B. NỘI DUNG
2.2.2. Nhân vật trắ thức bị tha hóa về nhân cách
Với giọng văn mềm mại, hiền lành nhưng quyết liệt, Ma Văn Kháng viết về những mặt trái của xã hội với nội dung nhấn mạnh ma lực của đồng tiền đã làm hoại suy ý chắ, tình cảm và nhân cách của con người một cách mạnh mẽ. Ma Văn Kháng đã từng khẳng định: ỘLối sống thực dụng chạy theo đồng tiền là một hoàn cảnh lắm vi trùng làm cho con người ta bị nhiễm một thứ bệnh mất nhân tắnhỢ (ỘMùa lá rụng trong vườnỢ). Cũng như Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê và nhiều nhà văn khác Ma Văn Kháng đã không ngần ngại nhấn mạnh giá trị vật chất của đồng tiền ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân tắnh của con người. Những tác phẩm đề cập đến vấn đề này của ông là: ỘĐám cưới không có giấy giá thúỢ (1988), ỘCôi cút giữa cảnh đờiỢ (1989),ỘNgược
dòng nước lũỢ (1999), ỘMưa mùa hạỢ.
ỘĐám cưới không có giấy giá thúỢ (1988) ra đời được bạn đọc đón
nhận một cách nồng nhiệt. Đọc tiểu thuyết này, độc giả khó có thể quên được cảm giác xót xa đến não nề dâng trào trong lòng mình bởi vô vàn những trái
khoáy ập vào số phận của từng nhân vật. Đây là một tác phẩm phản ánh sâu sắc hình ảnh những con người bị cơn lốc ham muốn vật chất cuốn đi trong nền kinh tế thị trường có vô vàn điều cám dỗ lòng người. Họ đã bị những dục vọng tầm thường, những cơn lốc của ham muốn cuốn trôi một cách mạnh mẽ. Trước thực tế ấy, nhiều người đã bị mất nhân cách, bản lĩnh của mình.
Ma Văn Kháng tập trung phản ánh hiện tượng những người trắ thức bị tha hoá, tự đánh mất giá trị bản thân mình một cách sinh động với một tâm trạng buồn đến da diết. Sự sùng bái đồng tiền trở thành cuộc chạy đua đầy cuồng vọng đuổi bắt những món lợi vật chất tầm thường hàng ngày. Sau những năm tháng chiến tranh gian khổ, con người trở về với một cuộc sống bình yên nhưng cũng phải đối mặt với không ắt những khó khăn. Đối mặt với mọi cám dỗ của đồng tiền, nếu không kiên định trong ý thức vì mất phương hướng, rơi vào bóng tối của sự tha hoá biến chất là lẽ đương nhiên. Hình ảnh những nhân vật trong ỘĐám cưới không có giấy giá thúỢ cho ta thấy được một bức tranh đủ màu sắc về những con đường dẫn nhân cách mà người trắ thức rơi vào bùn lầy. Ta thấy ở đó bóng dáng của Xuyến, Trình, Quỳnh, Thảnh, thầy Thuật. Đối với Ma Văn Kháng, bên cạnh việc ca ngợi những trắ thức được nâng lên thành kiểu mẫu của giá trị thì ông còn tập trung bóc tách nhân cách của những trắ thức bị tha hoá, tự đánh mất bản ngã của mình. Những cán bộ, thầy giáo, học sinh trong miêu tả của ông phần nhiều bị chìm trong lối sống lạnh nhạt, thiếu tình người, một cách sống thờ ơ và vô trách nhiệm với chắnh tư cách bản thân mình. Ma Văn Kháng nhận ra và xót xa thốt lên một sự thật đau lòng: ỘHọc trò giờ lẫn lộn với lưu manh. Chúng có thể lột truồng thầy giáo của chúng ra và chơi trò phết sơn đỏ lắmỢ[21, tr. 299]. Cậu học trò Tuẫn - con trai Bắ thư Lại đã cậy quyền lực của bố mà hỗn láo, phỉ báng thầy trước mặt bạn bè. Thầy Tự phạt Tuẫn bằng một cái tát thì hắn nói: Đời ông từ nay khốn khổ rồi. Bên cạnh đó, cô nữ sinh Trình vốn là một người ngoan ngoãn, chỉ vì bệnh tật mà bị bỏ rơi, bị nghèo đói đã trở nên mất niềm tin vào
cuộc sống, trở nên đáo để, cong cớn, chụp giật để trả thù đời. Còn Xuyến, vợ Tự, vốn là một cô thủ thư, do ham muốn vật chất quá độ đã trở thành một người đàn bà đầy bản năng, với một nguyện vọng là giàu có, sung sướng.
Nhân vật thầy Thuật trong ỘĐám cưới không có giấy giá thúỢ đã được phân tắch ở phần trên cũng là một nhân vật vừa đáng thương và đáng trách, anh bị cái lợi vật chất lôi đi dần xa những giá trị cao quý của cuộc sống. Thuật dần dần bị chìm trong cuộc sống mất niềm tin và bị lối sống bất cần, ngạo mạn lôi kéo. Tài năng của Thuật bị xuống dốc bắt nguồn từ sự đố kỵ, sự chèn ép ngáng chân của Cẩm và Dương. Anh trở nên suy đốn, trở thành một kẻ Ộngông ngạo khinh bạc và độc địaỢ[21, tr. 266], anh Ộlạm dụng uy tắn của thầy dạy giỏi, lao như điên vào các lớp dạy thêm, thoát ra khỏi cảnh túng bấnỢ[24, tr. 256 - tr. 257], và Ộchỉ nhăm nhăm kiếm tiền làm giàu gây bao tiếng xấu đến thanh danh nhà trường, Ầgây ai oán cho bao gia đình học sinhỢ[21, tr. 273]. Khi bị kìm hãm quá mức, Thuật đã đánh mất giá trị và tài năng của một người thầy dạy giỏi và đã phát điên chỉ trong một thời gian ngắn. Đau đớn thay và tiếc nuối cho Thuật, từ một người trắ thức có bản lĩnh, tâm huyết với nghề nghiệp lại trở thành nạn nhân của thế giới biến động và quay đảo.