Báo động về sự suy thoái của nhân cách con ngƣời

Một phần của tài liệu Tài liệu Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 43 - 44)

B. NỘI DUNG

2.2. Báo động về sự suy thoái của nhân cách con ngƣời

Nằm trong ý đồ nghệ thuật của mình, nhà văn đã đem con người ra đối chứng ở nhiều Ộtọa độỢ, để thấu hiểu một cách toàn diện nhất về con người, đặtcon người trong những hoàn cảnh cụ thể. Hoàn cảnh tạo lên tắnh cách của con người khiến họ bộc lộ hết chân tướng của mình. Cuộc sống là một chuỗi thời gian mà con người luôn phải đấu tranh giữa phần ỘconỢ và phần ỘngườiỢ. Có những con người trong những môi trường tốt đẹp lại trở nên tốt đẹp hơn nhưng cũng có những kẻ chỉ lợi dụng sơ hở mà luồn cúi, sa đọa vào con đường tội lỗi, tha hóa nhân cách, đánh mất mình, những kẻ lóa mắt vì tiền như Xuyến, Trình, Quỳnh, Thuật (ỘĐám cưới không có giấy giá thúỢ), Loan, Thưởng (ỘMưa mùa hạỢ). Tất cả họ là những con người ham mê vật chất tầm thường đã bị trượt dốc trên Ộtử lộỢ của sự tha hóa và cùng chung một số phận đổ vỡ bi đát. Đặc biệt hơn đó là sự tha hóa của tầng lớp trắ thức do thèm khát danh vọng và quyền lực, sẵn sàng chà đạp lên đạo lý như các nhân vật trong tác phẩm: ỘMưa mùa hạỢ, ỘĐám cưới không có giấy giá thúỢ

Nhân cách là phẩm giá cao quý của con người. Với chức năng Ộvăn học là nhân họcỢ, văn học hướng tới hoàn thiện nhân cách của con người thông qua những tư tưởng gửi gắm trong hình tượng nghệ thuật Ộphát hiện ra sự tự ý thức của nhân cách mỗi con người, đó là bước phát triển biện chứng của tư duy nghệ thuật trong các tác phẩm văn học mười năm trở lại đâyỢ và Ộsự hình thành nhân cách cá tắnh đang trở thành đề tài được nhiều tác phẩm chủ tâm thể hiệnỢ [42]. Con người không chỉ có ý thức khẳng định nhân cách mà còn có nhu cầu hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên xã hội thời nào cũng vậy, đặc biệt xã hội thời hậu chiến vẫn còn tồn tại nhiều phần tử lợi dụng sơ hở trong vấn đề quản lý, bị những ham muốn tầm thường hủy hoại mất nhân cách và

ngày càng trượt dốc trên con đường tha hóa nhân cách, đó là những con người không có bản lĩnh và tự đánh mất mình.

Quan tâm đến vấn đề đạo đức, nhân cách, vạch rõ bản chất của cái thiện, cái ác gắn liền với việc phân tắch quá trình tâm lý tồn tại trong xã hội và con người là dấu hiệu nổi bật trong các sáng tác của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới. Bên cạnh những nhân vật tắch cực có nhân cách cao đẹp và có ý thức bảo vệ nhân cách của mình khỏi cám dỗ của đời sống như ông Cần, ông Thống, ông Thuần, Nam,(ỘMưa mùa hạỢ)Ầ Ma Văn Kháng còn tập trung xoáy sâu vào những nhân vật tiêu cực từ những người trắ thức đến những người bình thường trong xã hội Ờ đó là những phần tử tôn thờ Chủ nghĩa vật chất, Chủ nghĩa lợi danh.

Sau những năm chiến tranh gian khổ, đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách, con người buộc phải đối mặt với mọi cám dỗ của vật chất (đồng tiền). Nếu không có tinh thần kiên định vượt qua thì con người dễ bị mất phương hướng, rơi vào hố thẳm của sự tha hóa biến chất. Ma Văn Kháng đã không ngần ngại miêu tả sức mạnh của đồng tiền và sự tác động của nó đến con người khiến Ộcon người vì cái lợi vật chất đang hèn điỢ (ỘĐám cưới

không có giấy giá thúỢ).

Một phần của tài liệu Tài liệu Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)