MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH THỊ VÀ ĐỒNG QUÊ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI QUA THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY VÀ

Một phần của tài liệu Tài liệu Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại (Trang 112 - 118)

THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI QUA THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN

Một trong những điều cần quan tâm để có thể thấy rõ đặc điểm thơ lục bát đồng quê mỗi thời là mối quan hệ giữa thành thị và đồng quê. Sự chi phối của mối quan hệ này tác động không nhỏ tới thế giới thơ của từng tác giả, thậm chí là tới thơ ca của cả một giai đoạn nào đó.

Phải thấy rằng, như đã thành truyền thống từ chủ nghĩa lãng mạn, thơ ca đồng quê thường có sự đối lập, thậm chí là tương phản thẩm mĩ giữa đơ thị và thiên nhiên, đô thị và đồng quê. Truyền thống mĩ học ấy được kế thừa khá rõ trong thơ ca Việt Nam về sau này. Tuy nhiên, bên cạnh những tiếp nối ấy, có những khác biệt, biến thái cho thấy rất rõ dấu ấn của thời đại và hương sắc riêng của thơ ca từng thời. Thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là những hiện tượng khá tiêu biểu cho thấy bước đi của thơ lục bát đồng quê trong cuộc sống hôm nay.

Trong thế giới thơ Nguyễn Bính và nhiều tác giả cùng thời, sự đối lập, tương phản thẩm mĩ giữa thiên nhiên thành thị là khá rõ. Với họ, sự xâm nhập của những giá trị mang tính chất hiện đại của thành thị là những gì làm mai một đi cái chất quê mùa đáng quí của những con người đồng ruộng chân lấm tay bùn. Nguyễn Bính từng xót xa trước sự thay đổi cách sống, cách nghĩ của cô gái quê khi đi tỉnh về. Cái chất đồng quê vốn làm nên vẻ đẹp giản dị vốn có của những cơ thơn nữ nay đã bị mai một đi bởi tác động của lối sống thị thành:

Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thày u mình với chúng mình thương nhau

Hơm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

(Chân quê)

Khi tha hương, là khách giang hồ giữa nơi phố thị, có giây phút nào Nguyễn Bính khơng nhớ thương, mong mỏi về làng quê. Ông khát khao quay trở về để được sống trong yên bình thanh bạch:

Sao chẳng về đây, nỡ lạc lồi Giữa nơi thành thị gió mưa phai

Chết dần từng nấc rồi mai mốt Chết cả mùa xuân, chết cả đời?

(Sao chẳng về đây)

Với Nguyễn Bính, quê mùa là cái gốc rễ tạo nên nét đẹp cho mỗi con người. Người quê luôn sống trong ân tình, coi tình cảm hơn tiền bạc giàu sang. Sự xâm nhập của cuộc sống thành thị đã khiến cho thi sĩ quê mùa không tránh khỏi những hoang mang. Cảm xúc ấy đã đi vào thơ ông rất bộc trực và sâu sắc.

Từ thơ đồng quê Nguyễn Bính và những tác giả trong phong trào thơ mới tới thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn là cả một chặng đường khá dài của thơ ca Việt Nam. Những giá trị thơ kia vẫn được kế thừa. Tuy nhiên, cũng có nhiều biến thái cho thấy bước đi mới của thơ ca Việt Nam trong buổi hiện đại. Quả thực, quê mùa và thành thị vẫn luôn là hai thế giới đối lập nhau, khó có thể dung hồ. Là những con người mang tâm hồn quê, hẳn Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn ý thức rất rõ điều đó. Khơng khó để họ nhận ra rằng, cái hồn quê thuần chất nay đang bị đổi thay bởi sự chi phối của các yếu tố thuộc về cuộc sống đô thị hoá. Nguyễn Duy khi về thăm mảnh đất cố đô Huế không khỏi tiếc nhớ về những gì man mác, nhẹ nhàng của một thời đã qua, nay chỉ còn trong nỗi nhớ:

Tôi về xứ Huế mưa sa

Em ơi Đồng Khánh đã là ngày xưa Tôi về xứ Huế chiều mưa Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu

Giữa thời hiện đại, cái chất đồng quê lại là tác nhân cho niềm khát khao cháy bỏng của thi sĩ mong được yêu như các cụ ta xưa một thời. Vẫn là tình u chấy bỏng, nịng nhiệt, nhưng tình u của các cụ xưa có nhiều điều thi vị mà cái thời nay, thời đơ thị hố khó có thể có được.

Được yêu như các cụ xưa Cũng trăng gió cũng mây mưa ào ào

Được yêu như thể ca dao Đủ phờ phạc đất đủ lao đao trời

(Được yêu như thể ca dao) Nguyễn Duy cịn xót xa cho cái cảnh đời của nhiều thi sĩ trong thời đơ thị hố. Vì cuộc sống mưu sinh, họ phải lăn lộn với đời. Nhà thơ như thấy mọi sự bị đảo lộn, ông hoang mang trước sự lung lay của những giá trị tưởng như mãi vững bền. Sự hoang mang của ông là sự hoang mang cao quí của một thi sĩ đồng quê chân chất.

Nghe đồn thi sĩ đi buôn

Trời sao thoả thuận bán luôn bầu trời

(Thi sĩ B)

Sự đối lập giữa nông thôn và thành thị trong thơ Nguyễn Duy tuy không day dứt, quặn xé như trong thơ Nguyễn Bính, nhưng đó cũng là một dấu hỏi lớn, một niềm bâng khng khó tả trong cõi lịng thi sĩ. Theo bước đi của thời gian, sự xâm nhập của thành thị vào cuộc sống đồng quê ngày càng đậm nét hơn. Sự thích ứng của mỗi con người ở mỗi thời đại cũng là khác nhau. Đến Đồng Đức Bốn, sự đối lập, tương phản này vẫn được nhà thơ ý thức khá rõ, nhưng biểu hiện của nó trong thơ ca lại nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với trước đó. Tiếp xúc nhiều với cuộc sống nơi thành thị, Đồng Đức Bốn vẫn giữ trọn một niềm tin về vẻ đẹp và sự cao quí của chất quê:

Bao nhiêu là thứ bùa mê

Cũng không bằng được nhà quê của mình

Bên cạnh sự kế thừa truyền thống mĩ học của thơ ca đồng quê thời thi sĩ Nguyễn Bính, thơ đồng quê Việt Nam hiện đại, tiêu biểu là thơ lục bát có nhiều sự khác biệt trong việc thể hiện mối quan hệ giữa thành thị và nơng thơn trong thơ. Ngồi sự đối lập và tương phản của thành thị- nông thôn như chúng ta đã thấy, thơ lục bát Việt Nam hiện đại còn cho thấy một sự thay đổi rất lớn trong quan điểm, thái độ của những nhà thơ hiện đại trong cuộc sống đơ thị hố. Thành thị khơng chỉ là một giá trị gây ra sự biến thái của hồn quê, chất đồng quê nữa. Nó đã mang thêm một sắc thái nữa là sự tương hỗ, tương trợ cho chất đồng q trong thơ ca. Có thể lí giải như thế này: Vốn dĩ, trong cuộc sống hiện nay, bóng dáng của cuộc sống thành thị đã len lách vào từng ngõ nhỏ của cuộc sống. Sự ngăn cách giữa thành thị-nông thôn ngày càng trở nên mờ nhạt. Cuộc sống đơ thị khơng cịn là điều xa lạ đối với mỗi người. Cũng phải thấy rằng, sự tác động qua lại giữa thành thị và nông thôn không chỉ theo một chiều. Cuộc sống đơ thị hố làm thay đổi cách nghĩ, nếp sống của nhiều người quê. Thế nhưng, cũng có nhiều nếp sống đẹp của nơi ruộng lúa, ao bèo được nhiều người biết đến và trân trọng. Sự tác động, tương hỗ qua lại của hai miền thành thị-nông thôn cũng là điều tất yếu.

Cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều là những con người có gốc gác quê mùa nhưng lại gắn bó nhiều với cuộc sống thành thị. Sau chiến tranh, Nguyễn Duy về sống giữa thành phố thương mại bậc nhất của nước ta là thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Đức Bốn sống ở Hải Phịng nhưng có tuần nào ơng lại khơng lên Hà Nội đôi ba lần! Sống giữa cuộc sống ấy, họ dần hiểu ra rằng, có nhiều cái rất quê, rất đẹp và thi vị. Những cảnh quan của cuộc sống phố thị được họ khắc hoạ nhiều khi lại mang nguồn gốc quê mùa và có chức năng thể hiện chất đồng quê. Sống nhiều ở phố thị, Nguyễn Duy có thêm cái chất bụi bặm, thủng thẳng của một anh nhà quê lang thang nơi góc phố, đầu hè.

Xin nghe anh nói cực nghiêm Linh hồn cát bụi ở miền trong veo

Yêu nhau theo mốt nhà nghèo vô tư

(Cơm bụi ca)

Nguyễn Duy còn yêu mến cuộc sống nơi Hà Thành bằng tâm hồn trong trẻo, giản dị. Hồ Tây được nhà thơ khắc hoạ không ồn ào, xô bồ mà mang một chất quê man mác. Chất đồng quê đã chi phối và tác động không nhỏ tới thế giới quan của tác giả. Nông thôn và thành thị trong cảm quan thi sĩ đã hoà nhập vào nhau, nâng đỡ cho nhau.

Ngọn cây ngây dại cánh diều Chân đê lảng vảng ít nhiều khói sương

(Hồ Tây)

Với Đồng Đức Bốn, cảm quan về ranh giới giữa nông thôn, thành thị còn trở nên mờ nhạt hơn nữa. Ông yêu đồng quê và nhớ thương da diết cái sắc thái thi vị của mảnh đất thành thị. Chất đồng quê đã tạo cho nhà thơ tấm lịng cởi mở và chính nó cũng đã giúp nhà thơ nhận ra những vẻ đẹp tiềm ẩn của cuộc sống hiện đại.

Nhớ em là nhớ Thuỵ Khuê Nhớ con đường bão đi về trong thơ

Nhớ hương sen ở Tây Hồ Nhớ em rồi lại bơ vơ nhớ mình

(Nhớ Thuỵ Khuê)

Sống nhiều ở nơi đơ thị, thế nhưng có một điều đặc biệt rằng, Đồng Đức Bốn thường nhìn thấy nhiều hơn vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Giữa mái ngói nhà tầng, xe cộ tấp nập, người người đua chen nhau để sống, nhà thơ vẫn tìm ra những chất thơ rất đồng quê:

Buổi sáng đường Lê Thánh Tông Hoa dâu da nở mênh mơng khắp trời

Buổi sáng em đi với tơi Tóc đen sao lắm hoa rơi thế này

Như vậy, so với thơ ca đồng quê thời trước, quan niệm thẩm mĩ về mối quan hệ giữa nông thôn, thành thị trong thơ Việt Nam hiện đại, tiêu biểu là thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn đã có nhiều nét mới. Nếu như trước đây, mối quan hệ là đối lập thì nay vừa đối lập lại vừa xuyên thấm, tương trợ cho nhau để làm nổi bật gốc gác, tâm hồn quê mùa của người sáng tác. Tuy có nhiều thay đổi, nhưng chất đồng quê trong thơ các tác giả hôm nay vẫn rất đậm đà, chan chứa. Là sự kế tục và phát triển của thơ ca đời trước. Hơn cả thế, chất đồng quê dường như ngày càng trở thành một giá trị sâu sắc, lâu bền, chi phối thế giới quan của hầu hết các nhà thơ Việt.

Chương ba

Một phần của tài liệu Tài liệu Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại (Trang 112 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)