Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thép của Công ty Cổ Phần Tập đoàn (Trang 46)

5. Kết cấu khóa luận

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, trong những năm qua, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần khắc phục. Cụ thể như sau:

Về cơ cấu thị trường: Còn có sự chênh lệch lớn, thị trường trong nước tập trung chủ yếu ở khu vực miền bắc, thị phần thép ở khu vực miền trung và miền nam chưa cao và chịu sự cạnh tranh gay gắt nhất với các đối thủ trong nghành. Thị Trường thép cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp trong nghành tích cực đầu tư mở rộng sản xuất, có nhiều chiến lược, sử dụng nhiều biện pháp nhằm chiếm lĩnh thị trường, nhiều đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Hòa Phát có thị phần thép ở khu vực miền nam và miền trung rất lớn, hơn nữa, dòng thép nhập khẩu có xu hướng tăng mạnh gây rất nhiều khó khăn cho Hòa Phát trong chiến lược mở rộng thị phần tại thị trường miền nam và miền trung. Bên cạnh đó, mạng lưới tiêu thụ của Hòa Phát cũng không đồng bộ giữa ba khu vực, Hòa Phát mới thực sự chú tâm đến thị trường 2 khu vực miền trung và miền nam nhửng năm gần đây nên việc phải cạnh tranh để giành thị phần ở 2 khu vực này là rất khó khăn.

Về doanh thu và lợi nhuận: Mặc dù trong giai đoạn này công ty vẫn duy trì được sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ghi nhận được kết quả khá tốt song mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế chưa tương xứng với mức tăng trưởng doanh thu. Nguyên nhân là do Hòa Phát chưa tự chủ hoàn toàn về nguồn nguyên vật liệu, Hòa Phát đã tự chủ được 1 phần nguồn nguyên vật liệu, phần còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy biến động từ giá nguyên liệu đầu vào chính có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh mảng thép của tập đoàn, cụ thể là diễn biến giá quặng sắt, than và một số nguyên liệu cơ bản khác không thuận lợi cũng như giá bán đầu ra sẽ tác động rất lớn tới kết quả kinh doanh của Hòa Phát.

Về nguồn lực tài chính: Nguồn vốn vay của Hòa Phát là rất lớn, do đó sự biến động của lãi xuất, sự khó khăn của thị trường thế giới và trong nước trong mấy năm qua đã ảnh hưởng rất lớn đến sự kết quả kinh doanh của tập đoàn.

Về nguồn nhân lực: Hòa Phát có số lượng cán bộ, nhân viên rất lớn, tuy được đào tạo bài bản có nhiều sáng kiến trong đổi mới quy trình sản xuất cải thiện năng suất nhưng vẫn còn rất nhiều người thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong khi lĩnh vực sản xuất thép luôn đòi hỏi lượng lớn lao động kỹ thuật có chuyên môn và tay nghề cao, hệ thống đào tạo của Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí chế tạo lại chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế nên chất lượng công nhân mới vào làm là không cao.

Hòa Phátlà doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lớn nên Hòa Phát chịu rất nhiều

ảnh hưởng từ hệ thống luật, chính sách, hệ thống quản lý của nhà nước. Hệ thống quản lý Nhà nước của nước ta còn nhiều bất cập điển hình là các văn bản pháp luật và nhiệm vụ của các bộ ngành liên quan còn chồng chéo gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các Luật, chính sách, Hệ thống nghị định, Thông tư hướng dẫn được ban hành trong giai đoạn qua có tác động lớn đến đời sống xã hội của nước ta nói chung và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Hòa Phát nói riêng.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

3.1. Quan điểm định hướng phát triển nghành thép của doanh nghiệp 3.1.1. Quan điểm phát triển nghành thép của doanh nghiệp

Thứ nhất, tối ưu hệ sinh thái, Hòa Phát đã cơ cấu lại mô hình tổ chức với 4 nhóm ngành bao gồm: Gang thép, sản phẩm thép, nông nghiệp và bất động sản. 4 nhóm ngành được quản lý theo từng Tổng công ty độc lập. Tuy nhiên các lĩnh vực đều phát triển với tính tương hỗ cao trong hệ sinh thái các sản phẩm của Tập đoàn. Đối với nhóm gang thép và sản phẩm thép, chuỗi sản xuất của Hòa Phát được nối dài và ngày càng tối ưu, mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng, cổ đông và xã hội. Hệ sinh thái sản xuất thép của Tập đoàn luôn chú trọng và kiên trì chiến lược phát triển bền vững, triển khai nhiều giải pháp, đầu tư cho sản xuất xanh.

Thứ hai, hòa hợp cùng phát triển, với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển” Hòa Phát chú trọng thực hiện trách nhiệm xã hội một cách thực chất nhất. Hàng năm, Hòa Phát đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, dành cho các hoạt động xã hội hàng chục tỷ đồng. Hòa Phát tạo việc làm ổn định, thu nhập tiên tiến cho trên 25.000 CBCNV trên toàn quốc; cung cấp sản phẩm uy tín, chất lượng cho hàng nghìn đại lý cấp 1, cấp 2; kinh doanh hiệu quả, tạo giá trị thực cho gần 60.000 cổ đông.

Thứ ba, vững chắc tiến bước, Tập đoàn Hòa Phát kiên trì chiến lược phát triển bền vững, linh hoạt điều hành sản xuất kinh doanh theo tình hình thị trường đảm bảo hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Tập đoàn Hòa Phát đạt được doanh thu ấn tượng qua từng năm. Cơ cấu tài sản rất chuẩn và điển hình của ngành sản xuất công nghiệp. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tập đoàn khởi sắc rõ nét, lĩnh vực thép đóng vai trò chủ lực, chiếm 80% tổng doanh thu toàn Tập đoàn. Thép xây dựng và ống thép Hòa Phát tiếp tục duy trì thị phần số 1 trên thị trường. Các sản phẩm thép khác cũng hoàn thành vượt chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế so với kế hoạch được giao. Công ty không ngừng cải tiến công nghệ, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các sáng kiến nhằm tối ưu công suất và bảo vệ môi trường.

3.1.2. Định hướng phát triển nghành thép của doanh nghiệp

Tập đoàn Hòa Phát định hướng sẽ lọt vào Top 50 Doanh nghiệp Thép lớn nhất thế giới với doanh thu trên 100.000 tỷ đồng mỗi năm.

Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong đó thép là lĩnh vực cốt lõi.

Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt được sự tin yêu của khách hàng.

Định vị: Hòa Phát – Thương hiệu Việt Nam, đẳng cấp toàn cầu. Tập đoàn Hòa Phát – Hòa hợp cùng phát triển.

Giá trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát là triết lý Hòa hợp cùng Phát triển. Điều này thể hiện trong mối quan hệ giữa các cán bộ công nhân viên, giữa Tập đoàn và đối tác, đại lý, cổ đông và cộng đồng xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan trên cùng một con thuyền, hướng tới sự phát triển bền vững. Đặc biệt Tập đoàn Hòa Phát đã xây dựng được mối quan hệ đối tác bền vững, lâu dài, tin tưởng như người một nhà với các đại lý bán hàng song hành cùng Tập đoàn từ những ngày đầu thành lập.

3.2. Đề xuất với doanh nghiệp biện pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thép thép

Thứ nhất, đa dạng hóa sản phẩm

Nhu cầu của thị trường về sản phẩm thép ngày càng lớn, ngày càng đa dạng về sản phẩm, cả về số lượng và chất lượng. Điều đó đòi hỏi Hòa Phát phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường, phải nỗ lực cải tiến mẫu mã cái cũ, ra mắt sản phẩm mới, thực hiện đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Hiện Hòa Phát đã và đang cung ứng rất nhiều sản phẩm thép đa dạng về chủng loại, có kiểu dáng và mẫu mã sáng tạo, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Đó là lợi thế rất lớn so với đối thủ cạnh tranh với Hòa phát, Hòa Phát có nhiều chủng loại sản phẩm nên có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, từ đó nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thép của doanh nghiệp.

Thứ hai, giữ uy tín về chất lượng sản phẩm

Chất lượng thép của Hòa Phát đã được khẳng định trên thị trường, để duy trì và năng cao sức cạnh tranh sản phẩm thép của mình thì việc cam kết về chất lượng sản phẩm trên thị trường phải là ưu tiên hàng đầu. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải có ban giám sát kiểm tra hoạt động sản xuất là cần thiết. Hòa Phát đã có ban thanh tra, giám sát các hoạt động sản xuất, ban đã làm việc rất hiệu quả trong nhiệm vụ của mình, việc duy trì làm việc hiệu quả và tích cực hơn nữa là việc làm cần thiết để đảm bảo giữ uy tín về chất lượng, thương hiệu sản phẩm của Hòa Phát với khách hàng, người dân, nhất là trong bối cảnh thị trường ngày càng coi trọng các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp.

Nâng cao chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm thép. Nâng cao chất lượng sản phẩm là làm tăng tính năng sản phẩm, tuổi thọ, độ an toàn của sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm còn làm tăng khả năng của sản phẩm, tạo uy tín cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay, sản phẩm thép của Hòa Phát phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ sừng sỏ ở trong nước và dòng thép giá rẻ nhập khẩu, đặc biệt nhập khẩu từ Trung Quốc trên thị trường trong nước. Nâng cao chất lượng sản phẩm thép sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và góp phần khẳng định vị thế sản phẩm thép của Hòa Phát trên thị trường nội địa. Chính vì thế Hòa Phát nên không ngừng đưa ra các giải pháp mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thép mà doanh nghiệp đang cung ứng.

Thứ tư, có biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm cạnh tranh hơn

Để chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường mới, cũng như tăng thị phần tại các thị trường hiện tại và tận dụng được lợi thế về quy mô và chi phí sản xuất, Hòa Phát nên cải thiện chính sách giá bán sản phẩm bằng cách sử dụng chính sách giá phân biệt theo hướng giá bán sản phẩm:

Giá phân biệt theo từng gói bán: Giảm giá cho những đơn hàng có khối lượng lớn, linh hoạt với nhiều gói khác nhau nhiều chương trình khuyến mãi khác.

Giá phân biệt theo đối tượng: Với khách hàng là khách quen có quan hệ lâu dài thường xuyên mua với khối lượng lớn công ty nên đặt mức giá thấp hơn.

Khảo giá bán của các đối thủ nhằm đưa ra các chính sách bán hàng tháng với mức giá hợp lý, chống bán phá giá mà kích cầu người tiêu dùng.

Thứ năm, tích cực mở rộng thị trường, tăng dần thị phần

Thị trường khu vực miền nam và miền trung có rất nhiều tiềm năng phát triển trong khi thị phần mảng thép của Hòa Phát ở 2 khu vực này lại khá thấp, chính vì thế việc tăng cường chiếm lĩnh thị phần tại 2 khu vực này là rất cần thiết. Bắt buộc Hòa Phát phải nắm bắt cơ hội thị trường sắp tới để định hướng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp, không để tình trạng phải nhường thị trường cho các đối thủ cạnh tranh. Việc mở rộng thị trường sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trên thị trường cũng như không bị phụ thuộc quá vào một thị trường. Điều này rất nguy hiểm khi một thị trường đó gặp khó khăn. Trong chiến lược mới của mình, Hòa Phát đã rất tích cực về cơ sở vật chất cho sự chiếm lĩnh thị phần ở 2 khu vực mới này bằng cách nâng công suất khu liên hợp nhà máy Dung Quất, Quảng Ngãi. Việc thuận lợi với vị trí địa lý gần hơn, cung cấp cho thị trường nhiều sản lượng hơn, cùng với chất lượng và giá cả cạnh tranh mà Hòa Phát đã tạo dựng suốt bao năm qua sẽ là cơ hội cho Hòa Phát cạnh tranh hơn và chiếm lĩnh nhiều

thị phần hơn nữa ở 2 thị trường trên. Bên cạnh đó cũng phải đặc biệt quan tâm đến duy trì vị thế số một của mình tại thị trường phía bắc.

Thứ sáu, mở rộng hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối đóng vai trò hết sức quan trọng trong nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm. Hiện nay, hệ thống phân phối của Hòa Phát có 2 cấp cơ bản đáp ứng được nhu cầu thép ở nhửng khu vực chính. Để thép Hòa Phát phổ biến hơn nữa đến với người dân cả nước, Hòa phát nên gia tăng số lượng các đơn vị phân phối hơn nữa, đặc biệt tại 2 khu vực miền nam và miền trung, đồng thời tăng cường biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của các đại lý để có thể kiểm soát và đảm bảo được giá cả cung cấp cho khách hàng phù hợp. Ngoài ra, Hòa Phát nên hổ trợ các đại lý phân phối các biện pháp ưu đãi, các mức giá hợp lý cũng như đa dạng hóa hình thức thanh toán để khuyến khích các trung gian phân phối nỗ lực hơn trong tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng cần phát huy hình thức bán hàng qua mạng: Trên Website của Hòa Phát, phải thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm thép mà mình cung ứng ra thị trường về mẫu mã, chất lượng, giá cả…tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận dễ dàng khi có nhu cầu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng tạo lập sự chuyên nghiệp từ khâu đặt hàng, vận chuyển, thanh toán cho đến việc thực hiện các dịch vụ đi kèm nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Thứ bảy, tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu, xúc tiến bán hàng

Các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin về mặt hàng, thu hút sự quan tâm chú ý của khách hàng tới sản phẩm của công ty. Do đó, hoạt động quảng bá và xúc tiến sản phẩm đóng vai trò quan trọng và trở nên cần thiết. Trong thương mại sản phẩm thép, các công cụ xúc tiến bán hàng thường được sử dụng bao gồm: quảng cáo, dịch vụ đi kèm như vận chuyển, bảo hành, thanh toán … Thực tế thì hoạt động xúc tiến của công ty từ những năm qua phát triển rất mạnh qua quảng cáo, tiếp thị và đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. Cụ thể công ty đã quảng bá hình ảnh của mình đến đại đa số các khách hàng, đã xây dựng được vị trí tốt trong tâm trí khách hàng. Doanh thu tiêu thụ hàng năm tăng lên chứng tỏ hoạt động này có hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng phương tiện truyền thông cho hoạt động quảng cáo sản phẩm, thương hiệu của công ty còn hạn chế về số lượng và số lần phát thanh. Hiện tại, công ty chỉ chú trọng nhiều tới việc khuyến mãi cho các đại lý, chưa quan tâm nhiều đến đối tượng người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy công ty cần chú trọng hơn vào hoạt động xúc tiến và phát triển sản phẩm.

Để thu hút được nhiều khách hàng hơn, gia tăng thị phần, doanh nghiệp cần tăng cường, đẩy mạnh thực thi công tác quảng bá, xúc tiến sản phẩm của mình. Muốn làm tốt công tác này doanh nghiệp cần:

Tích cực xây dựng và thực hiện hoạt đông quảng bá, chiến lược phát triển thương hiệu.

Tăng nguồn ngân sách cho hoạt động quảng bá, xúc tiến bán hàng.

Sử dụng đa dạng các loại hình quảng cáo như quảng cáo trên truyền hình, internet, ngoài trời, tham gia các hội chợ công nghiệp, triển lãm, tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm.

Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến bán hàng qua phương tiện truyền thông như: bảng hiệu, pano, đồng phục, báo chí, truyền thông, truyền hình,...thành một thể thống nhất, đồng bộ, nhất quán, sáng tạo.

Tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động tài trợ về thể thao, giáo dục, chương trình giải trí,giúp đỡ các hộ nghèo...

Thường xuyên có các chương trình khuyến mại và nên đổi mới các hình thức

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thép của Công ty Cổ Phần Tập đoàn (Trang 46)