Khả năng áp dụng tư tưởng triết học S.Freud ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của s freud trong tác phẩm phân tâm học nhập môn (Trang 72 - 80)

Nội dung tư tưởng triết học Freud trong Phân tâm học nhập môn đó chính là việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về đời sống nội tâm của con người, nhằm hiểu rõ những suy nghĩ của con người được hiện thực bằng các hành vi, và để lại một câu hỏi liệu rằng đằng sau hành vi đó thì cái gì thuộc về bên trong con người hay không và nếu có thì nó sẽ như thế nào?

Ở Việt Nam, đời sống tinh thần con người là cái được coi trọng, nhu cầu hiểu biết về hoạt động tinh thần của cá nhân và toàn xã hội là tất yếu. Vì vậy, tư tưởng của Freud trong Phân tâm học nhập môn có khả năng có thể được chấp nhận và áp dụng ở Việt Nam để nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng vào các ngành khoa học khác nhau mà xã hội Việt Nam đang cần thiết, bởi lẽ tư tưởng triết học của Freud trong Phân tâm học nhập môn với vai trò là một phương pháp nghiên cứu có hướng đi gần nhất đến bản chất vấn đề, sẽ là mảnh đất màu mỡ cần được khai thác và phát huy. Thực tế thì tư tưởng triết học của Freud đã được áp dụng vào một số lĩnh vực ở Việt Nam hiện nay như có nhiều khoa về tâm lý, nhân văn trong các trường đại học, các viện nghiên

70

cứu được mở ra, trong các bệnh viện có các khoa điều trị bệnh nhân tâm thần thông qua các phương pháp tâm lý, các trung tâm nghiên cứu về tiềm năng con người... những cơ sở đó đã sử dụng những phương pháp của Phân tâm học để giải quyết các vấn đề mà xã hội đang gặp phải…

Tư tưởng triết học của Freud đã được tiếp nhận vào Việt Nam từ những năm 30, 40 của thế kỷ trước và dấu vết của nó được để lại trong các tác phẩm văn học của các nhà văn như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… và nó cũng đã để lại nhiều dấu tích ở đó. Với hành trình trải nghiệm và tiếp nhận Phân tâm học từ năm 1975 cho đến nay trên các mặt khác nhau của đời sống văn hoá và xã hội, văn học là bộ phận tiếp nhận đầy đủ hơn cả. Các nhà văn tiếp nhận và không ngừng sáng tạo dựa trên lý thuyết về phân tâm học phù hợp với tình hình đất nước qua từng giai đoạn. Có những lúc mà tư tưởng của Freud tưởng chừng không thể áp dụng được vào Việt Nam vì phần lớn là do tình hình chính trị - xã hội của đất nước ta lúc bấy giờ chưa cho phép, phần khác hơn đó chính là do những sản phẩm ứng dụng phân tâm học trong quần chúng chưa được tiếp nhận, họ vẫn quen với sự khép kín về ý thức tiếp nhận. Tuy vậy những với những gì đã đạt được, phân tâm học một minh chứng thuyết phục cho chúng ta thấy sự tồn tại hợp lý và giá trị của nó. Điều này khẳng định phân tâm học đã đang và vẫn sẽ tiếp tục được tiếp nhận và ứng dụng trên nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau để đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa và giúp giải quyết nhiều vấn đề mà chúng ta gặp phải trên con đường phát triển xã hội, phát triển toàn diện con người. Đồng thời cũng khẳng định ý thức tiếp nhận của chúng ta là hợp với quy luật của tri thức loài người. Nếu chúng

ta áp dụng tư tưởng triết học của Freud trong Phân tâm học nhập môn vào

Việt Nam thì cho phép chúng ta có thể phát triển được các ngành mà xã hội đang cần phải có, ví dụ điển hình như về luật hình sự, tội phạm học và một số ngành khác hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến điều tra. Cụ thể như sau: nếu chúng ta áp dụng tư tưởng triết học của Freud vào quá trình điều tra xét hỏi đối tượng có liên quan đến một vụ án nào đó thì dựa vào tư

71

tưởng của Freud trong Phân tâm học nhập môn cho phép chúng ta nhận diện được đối tượng này có đang gặp những vấn đề có liên quan đến ý thức, ý chí hay không để từ đó nhờ sự can thiệp của các ngành có liên quan để tìm ra sự thật một cách khách quan nhất, đầy đủ nhất và toàn diện nhất thông qua xét hỏi.

Tuy nhiên tư tưởng triết học của Freud một hệ thống các lý thuyết trừu tượng và cách thức tiến hành ứng dụng khó khăn, đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia có khả năng tiếp nhận và xử lý được các kiến thức, kỹ năng của phân tâm học để áp dụng được nó vào thực tiễn. Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn phát triển, các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế chiếm ưu thế cao, chúng ta chưa có điều kiện để đi sâu vào nâng cao khả năng ứng dụng các ngành khoa học nhân văn trong đó có tư tưởng triết học của Freud trong Phân

tâm học Phân tâm học nhập môn nói riêng, mặc dù ngành này cũng phục vụ

cho sự phát triển đất nước, ví dụ, trong lĩnh vực y học, điều tra tội phạm, tội phạm học… Nhưng các ngành này không trực tiếp tạo ra sản phẩm phục vụ cho việc nâng cao năng lực kinh tế vì vậy mà việc áp dụng nó vẫn chưa được triển khai mạnh mẽ, chúng ta muốn áp dụng đầy đủ tư tưởng triết học của Freud trong Phân tâm học nhập môn thì cần phải có những cơ sở tốt nhất, như vậy mới có đủ khả năng để lĩnh hội được các kiến thức trừu tượng và các phương pháp thực hành của tư tưởng triết học Freud trong Phân tâm học nhập

72

Tiểu kết chương 2

Từ việc nghiên cứu những nội dung trong tư tưởng triết học Freud trong Phân tâm học nhập môn về kết cấu tâm lý của tồn tại người, vấn đề về vô thức, vấn đề về Libido cũng như là những giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học S.Freud trong tác phẩm Phân tâm học nhập môn thông qua việc tìm hiểu vô thức cũng như vai trò của nó trong cấu trúc tâm lý tồn tại người, chúng ta nhận thấy sự cần thiết để phục vụ cho hoạt động chữa bệnh lâm sàng trong y học. Freud đã đưa ra được mô hình kết cấu tâm lý của tồn tại người người. Mặc dù cách nhìn nhận của Freud còn những hạn chế, tuy nhiên thì học thuyết của ông vẫn có vị trí hết sức quan trọng. Nhưng quan điểm về kết cấu tâm lý, vấn đề vô thức được vận dụng vào trong đời sống của con người, đặc biệt là hoạt động khám chữa bệnh, và khả năng áp dụng học thuyết của ông vào tình hình của nước Việt Nam. Đó là những giá trị thiết thực.

73

KẾT LUẬN

Việc khám phá ra thế giới Vô thức của Freud là một bước ngoặt lớn trong khoa học tâm lý học và triết học, điều này đã mở ra một tư tưởng mới, một con đường mới và một cục diện mới cho nhân loại nói riêng và cho triết học nói chung. Lý luận về vô thức của Freud đã góp phần rất lớn cho sự phát triển của những trào lưu, những khuynh hướng triết học, đồng thời mở ra một cánh của mới để khoa học hiện đại đi vào nghiên cứu.

Tác phẩm Phân tâm học nhập môn ra đời xuất phát từ thực tiễn khách quan khi mâu thuẫn về kinh tế - xã hội ở Châu Âu thế kỷ XIX đầy sự khủng hoảng trầm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực đời sống của con người. Người ta dành nhiều sự quan tâm đặc biệt cho các chứng bệnh tâm lý. Tác phẩm Phân tâm học nhập môn đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc đưa học thuyết Phân tâm học phát triển đến đỉnh cao và định hướng nghiên cứu cho các ngành khoa học. Việc Freud tiếp thu, kế thừa các thành tựu khoa học đương thời như định luật bảo toàn chuyển hoá năng lượng, học thuyết tiến hoá… đã giúp cho Freud hoàn thành được tư tưởng của mình và trình bày một cách hệ thống trong Phân tâm học nhập môn. Ông đã đi sâu nghiên cứu sự tồn tại của hoạt động vô thức đối với hành vi của con người, sự ảnh hưởng của bản năng tính dục đến đời sống của con người cũng như sự hình thành phát triển nhân cách.

Phân tâm học nhập môn đã trình bày những tư tưởng triết học cơ bản nhất của Freud về vấn đề vô thức, kết cấu tâm lý, vấn đề libido trong đó tập trung làm rõ những biểu hiện của vô thức như: Hành vi sai lạc, giấc mơ… và cũng đề cập tới năng lực tính dục của con người và các chứng bệnh thần kinh. Triết học Freud định hướng vào việc làm rõ cơ sở tồn tại người, những kết cấu tâm thần, những nguyên tắc triển khai hoạt động sống của một cá thể và các ứng xử của cá nhân dựa trên sự vận dụng lý thuyết về cái vô thức. Thông qua việc phân tích quan niệm về cái vô thức và những đặc điểm của nó, khoá

74

luận trình bày được cấu trúc tồn tại người và sự tương tác lẫn nhau trong cấu trúc ấy. Freud đã chuyển sự nghiên cứu từ thực tại vật chất sang thực tại tâm thần, còn ở bên trong thực tại tâm thần thì dịch chuyển từ các quá trình hữu thức sang vô thức. Tuy còn một số hạn chế, nhưng việc vạch rõ bản chất thực tại tâm thần của Freud đã có những đóng góp quan trọng trong quan niệm về con người từ đó lấp đầy những khoảng trống triết học trước đó khi đồng nhất tâm thần với ý thức. Tác phẩm Phân tâm học nhập môn đi tìm hiểu rõ hơn về cái vô thức, làm rõ cấu trúc về cái vô thức, các cơ chế biểu hiện đa dạng của nó trong đời sống hiện thực. Và thông qua đó cũng biết được tư tưởng triết học của Freud trong Phân tâm học nhập môn không chỉ là đi tìm hiểu cái vô thức mà mục đích cuối cùng của tư tưởng Freud là tìm ra phương pháp chữa chứng bệnh tâm thần cho con người

Thông qua kết cấu tâm lý tồn tại người, lý thuyết về vô thức, thuyết Libido của Freud, con người đã khám phá ra những điều sâu thẳm trong tâm tư tính cách của con người. Tuy nhiên thì học thuyết của Freud cũng không phải là hoàn bị. Những quan điểm về vô thức, về hành vi sai lạc, giấc mơ trong tác phẩm Phân tâm học nhập môn đều chỉ ra cho chúng ta thấy những dục vọng, ích kỷ luôn luôn như ngọn lửa cháy âm ỷ luôn luôn mong muốn tìm cách trào lên trong tâm thức của mỗi người. Các cách luận giải của Freud về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái khi bàn tới phức cảm Oedipus là điều mà khiến chúng ta có nhiều băn khoăn nhất. Ở đó chỉ đầy rẫy những ham muốn dục vọng của bản thân con người, phần “con” chiếm một vị trí lấn át, những sự thù ghét, tranh giành tình cảm. Liệu rằng tình cảm gia đình trong xã hội Á Đông còn thiêng liêng cao quý dưới cách luận giải, nhìn nhận của Freud không? Chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ và có niềm tin, sự trân trọng đối với những mối quan hệ ruột thịt. Khi tiếp nhận tác phẩm điều mà chúng ta cần tập trung vào tính nhân văn của nó để điều chỉnh cho cuộc sống của mình. Mỗi học thuyết hay tư tưởng vẫn phải hướng đến mục đích phục vụ con người nhưng bất kể nhà tư tưởng nào cũng sẽ có những sự không toàn diện trong

75

cách nhìn nhận của mình. Vậy nên chúng ta cần tỉnh táo và chọn lọc khi tiếp thu.

Tư tưởng triết học của Freud trong Phân tâm học nhập môn ngay từ khi ra đờ nó đã được đánh giá với nhiều thái độ khác nhau, sự ghẻ lạnh của giới y học và xã hội, đồng nghiệp xa lánh và bắt bỏ ông. Nhiều người còn đe doạ bỏ tù ông, lên án ông và cho ông là kẻ phạm tội lớn nhất của nền văn hoá Châu Âu. Nhưng có một điều đó là không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn sâu rộng tư tưởng triết học của ông trong Phân tâm học nhập môn. Nghiên cứu của Freud vẫn còn giá trị ứng dụng phổ biến cho đến ngày nay và khả năng lan rộng tư tưởng của ông đòi hỏi chúng ta cũng phải nhìn nhận đưa ra sự đánh giá lại.

76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Brown, J (1961), Freud and the Post – Freudians, Baltimore

2. C.Mác, Ph.Ăng ghen, 2004, Toàn tập, Tập 4. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.

3. Cao Thị Huê: (2013) Vấn đề vô thức trong Phân tâm học Freud và ý nghĩa của nó, Luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Đà Nẵng. 4. Diệp Mạnh Lý, 2005, Ximôn Phrớt, Nxb Thuận Hóa, Huế.

5. Đỗ Minh Hợp, (2013), Địa vị triết học của Phân tâm học Freud, Tạp chí Triết học.

6. Đỗ Minh Hợp, (2014) Lịch sử Triết học phương tây, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia.

7. F.Engels (1983), Biện chứng của tự nhiên. Mác – Ăngghen tuyển tập, V, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Freud: (1920) “Dẫn luật phân tâm học”, New York.

9. Lưu Phóng Đồng (2004), Giáo trình hướng tới thế kỷ 21 Triết học Phương Tây hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

10. Nguyễn Hào Hải (2001), Một số học thuyết Triết học phương Tây hiện đại, Nxb Văn hoá thông tin.

11. Nguyễn Vũ Hảo: (2018) Giáo trình triết học phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội

12. Trần Hải Minh: (2012) Đề tài khoa học cơ sở: Triết học ngoài Mác – xít hiện đại, Khoa triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

13. S.Freud (2015), Cái tôi và cái nó, Bản dịch của Thân Thị Mẫn, Nxb Tri thức.

14. Sigmund Freud (2000), Phân tâm học nhập môn, bản dịch của Nguyễn Xuân Hiến, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

77

15. Tạ Thị Vân Hà: (2014) Tư tưởng triết học của S.Freud , Luận án tiến sĩ triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Thu Nhân (1970), S. Freud về tính dục, Nxb Nhị Nùng, Sài Gòn. 17. Tài liệu tham khảo trên mạng Internet

http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Phuong-

Tay/Sigmund-Freud-Nguoi-khai-pha-nhung-mien-sau-cua-cam-xuc-con- nguoi-530.html

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của s freud trong tác phẩm phân tâm học nhập môn (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)