Phân tâm học nhập môn
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, tư tưởng Freud trong Phân tâm học nhập môn phổ biến ở phương Tây không chỉ là phương pháp nghiên cứu chữa bệnh tâm thần mà còn là lý thuyết triết học đặc thù được áp dụng vào giải thích tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội, đời sống xã hội, tôn giáo, sáng tạo nghệ thuật. Điều này giải thích câu hỏi vì sao triết học Freud tuy không chiếm được vị trí trung tâm, nhưng cũng không hề mờ nhạt hay mất đi vị thế của mình trong số các trào lưu triết học đã và đang tồn tại gần một thế kỷ qua. Để hiểu hơn về vấn đề này thì chúng ta nên đi vào xem xét những giá trị hiện thời
63
cũng như những hạn chế tư tưởng triết học của S.Freud trong tác phẩm Phân tâm học nhập môn
2.2.1 Những giá trị trong tư tưởng triết học S.Freud
Có thể nhận thấy được tư tưởng của Freud trong Phân tâm học nhập môn đã gây ra những tranh cãi và những đánh giá trái ngược nhau. Hiện nay mọi người không thể không biết tới khái niệm và quan điểm chủ yếu của phân tâm học, nhất là về quá trình phát triển tình cảm và nhân cách trẻ em thì không có học thuyết nào đưa ra được một hệ thống khái niệm hoàn chỉnh hơn phân tâm học. Với những cống hiến của mình, Freud cùng với Mác và Darwin đã mở ra một cánh cửa mới về ý thức về con người. Tài sản tri thức lớn mà Freud đã cống hiến đó là một phạm trù tư tưởng, tiền đề lý thuyết và hệ thống phương pháp luận mới nhằm giúp con người phương Tây tái định nghĩa và định vị lại chính mình trên căn bản ý thức. Với khởi điểm trong tư tưởng của mình là cái vô thức, Freud muốn đem ra ánh sáng cái cơ sở năng lực nội tại của con người – nhân tố quyết định cho lịch sử văn minh vốn nằm trong bóng tối mà tư tưởng phương Tây mãi cho đến cuối thế kỷ XIX vẫn còn chưa được công nhận. Nếu Mác đã khiến lịch sử thay đổi trong suốt thể kỷ qua thì Freud đã thay đổi được nhận thức con người phương Tây trên chiều hướng tự nhận thức về chính mình, giúp con người có cái nhìn sâu sắc hơn về chính bản thân mình, đặc biệt là tâm hồn.
Những giá trị mà Freud đã cống hiến thứ nhất đó là về Tâm lý học: Freud đã có một ý tưởng khoa học đúng đắn, ông cho rằng: Tâm lý học phải có một con đường riêng của mình. Ông bắt tay vào việc xây dựng phân tâm học, khởi đầu là một trào lưu tâm lý học chống lại nền tâm lý học duy tâm, chủ quan để xây dựng một nền tâm lý học khách quan. Sự xuất hiện của Phân tâm học một cách khách quan đã là cho tâm lý học phát triển.
Cống hiến thứ hai, về Y học: các kết quả đúc kết trong phân tâm học được rút ra từ những nghiên cứu thực hành chữa bệnh tâm thần do chính Freud tiến hành. Những thành tựu mà ông mang đến cho khoa học loài người
64
nói chung, tâm lý học nói riêng là một khám phá vô cùng lớn về một mảng hiện tượng vô thức ở con người mà cho đến nay trên lĩnh vực này chưa ai vượt qua được ông. Công lao to lớn của Freud phát hiện và lý giải nguồn gốc vô thức, một vấn đề mà hiện nay khoa học về con người đang đi sâu nghiên cứu khám phá làm sáng tỏ. Tuy nhiên, đến nay có thể chắc một điều rằng, Freud đã có công không chỉ khám phá mà còn nghiên cứu chi tiết hiện tượng vô thức trong tâm lý con người. Nếu Freud không có tư tưởng triết học thì ít nhất Phân tâm học của ông cũng đặt ra những vấn đề triết học quan trọng liên quan đến tồn tại người với những hiện tượng cố hữu của nó và Freud cũng đã có công xác nhận sự tồn tại trên thực tế của một hiện tượng tâm lý – cái vô thức, cái mà trước ông chỉ mới được đưa ra như một giả thuyết hoặc những suy đoán mang tính tư biện triết học. Việc lý giải cái vô thức của Freud đã đánh đổ bản thể luận về con người vốn mang màu sắc duy lý của phương Tây và thay vào đó là một cái mới – cái vô thức. Trên cơ sở mới của sự biện minh khoa học thực nghiệm cái mới về vô thức sử dụng toàn bộ hệ thống khái niệm và phương pháp luận của khoa học để mang cho mình một tính thống nhất của thời đại vốn bị chi phối bởi thực nghiệm khoa học. Từ đó, Freud đã khai sinh ra một khoa học mới “Phân tâm học”. Phân tâm học với nỗ lực đem ánh sáng ý thức vào góc tối của ẩm ức vô thức nhằm khai thông những nguồn mạch của ý chí và động cơ, nhằm điều chỉnh và giải hoá những hiện tượng tâm thần mang tính tiêu cực cho con người để từ đó nâng tầm lên thành lý thuyết triết học.
Tư tưởng triết học của ông trong Phân tâm học nhập môn đã được vận dụng có thể nói là rất triệt để trong đời sống tâm lý con người. Nó đã giúp y khoa khám phá và chữa trị những trường hợp tâm bệnh mà trước nay với phương pháp của khoa học thực nghiệm nó chưa đủ khả năng điều trị. Nó giúp chúng ta khám phá chiều sâu vô tận của tiềm thức mà có thể nói khác là chiều sâu của đời sống, thế giới của tất cả các căn nguyên, động cơ bí ẩn của ý thức và nhân cách của chúng ta. Ngoài ra, Freud đã giúp cho chúng ta nhận
65
ra một điểm tích cực đáng chú ý trong quá trình giáo dục bằng cách nêu ra rằng một tuổi thơ đầy bạo lực, bị hắt hủi, hoặc trải qua nhiều nghịch cảnh tai ương sẽ dễ phát triển trở thành một người trưởng thành không hạnh phúc. Freud là người khởi xướng suy nghĩ cho rằng là những vết thương trong quá khứ có thể chữa lành và tái thiết kế lại. Ông cho phép chúng ta một cơ sở để giải thích, mổ xẻ, hàn gắn lại những vết thương không mấy tốt đẹp đó trong quá khứ để lại.
Thứ ba: Freud đã đề xuất một phương pháp đó chính là “liên tưởng tự do” nhằm giải toả tâm lý, chữa trị cho bệnh nhân tâm thần. Phương pháp này được sử dụng khá rộng và có hiệu quả trong các bệnh viện chuyên điều trị bệnh nhân tâm thần. Công lao của ông trong lĩnh vực này thể hiện không hề nhỏ, và hiện nay trong các bệnh viện của Việt nam cũng sử dụng liệu pháp trị liệu tâm lý của Freud. Họ vận dụng liệu pháp phân tích tâm lý, cho rằng người mắc bệnh là do những xung đột giữa nhu cầu, mong muốn mang tính bản năng – phần con trong người với khả năng thoả mãn những nhu cầu, mong muốn đó. Bệnh nhân không có ý thức được những nguyên nhân của những điều đó, nên nhiệm vụ của bác sĩ đó là phải phát hiện ra những dồn nén – nguyên nhân gây nên bệnh cho bệnh nhân. Khi nguyên nhân đó được làm sáng tỏ trên bình diện ý thức, được giải toả thì những xung đột trong người bệnh sẽ hết. Bên cạnh đó liệu pháp hành vi tập trung vào điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn, người bệnh chỉnh hành vi theo khuôn mẫu đúng, có sự hướng dẫn đánh giá của bác sĩ. Từ đó người bệnh sẽ nhận thức được hành vi của mình như thế nào để điều chỉnh cho đúng. Và cuối cùng liệu pháp nhận thức cho rằng ý nghĩ sai lệch và không được tổ chức nó ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của người bệnh là điểm chung cho tất cả các xáo trộn tâm lý. Việc đánh giá hiện thực và làm giảm những suy nghĩ này tạo sự tiến bộ về cảm xúc và hành vi. Nhà trị liệu bằng nhiều cách khác nhau tìm kiếm và tạo ra những thay đổi hệ thống tư duy và niềm tin của người bệnh để cuối cùng mang tới sự thay đổi trong cảm xúc và hành vi.
66
Như vậy, việc mà Freud lý giải cấu trúc tâm lý tồn tại người, thì Freud đã mở ra một cách tiếp cận mới, tương ứng với môn khoa học mới trong việc nghiên cứu con người như một thực thể văn hoá. Trên cơ sở những điều đó Freud xem con người như là sản phẩm của tạo vật, cùng một lúc hội tụ đủ bản tính vừa thô sơ, phức tạp, bốc đồng, vừa duy lý, ích kỷ, vừa quảng đại, thoái hoá và sáng tạo, con và người. Freud đưa ra phần hạn chế trong con người chúng ta để từ đó chúng ra tìm ra cách trị.
2.2.2 Những hạn chế trong tư tưởng triết học S.Freud
Thứ nhất: Ông đã tuyệt đối hoá vai trò của vô thức. Việc Freud phát hiện ra vô thức được coi là một trong những đóng góp lớn của Freud, nhưng Freud lại nhấn mạnh vào yếu tố bản năng, mặt sinh học trong con người và phủ nhận vai trò chủ đạo của ý thức đối với hành vi của con người trong đời sống hiện thực. Ông còn thừa nhận trong cái vô thức thì bản năng tính dục là nhân tố cơ bản để từ đó đề cao một cách thái quá mà không thấy được những thuộc tính xã hội và văn hóa lịch sử của vô thức. Chính vì điều đó mà đa số các học giả nghiên cứu về ông đều thấy điểm hạn chế đó. Họ cho rằng lý thuyết của ông tuy có giá trị quan trọng trong việc chữa bệnh tâm thần và phân tích tâm lý, nhưng nó lại tách rời các nhân tố khác của con người, đặc biệt là nhân tố hoạt động xã hội, nhấn mạnh phiến diện vị trí của tâm lý tính dục trong toàn bộ hoạt động tâm lý của loài người, thậm chí Freud còn coi đó là cái nguồn gốc có tính quyết định mọi vấn đề tâm lý của bệnh nhân tâm thần. Trên cơ sở phê phán nhưng có kế thừa những giá trị quan trọng trong quan niệm vô thức của Freud, họ cũng đưa ra những cách mới về vô thức trong đó có phủ định tầm quan trọng của Libido mà thay vào đó là nhấn mạnh nhân tố xã hội và văn hoá ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên những sai lầm đó của Freud không phải là lỗi của riêng ông. Ở thời kỳ đó bấy giờ có rất nhiều những phát minh về sinh học ra đời. Học thuyết tiến hoá của Đác – uyn đã giải thích nguồn gốc chung của giới sinh vật và sự tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên; phát minh của nhà bác học
67
người Pháp Lu – i Pa – xtơ giúp chế tạo thành công vắc - xin chống bệnh cho dại; công trình của nhà sinh lý học người Nga Páp – lốp với thí nghiệm về những phản xạ có điều kiện đã nghiên cứu về hoạt động của hệ thần kinh cấp cao của động vật và con người… Do đó học thuyết của Freud cũng phần nào chịu ảnh hưởng.
Freud đã coi sự cưỡng bức thông qua sự thăng hoa, giải toả những bức xúc, dồn nén tạo ra văn hoá. Nhưng thực ra hoạt động sáng tạo của con người là cội nguồn, nền tảng trong đời sống tinh thần của con người. Sai lầm của ông ở đây là ông đã nghiên cứu con người ở tầng thấp với tư cách là một các thể không tính đến tính xã hội, tính người trong con người. Cùng với đó ông còn xuất phát từ tính dục để nói về con người. Ông đưa ra mặc cảm Oedipus trong bản năng vô thức vươn lên đến cái siêu thức trong tâm lý con người văn minh là do sự cấm đoán của cha mẹ, phong tục tập quán, quy phạm đạo đức, giới luật tôn giáo.Ông đã dẫn người ta đi tới sự ngộ nhận phân tâm học là học thuyết duy tính dục.
Thứ hai: Freud đã không nhận thấy được sự khác biệt về nguyên tắc của khoa học tự nhiên và khoa học về con người. Mặc dù Freud không tin tưởng vào khoa học đương thời trong việc nghiên cứu tâm thần con người. Freud đã đi vay mượn phương pháp của khoa học tự nhiên qua thực nghiệm lâm sàng. Ông đã thiếu nhất quán và việc xây dựng phân tâm học như một khoa học thuần tuý đẩy ông vào tư biện. Phân tâm học của ông bề ngoài khoác vỏ khoa học, nhưng bên trong lại chứa đựng triết lý và bị rơi vào chủ nghĩa thần bí duy nghiệm. Tức hệ thống không có nền tảng của chủ nghĩa duy lý chung, hoạt động của Phân tâm học thực chất lại giống như kinh nghiệm chữa bệnh của người Á Đông cho nên tính thực nghiệm ít, yếu, không chính xác, không thể hướng tới những kết luận chính xác. Vì vậy nó gần với triết học hơn là gần khoa học tự nhiên chính xác trái với kỳ vọng của Freud. Mặc dù Phân tâm học hiệu những phê bình vì thiếu tính khoa học, song phê bình phân tâm học cũng là lúc đặt lại vấn đề là nên hiểu phân tâm học như thế nào
68
và từ những đóng góp của bộ môn này liệu có cần một cái nhìn công bằng hơn cho phân tâm học. Mục đích của phân tâm học là đi tìm hiểu tâm trí của con người và qua đó hiểu hơn về cách hành xử của con người hiện tại. Như vậy thì thật khó để có một dụng cụ khoa học phân tích đo đạc chuẩn xác tâm trí con người theo những số liệu cụ thể vì tâm trí con người quá phức tạp và con người là một thực thể sống trong hoàn cảnh nhất định sẽ không có một tiêu chí đồng nhất cho mọi người. Vì vậy nếu chúng ta quá áp đặt phân tâm học đòi hỏi những số liệu và phương pháp khoa học thực nghiệm thì phân tâm học sẽ mất đi tính chất căn bản là phân tích tâm trí con người. [15]
Thứ ba: Đây là một hạn chế lớn của Freud đó là chủ nghĩa bi quan, thiếu tính lịch sử, chủ quan duy ý chí. Khi khoa học phát triển cao trong xã hội hiện đại thì vấn đề về tâm lý văn hoá lại càng bức thiết vì con người ngày càng thiếu thốn, cô độc, cô đơn về tinh thần, sẽ ngày càng trở thành vấn đề nghiêm trọng của thế giới tương lai. Lý luận tình dục và phương án xã hội của chủ trương cách mạng của ông không thể giải quyết vấn đề. Triết học không phải là phương thuốc thực dụng, chủ nghĩa Mác không chỉ là triết học của cách mạng, mà là triết học của xây dựng, trừ vấn đề tiếp tục nghiên cứu văn minh vật chất, cũng nên nắm vững tìm hiểu nghiên cứu và lý giải tâm lý văn hoá, chú ý làm cho đạo đức và khoa học, văn hoá tinh thần và văn minh vật chất, tiềm năng của cá tính đa phương tiện và chế ước của tính phổ biến tập thể… thống nhất với nhau.
Tác phẩm Phân tâm học nhập môn là tác phẩm được xây dựng vào thời kỳ đầu của sự nghiệp nghiên cứu của Freud nên tác phẩm không thể tránh khỏi được những tư tưởng chưa hoàn thiện. Những tư tưởng trong tác phẩm được trình bày mang lại những tranh cãi và phê phán dữ dội. Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống hoá cụ thể hơn cho việc nghiên cứu các tư tưởng triết học của tác phẩm.
Chủ nghĩa Mác quan niệm vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển. Vô thức có vai trò và tác dụng nhất định trong đời
69
sống con người. Tuy nhiên không nên cường điệu hoá, tuyệt đối hoá vô thức, không nên coi vô thức là hiện tượng tâm lý cô lập, hoàn toàn tách khỏi hoàn cảnh xã hội xung quanh và tuyệt nhiên không phải nó không có quan hệ gì đến ý thức. Thực ra vô thức là vô thức nằm trong con người có ý thức, con người là một thực thể có ý thức. Giữ vai trò là cái chủ đạo trong hoạt động của con người là ý thức chứ không phải vô thức. Nhờ có ý thức mới điều