LỤC BÁT QUÊ MÙA: NHỮNG KẾ TỤC VÀ CÁCH TÂN TRONG THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN

Một phần của tài liệu Tài liệu Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại (Trang 137 - 148)

TRONG THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN

Hiện nay, trong xu thế nhiều thể thơ ca đang tìm đến sự phá cách, mở những lối đi mới thì thể lục bát vẫn mượt mà, êm ái như xưa.Có cách tân song vẫn thuần chất. Sở dĩ lục bát là thể thơ vẫn được ưa chuộng, ấy là bởi sau những lăn lộn, nổi nênh trên đường đời, người ta khó tránh khỉ những căng thẳng, mệt mỏi. Tìm về với lục bát, với điệu hồn dân tộc, người quê Việt sẽ phần nào thấy an lịng, bình tâm hơn.

Phải nhắc lại một điều mà nhiều người vẫn nhắc: lục bát dễ làm nhưng khó hay. Làm thơ lục bát được nhiều, được hay như Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn lại càng không phải là chuyện dễ. Họ cần mẫn lao động trên những cánh đồng thơ văn dân tộc để cho ra đời những thi phẩm như những viên ngọc q, khơng gọt dũa mà vẫn lung linh, sáng ngời. Thể lục bát khi đã đặt vào tay những tác giả đồng quê này là đã thực sự được trở về với những người thợ thơ tài ba. Những vần thơ lục bát của họ vừa đi theo lối đi truyền thống, vừa có những cách tân, đổi mới tài tình.

Qui mơ, cấu trúc khổ thơ, bài thơ

Hầu hết các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều đi đến kết luận rằng, lục bát của hai nhà thơ này đều cắm rễ sâu vào ca dao truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những kế thừa, thơ lục bát hai ơng vẫn có nhiều cách tân mới lạ. Xét ngay trên bình diện khổ thơ, bài thơ, những đặc điểm này biểu hiện khá nổi bật.

Nhiều khổ thơ trong các bài lục bát của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn chỉ gồm có hai câu thơ, tức là một cặp sáu- tám. Mỗi cặp thơ như vậy lại có nội dung tương đối độc lập, giống như những bài ca dao. Trong kho tàng ca dao cổ truyền, phần lớn là những bài ca dao ngắn chỉ gồm một cặp lục bát. Theo

thống kê của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính, trong cuốn Ca dao Việt

lục bát, số lời hai dòng là 620, chiếm tới 63%. Như thế, cấu trúc một bài ca dao thường là rất ngắn. Vì thế, mỗi khổ thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn từ nội dung, âm điệu đến cấu trúc đều rất gần ca dao. Chẳng hạn, trong thơ lục bát Nguyễn Duy:

Con cò bay lả bay la

Bay từ châu thổ bay qua thuỷ triều Con cò con ốc con nghêu Ngửa trên bãi biển như trêu con cò

(Lời ru con cò biển)

Hay trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn:

Không em ra ngõ kéo diều

Nào ngờ được mảnh trăng chiều trong mây Luồn kim vào nhớ để may

Chỉ yêu cứ đứt trên tay mình cầm

(Sông thương ngày không em) Điều đặc biệt, mỗi khổ thơ hầu như đều có khả năng đứng độc lập mà vẫn có thể coi là một chỉnh thể thơ đặc sắc. Số bài thơ lục bát có các khổ thơ như thế trong đời thơ hai tác giả Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn là tương đối nhiều

nếu khơng muốn nói là phổ biến. Trong tập Sáu và tám của Nguyễn Duy, nếu

không kể 16 bài thơ chỉ có hai câu thì có tới 42/ 83 bài thơ lục bát có các khổ thơ chỉ gồm một cặp lục bát. Hiện tượng này ở Đồng Đức Bốn còn nhiều hơn nữa. Phần lớn các bài lục bát của ơng đều có các khổ thơ hai câu. Thi sĩ

Nguyễn Bính cũng có những bài lục bát có các khổ thơ hai câu như bài Cây

bàng cuối thu:

Thu sang trên những cành bàng Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi

Hôm qua đã rụng một rồi Lá theo gió cuốn ra ngồi sơn thơn…

Tuy nhiên, số lượng những bài thơ như thế trong đời thơ Nguyễn Bính là khơng nhiều. Vả lại, mỗi khổ thơ (hay cặp thơ) ấy lại khơng có khả năng đứng tương đối độc lập được. Một cách tân nào đó, phải đến một thời điểm nhất định mới trở nên phổ biến. Những bài lục bát có các khổ thơ hai câu như của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn có thể coi là sự cách tân của lục bát hiện đại. Nhưng là cách tân để trở về gần gũi hơn với thơ ca truyền thống.

Ở phạm vi bài thơ, những bài lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn thường ở qui mô vừa và nhỏ, có khi là cực nhỏ. Lục bát trong văn học viết trước đây thường dài. Ngắn gọn hoá dung lượng bài thơ lục bát là một biểu hiện của sự hiện đại hoá trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại. Thi sĩ chân quê

Nguyễn Bính cũng chỉ có bài Hoa cỏ may là cực ngắn với một cặp lục bát,

nhưng đến Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn thì những bài thơ như thế khơng

chỉ còn là con số một. Đó là các bài: Gặp ma, Thiền sư, Gói…của Nguyễn Duy; Khóc một dịng sơng, Lời ru cho cỏ buồn…của Đồng Đức Bốn.Thậm

chí, Đồng Đức Bốn cịn cố gắng rút ngắn dung lượng bài thơ đến mức tối đa. Cả phần tiêu đề bài thơ lẫn phần nội dung bài thơ mới là một cặp sáu- tám. Tức là trừ phần tiêu đề đi, bài thơ chỉ còn lại một câu(dòng) duy nhất. Sự mới mẻ này chưa hề có trong lục bát truyền thống.

Chiều nay hồ Tây có giơng

Tơi ngồi trên sóng mà khơng thấy chìm

Trong thơ lục bát, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn cịn có lối bắt vần nối tiếp từ câu thơ tiêu đề. Câu thơ đầu tiên của bài thơ vì thế cũng là tiêu đề của bài thơ. Mới nhìn, chúng ta dễ lầm tưởng đây là những bài lục bát biến thể bắt đầu từ câu bát. Những đổi mới này trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn quả là đặc sắc, lạ lẫm. Ấy sở dĩ cũng là biểu hiện của tính cách thẳng thắn, bộc trực bên trong con người những nhà thơ xứ đồng . Với thơ lục

bát Nguyễn Duy, ta có thể kể tới thi phẩm Đám mây dừng lại trên trời:

…Để cho dưới đất đám người chạy mưa Để cho có lúc nương nhờ

Mái hiên ai cứ như thừa vậy thơi

Cịn với Đồng Đức Bốn, có khơng ít những thi phẩm như thế: Thăm mộ Nguyễn Du

Bỗng dưng tôi gặp mùa thu trở về…

Hay:

Cuối cùng vẫn cịn dịng sơng

Khi xa thì nhớ đứng trơng lại buồn…

Nguyễn Duy đặt tiêu đề cho bài lục bát của mình thường rất ngắn gọn. Có

khi ba tiếng: Trên sân trường, Tre Việt Nam, Bầu trời vuông…Hoặc hai tiếng:

Võng trăng, Đàn bầu, Mùa thu, Nhớ bạn…Tối thiểu chỉ có một tiếng: Nhớ, Mưa, Nắng, Trăng, Sao…Cách đặt tiêu đề như vậy là một nét biểu hiện trong

tính cách thẳng thắn, ưa xúc tích, ngắn gọn của nhà thơ. Nguyễn Duy cịn có thói quen sáng tác thơ theo các nhóm bài có chung đề tài, chủ đề: Chùm bài

Khúc dân ca, Ca dao vọng về, Kính thư liền chị, chùm thơ về Hoa, Quả…Giữa các bài thơ lại có sự nối tiếp giống như những cuộc đối thoại. Đã

có Lời của cây, lại có Lời của quả đáp lại. Đã có mưa, nắng, lại có trăng,

sao…Tính cách ưa sự trọn vẹn, trịn đầy, thích thay đổi khơng khí trong cuộc

sống, trong thơ của thi sĩ đã tạo nên những nét đặc biệt này.

Đồng Đức Bốn có những tiêu đề thơ lục bát ngắn gọn như của Nguyễn

Duy như: Phố đèo, Về đâu, Về Huế, Chuông buồn…Tuy nhiên, những tiêu đề thơ lục bát trong tập Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc thì khơng có bài nào mang

tiêu đề chỉ một tiếng. Đa phần là các tiêu đề khá dài và có vần, có nhịp như những câu thơ mượt mà. Đây là nét riêng, là điểm khác nhau trong thơ, trong tính cách của hai thi sĩ đồng quê.

Thơ lục bát hiện đại có nhiều bài kết thúc theo lối mở. Dấu hiệu nhận biết thường là các dấu câu đặc biệt. Tiêu biểu là dấu hỏi, dấu ba chấm và dấu chấm than. Hiện tượng này trong ca dao xưa là chưa có. Từ khi người sáng tác có ý thức chú ý tới việc đồng sáng tạo của người đọc, kiểu kết thúc này

ngày càng trở nên phổ biến hơn. Trong thơ Mới, nhiều thi phẩm đã có cấu

trúc mở và tạo ra hiệu quả nghệ thuật. Ví dụ như bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư được tạo bởi sự kết hợp từ 3 câu hỏi. Hàn Mạc Tử kết thúc Mùa xuân chín

bằng câu hỏi bâng khuâng, day dứt:

Chị ấy năm nay cịn gánh thóc Dọc bờ sơng trắng nắng chang chang?

Trong Tiền và lá, Nguyễn Bính dãi bày tấm lịng quặn xé đến tê tái. Câu

hỏi mà thi sĩ đặt ra, chính bản thân thi sĩ cũng khó có thể trả lời. Nó như nốt nhạc buồn cứ quẩn quanh trong tâm trí người đọc:

Người ta đã bị mua rồi

Chợ đời ngồi họp, mình tơi mua gì?

Lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã kế thừa trọn vẹn những cách

tân ấy. Nguyễn Duy kết thúc bài Hỏi thăm bằng câu hỏi gợi ra nỗi nhớ sâu

nặng:

Qn cơm Âm Phủ cịn khơng Cơ gì hơm ấy lấy chồng hay chưa?

Ở bài Bát nước ngô, câu thơ cuối là một câu lục và lại đứng tách riêng ra

thành một khổ. Nó khẳng định tình người, tình q hương qua chút quà mộc mạc, giản dị là bát nước ngơ: “Q đồng chỉ có thế thơi”. “thế thơi” nhưng lại vơ cùng ý vị, ý nghĩa. Câu thơ cứ man mác, sâu lắng, là dư âm vang mãi trong lòng độc giả.

Kết thúc bài thơ theo lối bỏ ngỏ trong lục bát Đồng Đức Bốn cũng khơng ít. Mỗi lần kết thúc như thế, nhà thơ lại tạo ra một tín hiệu nghệ thuật đặc biệt. Căn cứ vào đó, chúng ta có thể thấy được chiều sâu cảm xúc và nỗi lòng nhà thơ.

Nếu đời đang hết bùn nhơ Mưa dầm ngõ nhỏ bao giờ tạnh đây

(Ngõ nhỏ mưa dầm)

Tẽn tị con sáo sang sơng Bờ bên này tưởng cũng khơng có gì

Lại bờ bên ấy có gì cũng khơng Ước gì trời nổi cơn giơng

(Con sáo sang sông) Cấu trúc khổ thơ, bài thơ lục bát của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn đã chứng tỏ thêm rằng, họ là những nhà thơ đồng quê rất linh hoạt. Bám sâu, bám chắc vào gốc rễ truyền thống, đồng thời có nhiều đóng góp mới lạ, làm giàu cho kho tàng lục bát Việt Nam. Thơ lục bát của họ cũ mà không nhàm, mới mà không xa lạ, cá tính mà khơng lạc lõng. Tài thơ, tâm hồn thơ của họ mỗi lúc lại được khẳng định hơn trong thơ Việt. Tiêu biểu là thơ lục bát.

Ở cấp độ câu thơ

3.2.1. Về ngắt nhịp

Từ thơ lục bát Nguyễn Duy đến thơ lục bát Đồng Đức Bốn đều tuân thủ theo lối ngắt nhịp của lục bát truyền thống. Phần nhiều các câu lục bát trong đời thơ họ đều ngắt nhịp theo lối xưa, lối cũ. Cách ngắt nhịp này phần nào tạo nên âm hưởng ca dao trong thơ của hai tác giả đồng quê.

Bên cạnh những kế thừa, cách ngắt nhịp trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn cũng có nhiều khác lạ. Là những đổi mới trong tư duy thơ. Những đổi mới đó là sự làm giàu thêm cho lục bát truyền thống chứ hồn tồn khơng phải là sự vẫy vùng chối bỏ những giá trị đã có. Trong thơ lục bát của các nhà thơ khác, chúng ta có thể thấy họ có khá nhiều cách ngắt nhịp sáng tạo, tạo hơi thở mới cho thơ mình. Lục bát Nguyễn Bính có tiết tấu linh hoạt, diễn tả đúng mạch cảm xúc của cái tơi trữ tình lãng mạn hiện đại:

Cái gì như thể nhớ mong

Nhớ nàng/ không/ quyết là không nhớ nàng

(Người hàng xóm)

Nhà thơ Tố Hữu lại có cách ngắt nhịp cực hay trong Nước non…Đang là

những câu thơ nhịp nhàng theo lối truyền thống:

Chập chùng/ thác lửa/ thác chơng Thác Dài/ thác Khó/ thác Ơng/ thác Bà

Bỗng chuyển đổi, biến hoá trong nhịp 1/3/2 thể hiện sự quyết tâm mãnh liệt đang bùng lên trong lòng người chiến sĩ cách mạng:

Thác/ bao nhiêu thác/ cũng qua

Từ những cung bậc tình cảm khác nhau, Nguyễn Duy tạo ra nhiều cách ngắt nhịp khác nhau trong các bài thơ lục bát của mình. Có thể kể ra đây một số cách ngắt nhịp tiêu biểu, phổ biến trong thơ lục bát của ông. Cách ngắt nhịp 1/6 như sự vỡ oà về cảm xúc thi nhân:

Chao/… đêm đẹp biết chừng nào Vẫn xin em chớ làm sao giữa trời

(Ca dao vọng về) Có trường hợp, câu thơ theo nhịp 1/7, giống kiểu câu định nghĩa nhưng thể hiện sự ngỡ ngàng trong tâm trạng nhà thơ.

Nét và hình chẳng riêng ai Em/- thần nhan sắc trời sai giáng trần

(Nét và hình)

Ta về thăm chiến trường xưa Em/- hoa đào muộn Kỳ Lừa mùa xuân

(Lạng sơn)

Cách ngắt nhịp 2/6 mang lại những giá trị biểu cảm khác lạ. Nó là sự bất ngờ, mừng vui trong cảm xúc của thi nhân. Nhịp 2 giữ cho mạch thơ ngừng lại, làm cho tâm trạng ngưng lại rồi chợt mở ra một nét mới lạ của cảnh vật, không gian hoặc tạo khoảng trống để người đọc suy ngẫm và thấu hiểu hơn về tấm lịng thi nhân.

Bom rơi toang hốc một vùng Mẹt xanh/- khoảng trống của rừng hiện ra

(Sao)

Một đời/ không thể nào quên Lòng dân/- chiếc mộc vững bền che ta

(Hầm chữ A)

Cách sử dụng dấu câu trong các câu thơ đơi khi cũng tạo nên những nhịp thơ có hiệu quả nghệ thật cao. Nguyễn Duy thường dùng dấu chấm lửng tạo

ra sự lửng lơ, chậm rãi, gợi nhiều suy ngẫm. Thói quen này khơng chỉ có ở thơ lục bát của nhà thơ mà còn ở nhiều thể thơ khác.

Ta bay lên trời

Và hình dung một lần chui xuống đất Mười thước…ngàn thước…mười ngàn thước

(Trong đất)

Trong thơ lục bát, dấu chấm lửng giữa dòng thơ làm cho nhịp thơ chậm lại, trầm buồn trong tâm hồn thi sĩ:

Cái cò…sung chát…đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa) Nếu dấu chấm lửng làm cho nhịp thơ chậm lại thì dấu chấm giữa dịng thơ lại làm cho câu thơ bị đứt quãng. Nhịp thơ nghẽn lại, ngắt nghỉ một cách lạ lẫm như lối nói dấm dẳng của những con người làng quê:

Nắng. Hoa đồng nội chói chang Mùi hoang dại cỏ gợi hoang vu người

(Rau muối)

Bài Tre Việt Nam là bài thơ lục bát hay và tiêu biểu cho đời thơ Nguyễn

Duy. Phần kết bài thơ này, câu thơ bị ngắt ra thành từng khúc, từng đoạn làm nên nhịp thơ lạ, gợi ra khoảng không gian, thời gian vô tận. Mỗi nhịp thơ là tiếng lòng khẳng định niềm tin vào tương lai quê hương, đất nước.

Mai sau Mai sau Mai sau

Tre xanh xanh mãi xanh màu tre xanh

Cũng là nhà thơ đồng quê như Nguyễn Bính, Nguyễn Duy…Nhịp thơ lục bát của Đồng Đức Bốn bám chắc, bám sâu vào gốc rễ của lục bát truyền thống. Ấy vậy nhưng, vẫn phải nói rằng, Đồng Đức Bốn rất khéo và tài khi đưa những giá trị thơ lục bát truyền thống hoà nhập cùng những giá trị thơ ca

hiện đại. ngay trong quá trình kiến tạo nhịp thơ, điều này thể hiện cũng khá rõ.

Lục bát Đồng Đức Bốn có nhiều câu làm theo nhịp 3/5. Nó giống như sự đứt gãy, hẫng hụt trong tâm hồn nhà thơ:

Cái đêm hơm ấy gió mùa Tơ nhện giăng/ đến cổng chùa thì tan

(Cái đêm em ở với chồng) Đồng Đức Bốn có những câu thơ làm theo lối bậc thang, nhịp thơ vì thế gợi ra những dư âm bâng khuâng lòng người.

Bây giờ mới được tĩnh tâm Bâng khuâng

trong khói nhang trầm gặp nhau

(Mùa xuân đi phủ Tây Hồ) Đặc biệt, Đồng Đức Bốn rất hay sử dụng những liên từ đứng ở đầu câu thơ

như: bởi, cho nên, để, lại... Thơ lục bát Nguyễn Duy cũng có những liên từ

như vậy, nhưng không thường xuyên và phổ biến như thơ Đồng Đức Bốn. Những liên từ này trong lục bát truyền thống thường không được sử dụng do đặc trưng thể loại. Nó tạo ra sự ngưng nghỉ, đứt gãy trong nhịp điệu và trong cảm xúc. Đồng Đức Bốn sử dụng những liên từ như vậy nhằm nhiều ý đồ

Một phần của tài liệu Tài liệu Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại (Trang 137 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)