Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thép của Công ty Cổ Phần Tập đoàn (Trang 36)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.2. Các yếu tố bên ngoài

2.2.2.1. Khách hàng

Tại thị trường trong nước, Thép Hòa Phát là số một ở thị trường miền bắc, tuy nhiên khu vực miền trung và miền nam phải cạnh tranh gay gắt với rất nhiều thương hiệu uy tín khác. Vì thế, những năm qua, Hòa Phát luôn đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, mở rộng nhà máy tại Quãng Ngãi để củng cố và mở rộng thị trường, đặc biệt là mở rộng thị trường miền trung và miền nam. Đối tượng mà Hòa Phát muốn hướng tới là các tổ chức, doanh nghiệp và người dân có nhu cầu về thép. Sản phẩm thép của Hòa Phát đã rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, được rất nhiều người tin dùng.

Hiện, Thép Hòa Phát đã cung cấp và thi công lắp đặt cho nhiều đối tác lớn trong nước thi công các công trình trọng điểm quốc gia, các công trình lớn và siêu lớn ở khắp cả nước Việt Nam.

2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều công ty, tập đoàn, xí nghiệp lớn sản xuất và kinh doanh mặt hàng thép.Thị trường thép hiện nay chứng kiến sự cạnh tranh

khốc liệt giữa doanh nghiệp thép trong nước, doanh nghiệp liên doanh và cả thép nhập khẩu. Với thép xây dựng, Hòa Phát phải cạnh tranh gay gắt với các các thương hiệu lớn như: Tổng công ty Thép Việt Nam – CTCP, Công ty Cổ phần Thép Pomina, Công ty TNHH Thép Vina Kyoei, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh….Với ống thép, Hòa Phát phải cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất ống thép lớn như Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty TNHH sản xuất & Thương mại Minh Ngọc, Công ty Cổ phần ống thép Việt đức, công ty Cổ phần Thép TVP… Với thép cuộn cán nóng HRC, hiện chỉ có Hòa Phát và Formosa là 2 đơn vị sản xuất được trên lãnh thổ Việt Nam. Với tôn mạ màu, mạ kẽm , Hòa Phát phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có thị phần lớn nhất như Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, Công ty Tôn Phương Nam… Ngoài các đơn vị top đầu kể trên, thép Hòa Phát còn phải cạnh tranh rất gay gắt với nhiều đơn vị nghành thép có uy tín khác như Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, Công ty Cổ phần Thép Việt Ý… Đặc biệt thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… đang ngày càng tràn vào thị trường Việt Nam, chiếm lĩnh thị phần thép rất lớn gây ảnh hưởng rất lớn đến Hòa Phát cũng như cả nghành thép Việt Nam.

2.2.2.3. Môi trường vĩ mô

Giai đoạn 2017- Tháng 9/2021 chứng kiến biết bao khó khăn ảnh hưởng rất lớn tới nghành thép nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đạt được kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm luôn ở

mức cao. Năm 2017 đánh dấu một năm với nhiều thành tựu của nền kinh tế Việt Nam,

tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81% - mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây, nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững ổn định, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng. Sang năm 2018, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng 3,1% nhưng tiềm ẩn yếu tố khó lường theo diễn biến ngày càng phức tạp trong chính sách thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 tăng 7,08%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở lại đây, chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cố và từng bước được tăng cường. Năm 2019, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất ổn như: sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn còn kéo dài, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục giảm lãi suất cơ bản, giá dầu biến động... Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%. Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011. Năm 2020 và bước sang năm

hoảng đối với hầu hết ngành nghề kinh doanh, kéo theo nhiều hệ lụy về việc làm và tổn thất kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong 3 quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng dương cùng với Trung Quốc và Ai Cập. Dù không hoàn thành mục tiêu Quốc hội đề ra 5% đến 6%, kinh tế Việt Nam năm 2020 vẫn đạt kết quả rất đáng ghi nhận với mức tăng trưởng GDP 2,91%.

Tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam vẫn luôn duy trì ổn định, an toàn, Chính phủ Việt Nam tiếp tục khẳng định kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành, sự nỗ lực của các cấp ngành, các địa phương trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội. Môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho mọi khu vực kinh tế, thúc đẩy

phát triển bền vững về môi trường, chú trọng sáng tạo. Hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách của nhà nước có liên quan đến sự phát triển nghành thép được nhà nước nghiêm túc thực thi. Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các dianh nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Trước nhửng khó khăn do tình hình khó khăn của kinh tế thế giới có tác động mạnh mẽ đến nghành thép, chính phủ Việt Nam cũng đã có nhửng biện pháp, chính sách kịp thời, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Các biện pháp phòng về thương mại hay nhửng chính sách về tỷ giá, về lãi xuất đã giúp ích rất nhiều đến các doanh nghiệp nghành thép vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh.

Mức tăng trưởng tốt của kinh tế Việt Nam, với một nền chính trị ổn định, cùng với hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách của nhà nước tạo điều kiện nghành thép phát triển, giai đoạn 2017-2020 chứng kiến sự thành công vượt bậc của Hòa Phát, nhửng kỹ lục trong sản xuất kinh doanh liên tiếp được thiết lập, ghi nhận được nhiều thành quả đáng tự hào nhất của Hòa Phát.

2.3.. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm thép của Tập đoàn Hòa Phát

2.3.1. Chỉ tiêu định lượng

2.3.1.1. Doanh thu, lợi nhuận

Giai đoạn 2017- Tháng 9/2021, doanh thu mảng thép của Hòa Phát luôn tăng theo từng năm, lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát ghi nhận mức tăng trưởng không ổn định, tuy nhiên cũng ghi nhận được mức doanh thu, lợi nhuận sau thuế rất cao bất chấp nhửng điều kiện khó khăn của thị trường, nhửng biến động về giá cả, giá nguyên vật liệu, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn cũng như toàn nghành thép Việt Nam.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, nhiều doanh nghiệp thép hàng đầu Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong sản

xuất, kinh doanh mặt hàng thép của mình. Ta có thể theo dõi biểu đồ 2.4 dưới dây để thấy sự khác biệt kết quả kinh doanh năm 2020 của các ông lớn nghành thép Việt Nam năm 2020.

Biểu đồ 2.4: Kết quả kinh doanh năm 2020 của một số doanh nghiệp nghành thép Việt Nam. ( đơn vị: Tỷ đồng)

( Nguồn: vnfinance.vn)

Từ Biểu đồ 2.4 ta thấy, kết quả kinh doanh của Hòa Phát rất ấn tượng, vượt xa đối với 4 doanh nghiệp còn lại. Lũy kế cả năm 2020, doanh thu tại Hòa Phát đạt 91.279 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2019 và 13.506 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 78% so với năm 2019. Đối với Tập đoàn Hoa Sen (HSG), doanh thu trong năm đạt 27.534 tỷ đồng, giảm 2% so với năm trước đó và mới chỉ thực hiện được 98% kế hoạch năm, lợi nhuận sau thuế đạt 1.151 tỷ đồng, gấp 3 cùng kỳ và đạt 288% kế hoạch năm. Thép Việt Ý ( VIS) ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 4.062 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế cả năm 2020 đạt gần 30 tỷ đồng, khả quan hơn khoản lỗ hơn 218,7 tỷ

đồng trong năm 2019. Tại SMC, doanh thu hơn 15.744 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế

đạt 310,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 6,5% và tăng 227% so với năm trước. TạiGang thép

Thái Nguyên (TIS) ghi nhận doanh thu thuần cả năm đạt gần 9.566 tỷ đồng, giảm 8,3% so với doanh thu đạt được năm 2019, lãi sau thuế 19 tỷ đồng, giảm đến hơn nửa so với số lãi hơn 40,7 tỷ đồng đạt được năm 2019.

Từ đó, ta thấy năm 2020 kết quả kinh doanh của nhửng doanh nghiệp nghành thép ghi nhận nhửng kết quả trái ngược nhau, bên cạnh những doanh nghiệp có lãi, vẫn còn

nhận mức tăng trưởng của cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cả tập đoàn Hòa Phát ghi nhận nhửng con số ấn tượng như vậy là nhờ lĩnh vực sản suất thép tiếp tục đóng vai trò tăng trưởng đầu tàu của toàn tập đoàn.

2.3.1.2Sản lượng tiêu thụ và thị phần

Sản lượng tiêu thụ và thị phần thép xây dựng và ống thép của Hòa Phát luôn tăng trưởng ấn tượng và luôn giữ vị trí số 1 thị phần tại thị trường Việt Nam. Năm 2020, tổng sản lượng các loại thép xây dựng, phôi thép, ống và tôn tiêu thụ là 6.770.000 tấn, tăng 1,2 lần so với 2019. Trong khi sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm các loại của toàn thị trường tăng trưởng âm 1,18% so với cùng kỳ năm 2019, thép xây dựng Hòa Phát tăng trưởng 22,53%. Lượng tiêu thụ phôi thép và thép xây dựng lần đầu vượt 5 triệu tấn, trong đó Thép Hòa Phát củng cố vững chắc thị phần số 1 Việt Nam với 32,5%, tăng 6,3% so với năm 2019.Hòa phát luôn duy trì thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng trong nhiều năm qua, ta có thể thấy điều đó ở biểu đồ 2.5 dưới đây:

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ top 5 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020)

Từ biều đồ 2.5 ta có thể thấy thêm, thị phần thép xây dựng của Hòa Phát luôn ghi nhận tăng trưởng, giai đoạn 2017-2020, Hòa Phát ghi nhận mức thị phần ấn tượng từ 24% lên 33%, trong khi đó, các đối thủ kỳ cựu khác như Vnsteel, Vinakyoei có dấu hiệu chững lại đi ngang, còn POM ngày càng đánh mất thị phần. Fomorsa bắt đầu cung cấp thép xây dựng ra thị trường Việt nam từ năm 2017 nhưng sau 3 năm cũng đã dần khẳng định được vị thế, thị phần của Fomorsa năm 2020 đã gần theo kịp với Vinakyoei, POM.

Đối với ống thép, sản lượng bán hàng ống thép các loại ở nội địa đạt gần 800.000 tấn năm 2020, tăng 10 % so với năm 2019, vững vàng ở vị trí số 1 Việt Nam với thị phần 31,7%. Năm 2013, ống thép của Hòa Phát vươn lên đứng vị trí số 1 thị phần tại Việt Nam, từ đó đến nay, vẫn luôn duy trì được vị thế số 1, đặc biệt trong giai doạn 2017-2020, thị phần ống thép của Hòa Phát tăng vượt trội từ 26% lên 31,7%, trong khi đó thị phần top 5 doanh nghiệp sản xuất ống thép lớn nhất Việt Nam lại có xu hướng đi ngang, thậm chí giảm đi.

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thị phần ống thép năm 2019-2020

Chú thích: Thị phần ống thép năm 2020 biều thị vòng ngoài, năm 2019 biểu thị vòng trong.

(Nguồn:Báo cáo thường niên năm 2020 )

Ta có thể thấy từ biểu đồ 2.6, năm 2020, thị phần ống thép của Hòa Phát là 31,7%, số một Việt Nam, gần gấp đôi về thị phần đối với doanh nghiệp có thị phần thứ 2 là tập đoàn Hoa Sen. Còn đối với các thương hiệu khác như ống thép Minh Ngọc, Việt Đức, TVP… thị phần Hòa Phát cao gấp 3-4 lần.

2.3.1.3. Mức giá bán

Hòa Phát xác định khách hàng mục tiêu của mình là những người mua hàng phục vụ sản xuất và dịch vụ khác, hoặc cũng có thể là tiêu dùng trực tiếp.Các sản phẩm của công ty so với các sản phẩm cùng loại là gần như ngang giá, và có một số loại sản phẩm

riêng biệt và tùy theo vùng miền. Với Hòa Phát, giá thép ở miền bắc có xu hướng đắt hơn so với miền trung và miền nam, giá thép ở mỗi vùng miền có sự chênh lệch nhỏ do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến như thị phần từng vùng khác nhau, cơ sở nhà máy sản xuất và cung ứng ở mỗi vùng khác nhau và mục tiêu, chiến lược ở mỗi vùng là khác nhau.

Giá thép Hòa Phát luôn được cập nhật trên website của Hòa Phát, bảng giá ứng với mỗi danh mục các loại sản phẩm riêng có các mức giá khác nhau phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng. Bên cạnh đó, Hòa Phát luôn luôn tìm kiếm các nguồn nguyên liệu rẻ hơn, tự chủ nguồn nguyên liệu, đổi mới công nghệ, tối đa năng suất …nhằm giúp giảm giá cả của hàng hóa đến mức thấp nhất mà cho chất lượng tốt hơn.

2.3.1.4. Cơ cấu sản phẩm

Cơ cấu sản phẩm thép của Hòa Phát rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại và ngày càng chú trọng các loại thép chất lượng cao phục vụ cơ khí chế tạo. Sự đa dạng về cơ cấu sản phẩm thép của Hòa Phát cho phép Hòa Phát tiếp cận được đa dạng khách hàng, kết quả kinh doanh sẽ không quá tập trung vào một mặt hàng cụ thể.

Đối với thép xây dựng có thép thanh có kích cở đường kính: D10mm - D55mm,

thép cuộn kích cở Φ 6, Φ8, D8 gai, Φ10, đường kính ngoài cuộn: Φ 1,2 m.

Đối với ống thép có ống thép đen, ống thép mạ kẽm nhúng nóng, ống thép tôn mạ kẽm, ống thép cỡ lớn, và các loại ống thép công nghiệp khác.

Đối với tôn mạ màu – mạ kẽm có tôn cuộn tầy gỉ và phủ dầu, tôn cuộn cán nguội, tôn cuộn mạ kẽm, tôn cuộn mạ kẽm phủ màu, tôn cuôn mạ nhôm kẽm, tôn cuộn mạ nhôm kẽm phủ màu.

Đối với thép đặc biệt có dây rút đen, dây rút mạ kẽm, mặt bích, PC Bar, PC Strand. Ngoài ra còn nhiều sản phẩm quan trọng khác như phôi thép với các kích cở 130x130x6m; 130x130x12m; 150x150x6m; 150x150x12m, thép cuộn cán nóng kích thước 1,2m - 1,5m, và các thiết bị phù tùng khác.

2.3.2. Chỉ tiêu định tính 2.3.2.1. Chất lượng

Với tâm huyết dẫn đầu bằng chất lượng, Tập đoàn Hòa Phát đã luôn đầu tư và ứng dụng những công nghệ ưu việt nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đảm bảo cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng, có giá trị bền vững. Nhờ quy trình luyện thép khép kín, dây chuyền công nghệ hiện đại của các nước G7, Hòa Phát đã biến quặng sắt thành rất nhiều dòng sản phẩm chuẩn chất lượng, sạch tạp chất. Thép thành phẩm của Hòa Phát có lượng tạp chất (Cu, Ni, Cr) rất thấp, chỉ <0,03%, thấp hơn

so với với tiêu chuẩn của các nước trên thế giới. Hơn nữa, quá trình nấu luyện thép từ quặng khử bỏ một cách triệt để các tạp chất có hại khác như S, P nên sản phẩm sạch, tinh khiết và chất lượng tốt hơn. Do đó chất lượng sản phẩm ổn định hơn, tuổi thọ công trình cao hơn. Với tỷ lệ tạp chất cực thấp, thép luyện từ quặng có đặc tính chịu uốn, độ dẻo dai và độ giãn dài cao. Do đó, thép luyện từ quặng sở hữu cơ lý tính vượt trội và có thể cán thành những sản phẩm có đường kính, mác cao hơn.

Đối với thép xây dựng, Hòa Phát sản xuất thép từ quặng sắt theo công nghệ lò cao tuần hoàn khép kín 100%. Nhờ công nghệ tuần hoàn khép kín từ quặng và dây chuyền thiết bị hiện đại của các nước G7, thép xây dựng Hòa Phát luôn được đánh giá cao nhất về chất lượng. Các tạp chất trong thép được khử sạch sâu và gần như không còn các yếu tố có hại. Thép Hòa Phát đa dạng về chủng loại và mác thép, đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng khắt khe nhất. Hòa Phát là thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam sản xuất thành

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thép của Công ty Cổ Phần Tập đoàn (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)