- Ý kiến khác:
3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn về việc SV bảo vệ trước Hội đồng:
11.7 Vệ sinh sàn nhà và vách tường
Sàn nhà và tường vách phải luôn được giữ sạch. Hạt mỡ và vụn thịt trên sàn nhà làm trơn trợt, có thể gây nguy hiểm. Các khu vực ẩm ướt là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Trước khi rửa sạch sàn nhà bằng nước nóng phải quét dọn sàn nhà để đảm bảo loại bỏ những mảnh thịt và mỡ trước khi chúng có thể vào hệ thống thoát nước. Hàng ngày tường vách phải được làm sạch bằng nước nóng để đảm bảo rằng ở đây không còn vấy nhiễm thịt và sản phẩm thịt.
11.8 Vệ sinh trong quá trình chế biến
Trong khi cất giữ thịt, thành phần bổ sung, chất phụ gia, vỏ bọ và tất cả các sản phẩm chế biến, điều cần thiết là phải tuân theo những điều kiện vệ sinh tốt nhất. Thịt, các sản phẩm chế biến hay bất cứ sản phẩm nào khác đều không được tồn trữ ngay trên sàn kho. Thùng plastic chứa thịt hay sản phẩm thịt chỉ được đặt trên sàn kho nhờ một giá đỡ hoặc xe đẩy. Để tránh vấy nhiễm qua lại, cần phải làm sạch tất cả các vật chứa đã sử dụng một lần trong việc trữ thịt hay các sản phẩm thịt. Thịt tươi và các sản phẩm thịt tươi dùng để chế biến phải tươi tốt, không có bất cứ dấu hiệu nào của sự phát triển nấm mốc và vi khuẩn.
11.9 Vệ sinh trong công tác tồn trữ
Bất cứ nơi nào tồn trữ thịt và các sản phẩm thịt đều phải sạch sẽ và vệ sinh. Như vậy mới giảm thiểu sự phát triển vi khuẩn và sự hư hỏng thực phẩm. Thịt và các sản phẩm
thịt được tồn trữ ở nhiệt độ theo yêu cầu cũng là phương cách để hạn chế vấn đề hư hỏng thực phẩm.
11.10 Vệ sinh trong công tác vận chuyển
Mọi sản phẩm thịt chỉ được vận chuyển trong những thùng chứa, xe đẩy, thau plastic hay xe mô tô sạch sẽ và vệ sinh. Vận chuyển trong những điều kiện dơ bẩn, không vệ sinh sẽ có nhiều nguy cơ bị vấy nhiễm nhiều loại vi khuân nguy hiểm. Sau khi vận chuyển, hệ thống vận phương tiện cần được làm sạch và sát trùng tiêu độc.
11.11 Phòng cháy – Chữa cháy
11.11.1 Cháy do dùng điện quá tải
Quá tải là hiện tượng tiêu thụ điện quá mức tải của dây dẫn. Biện pháp đề phòng quá tải:
Khi thiết kế phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp (để bao giờ cũng có cường độ thực tế cường độ cho phép)
Khi sử dụng không được dùng thêm quá nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn nếu mạng điện không được tính trước đến việc dùng thêm những dụng đó.
Những nơi cách điện bị dập, nhựa cách điện bị biến màu là những nơi dễ phát lửa khi dòng điện bị quá tải nên cần được thay dây mới.
Khi sử dụng mạng điện và các máy móc thiết bị phải có các thiết bị bảo vệ như cầu chì, rơle v.v.
11.11.2 Cháy do chập mạch
Chập mạch là hiện tượng các pha chạm vào nhau, dây nóng chạm vào dây nguội, dây nóng chạm đất làm điện trở mạch ngoài rất nhỏ, dòng điện trong mạch tăng rất lớn làm cháy cách điện của dây dẫn, làm cháy thiết bị tiêu thụ điện.
Khi chập mạch sẽ xảy ra hiện tượng tỏa rất nhiều nhiệt làm giảm sức chịu đựng cơ học của dây và còn làm giảm thế hiệu một cách đột ngột, làm cho các máy móc thiết bị
Các nguyên nhân gây ra chập mạch:
Phía trong nhà khi hai dây bị mất cách điện chạm vào nhau.
Khi nối các đầu dây vào nhau, vào các máy móc dụng cụ không đúng qui cách. Việc mắc dây không phù hợp với môi trường sản xuất như nồi có hóa chất ăn mòn. Biện pháp đề phòng chập mạch:
Khi mắc dây điện, chọn và sử dụng máy móc thiết bị điện phải theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn như dây điện trần phía ngoài nhà phải cách nhau 0.25 m.
Dây dẫn tiếp xúc với kim loại sẽ bị ăn mòn. Vì vậy cấm dùng đinh, dây thép để buộc giữ dây điện.
Các dây điện nối vào phích cắm, đuôi đèn, máy móc phải chắc và gọn. Điện nối vào mạch rẽ giữa hai đầu dây nóng và nguội không được trùng lên nhau.
11.11.3 Cháy do nối dây không tốt
Dòng điện đang chạy bình thường với một tiết diện dây dẫn nhất định, nhưng khi đi qua chỗ nối, nếu chỗ nối không chặt chỉ có một vài điểm tiếp giáp thì điện trở ở dây tăng, làm cho điểm nối nóng đỏ lên và đốt dây làm cháy các vật khác kề bên.
Biện pháp đề phòng:
Các điểm nối dây phải dùng kỹ thuật, khi thấy nơi quấn băng dính bị khô và cháy sáng thì phải kiểm tra ngay và nối chặt lại điểm nối. Không được co kéo dây điện hay treo các vật nặng lên dây. Đường dây dẫn điện, các cầu chì, cầu dao không để bị rỉ, nếu bị rỉ thì nơi rỉ là nơi phát nhiệt lớn.
11.11.4 Cháy do tia lửa tĩnh điện
Tĩnh điện phát sinh do ma sát giữa các vật cách điện với nhau hay giữa các vật cách điện và vật dẫn điện, do va đập của các chất lỏng cách điện (xăng, dầu) khi chuyển rót, hay va đập của chất lỏng cách điện với kim loại. Tĩnh điện còn tạo ra ở trên các hạt nhỏ rắn cách điện trong quá trình nghiền nát.
Truyền điện tích tĩnh điện đi bằng cách tiếp đất cho các thiết bị, máy móc, các bể chứa, các ống dẫn.
Tăng độ ẩm tương đối của không khí ở trong các phân xưởng có nguy hiểm tĩnh điện lên đến 70% (vì phần lớn các vụ cháy, nổ do tích điện gây ra khi độ ẩm của không khí thấp 30÷40% và dẫn điện kém), ion hóa không khí để nâng cao tính dẫn điện của không khí.
Toàn bộ phận đai truyền động (xem như máy phát điện tĩnh điện vĩnh cửu với điện áp rất cao) tốt nhất phải tiếp đất các phần kim loại, còn dây truyền thì bôi lớp dầu dẫn điện đặc biệt như graphit lên bề mặt ngoài trong lúc máy phát nghỉ.
11.11.5 Chữa cháy thiết bị điện
Trong đám cháy bao giờ cũng có ánh chớp sáng xanh của tia lửa điện, mùi khét của ozon không khí hoặc mùi khét do cháy các vỏ cách điện. Thiết bị điện cháy thường không cháy to, nhưng nguy hiểm, vì nếu không dập tắt kịp thời thì sẽ làm cháy nhà cửa, thiết bị, vật tư khác. Trước khi chữa cháy thiết bị điện phải cắt nguồn điện rồi mới tiến hành cứu chữa. Nếu cháy nhỏ thì dùng bình CO2 để chữa cháy. Khi đám cháy đã phát triển lớn lên thì tùy tình hình cụ thể mà quyết định phương pháp cứu chữa thích hợp.
Khi cắt điện người chữa cháy phải được trang bị các dụng cụ bảo hộ như sào cách điện, bục cách điện, ủng, găng tay và kéo cách điện. Những dụng cụ này phải ghi rõ điện áp cho phép sử dụng.
CHƯƠNG 12: KẾT LUẬN
Qua đề tài này em thấy việc xây dựng phân xưởng sản xuất giò lụa này là một việc làm cần thiết và rất khả thi. Cần thiết ở chỗ, nó đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng đa dạng và một tăng cao. Còn khả thi là bởi vì có thể đáp ứng được khả năng tài chính, nhu cầu của người tiêu dùng ở mọi tầng lớp.
Ưu điểm của nhà máy là: góp phần xây dựng kinh tế đất nước, giải quyết việc làm cho công nhân, nông dân nuôi gia súc, tăng thu nhập cho người lao động địa phương. Ngoài ra nó còn hạn chế tình trạng giá cả không ổn định, giúp người lao động có thể tiếp xúc với công nghệ tiên tiến trong sản xuất giò lụa.
Bên cạnh đó, nhà máy vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: máy nhồi, máy làm đá vảy phải nhập ở nước ngoài về nên giá thành khá đắt…
Trong tương lai, chúng tôi sẽ tăng cường việc cải tiến và hiện đại hoá dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, cũng như tăng năng suất của nhà máy, đồng thời, giải quyết triệt để những nhược điểm còn tồn tại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tổng quan giò lụa. Available: http://documents.tips/documents/tong-quan-ve-
san-pham-gio-lua.html
[2] H. P. Quốc, Báo cáo tốt nghiệp về nhà máy Vissan.
[3] Tiêu chuẩn. Available: http://tailieu.vn/doc/giao-trinh-san-xuat-gio-cha-md01- che-bien-cac-san-pham-tu-thit-gia-suc-1731239.html
[4] Tổng quan về hệ vi sinh vật trong thịt và các sản phẩm từ thịt. Available:
http://luanvan.co/luan-van/vi-sinh-vat-trong-thit-va-cac-san-pham-tu-thit-2074/
[5] L. V. Hoàng, Cá thịt và chế biến công nghiệp: Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật
[6] N.T.Xmolxki, Hóa sinh học thịt gia súc: Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật, 1979.
[7] Phụ gia giò lụa. Available: http://text.123doc.org/document/202487-phu-gia- gio-lua.htm
[8] L. B. Tuyết, Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm: Nhà xuất bản Giáo dục, 1996.
[9] Qui trình sản xuất giò chả. Available: http://phanphoihoachat.vn/qui-trinh-san- xuat-gio-cha.html
[10] Luận văn chế biến tính toán máy xay thịt 8kg/me. Available:
http://text.123doc.org/document/2463036-luan-van-co-khi-che-bien-tinh-toan-thiet-ke- may-xay-thit-8kg-me.htm
[11] T. n. Chất, Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[13] N. n. T. n. Hiệp, Giáo trình chi tiết máy: Xuất bản đại hoc và trung học chuyên nghiệp, 1991.
[14] N. n. T. n. Hiệp and N. n. V. Lẫm, Thiết kế chi tiết máy: Nhà xuất bản giáo dục. [15] H. V. Vui and N. n. C. Sáng, Sổ tay thiết kế cơ khí: Nhà Xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, 2004.
[16] Thiết kế chế tạo máy làm bún kiểu trục vít. Available:
http://123doc.org/document/1661607-thiet-ke-che-tao-may-lam-bun-kieu-truc-vit.htm
[17] N. n. H. u. Lộc, Cơ sở thiết kế máy: NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2009.
[18] T. n. Chất and L. V. Uyển, Tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí: Nhà Xuất Bản giáo dục.
[19] N. n. V. D. Vũ Ngọc Pi, Nguyễn Thị Quốc Dung, Nguyễn Thị Hồng Cẩm, Bài
giảng học phần Chi Tiết Máy: Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp, 2009.
[20] BM-3000. Available: http://mainca.com/en/meat-equipment/bandsaws/bm- 3000.html
[21] Available: http://www.buus.dk/files/public/buus-leaflets.pdf
[22] Mixer grinders (Mincer Mixers). Available: http://mainca.com/en/meat- equipment/mixer-grinders-mincer-mixers/mg-95-hybrid.html
[23] Autoclave. Available: http://www.fao.org/docrep/010/ai407e/AI407E22.htm
[24] T. Đ. Yến, Bài giảng cơ sở thiết kế nhà máy: Trường Đại học Bách Khoa TpHCM.
[25] Quy định về an toàn vệ sinh lao động. Available: http://clean- environment.com/images/file/quy_dinh_atvsld.pdf