cầu, mong muốn được thoả mãn, được làm theo ý thích của mình cho dù những mong muốn ấy không được hợp lý, không được chấp nhận. Tiếp theo, đó là cái tôi bị chi phối bởi các ràng buộc, quan hệ xã hội, bởi những quy định về luân thường đạo lý, phong tục, tập quán, pháp luật của xã hội… Hai khuynh hướng này luôn chống đối nhau, làm cho cái nó (những ham muốn, cấm kỵ) không thể thực hiện được. Nhưng, cái nó vốn là cái rất bướng bỉnh, khó khuất phục nên không sử dụng siêu tôi để đè nén được Nếu không cẩn thận sẽ đẩy con người đến nguy cơ mắc bệnh tâm thần. Freud đề nghị phải đưa ra phương án để giải toả sự dồn nén một cách dần dần để làm dịu bớt những thiếu thốn và tránh rơi vào bệnh hoạn. Việc giải toả này phụ thuộc vào sự thông minh, sáng suốt cũng như kinh nghiệm sống của từng người. Nghĩa là mỗi người biết lựa chọn những đối tượng và phương thức