NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Một phần của tài liệu So 6 (Trang 39 - 43)

2016, xuống còn 49 hộ (0,45%) cuối năm 2019; dịch vụ y tế, giáo dục có nhiều tiến bộ. Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, không để xảy ra điểm nóng, phức tạp. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng, gắn với sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Đã hoàn thành việc nhập xã Quảng Lợi vào xã Quảng Tân; triển khai có hiệu quả mô hình cơ quan UBKT - Thanh tra, Tổ chức - Nội vụ, Cơ quan khối, khối vận cấp xã; thực hiện mô hình Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã tại 7/9 đơn vị; 100% bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra được đẩy mạnh; hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội có nhiều đổi mới; triển khai có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở; khối đại đoàn kết toàn dân không ngừng được củng cố, phát huy, tăng cường đồng thuận xã hội, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án lớn về giao thông đi qua địa bàn.

Nhiệm vụ thời gian tới

Huyện Đầm Hà được tỉnh xác định là địa bàn trọng điểm về phát triển nông nghiệp, trở thành một trong các trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; vùng sản xuất, chế biến nông sản và thủy hải sản của tỉnh, thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền, hệ thống chính trị huyện Đầm Hà cần tập trung:

Một là, Cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, MTTQ, các đoàn thể Nhân dân huyện Đầm Hà phải tiếp tục triển

khai đồng bộ các biện pháp xác lập trạng thái bình thường mới vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện thành công “mục tiêu kép”. Tận dụng tối đa cơ hội, động lực tạo ra trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vừa qua để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; cải tiến mạnh mẽ phương thức làm việc; tăng cường họp trực tuyến; xử lý công việc trên môi trường mạng, mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4... Đẩy nhanh tốc độ tái đàn lợn, nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản để phục vụ nhu cầu tại chỗ và tận dụng cơ hội xuất khẩu sang các thị trường đang khan hiếm thực phẩm gắn với hỗ trợ, hình thành chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm, nhất là thủy hải sản. Tập trung hoàn thành giải ngân dứt điểm các dự án hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, Đề án 196. Tạo mọi điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tuyệt đối không để bất kỳ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vừa thoát nghèo trở thành hộ đói, tái nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Hai là, đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển, chủ động, tích cực đón bắt, tận dụng tối đa mọi cơ hội được tạo ra từ sự phát triển dịch vụ, công nghiệp trên địa bàn tỉnh để thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa cơ cấu kinh tế nông thôn và tái cơ cấu nông nghiệp của huyện, tăng nhanh tỷ trọng du lịch, dịch vụ; công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Coi trọng ứng dụng khoa học

công nghệ, công nghệ cao, sản xuất đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị kinh tế của các sản phẩm OCOP. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn. Xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu phát triển toàn diện, bền vững, đi vào chiều sâu theo hướng văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo đảm điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao ở các thôn, bản, các xã ngày một tốt hơn. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tiếp tục đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, cải cách thủ tục hành chính, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, thu hút các doanh nghiệp, dự án đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn của huyện. Đồng hành, hỗ trợ các để Tập đoàn kinh tế, nhà đầu tư triển khai dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chăn nuôi bò sữa tập trung; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, nghề nuôi biển bền vững... Quản lý chặt chẽ các dự án có sử dụng đất trên địa bàn. Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng trồng, chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, lâm đặc sản; bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, hình thành

vốn tài nguyên du lịch sinh thái. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về quy hoạch, đầu tư, đất đai, cát, đá, sỏi, an ninh trật tự, biên chế... Quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả quỹ đất dọc Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.

Ba là, tập trung đổi mới phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn. Quan tâm hơn nữa việc đưa thông tin về cơ sở miền núi, các xã, thôn còn gặp nhiều khó khăn. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia, Đề án 196 của tỉnh, nhất là chương trình giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội, cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.

Bốn là, Giữ vững ổn định xã hội, trật tự, an toàn xã hội; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; kịp thời phát hiện, xử lý hài hòa các vấn đề tôn giáo, dân tộc; giải quyết dứt điểm, đúng quy định các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở. Giữ vững niềm tin của Nhân dân với Đảng, chính quyền. Tăng cường các biện pháp phòng, chống và đẩy lùi tệ nạn xã hội, tội phạm; phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; xây dựng huyện Đầm Hà trở thành địa phương điển hình về xã hội trật tự kỷ cương, an toàn, lành mạnh

Năm là, thường xuyên làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; nâng cao năng lực, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, sự gương mẫu của người đứng đầu các cấp; tiếp tục đổi mới hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị của huyện tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó phải chú trọng đúng mức tới công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc của tổ chức Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, gắn bó máu thịt với Nhân dân, phòng chống các biểu hiện giảm sút ý chí phấn đấu, thiếu gương mẫu trong công tác, né tránh trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc kém hiệu quả, không có sản phẩm cụ thể.

Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động; thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết Nhân dân. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, vận động Nhân dân tham gia thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; tạo sự dồng thuận xã hội.

Thời gian vừa qua, trong lúc cả thế giới tập trung chống dịch COVID-19 thì Trung Quốc gia tăng các hành động phi pháp ở Biển Đông, cụ thể:

Ngày 18/4/2020, Trung Quốc ngang nhiên công bố thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Ngày 19/4/2020, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng phản đối: “Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hủy bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai“.

Ngày 19/4/2020, chính quyền Trung Quốc đã công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” cho 80 thực thể ở biển Đông. Ngoài ngang nhiên đặt tên cho các thực thể này, phía Trung Quốc còn công bố thêm kinh độ, vĩ độ của

chúng. Đáng chú ý, trong những thực thể này, có những bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý hoặc đường cơ sở Việt Nam khoảng 50 hải lý.

Trước sự việc trên, trong cuộc họp báo Thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 23/4/2020, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng đã khẳng định: “Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời có quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Mọi hành vi phương hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển của mình đều vô giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối”.

Ngày 01/5/2020, Trung Quốc ban hành thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 01/5 - 16/8/2020 và triển khai biện pháp thực thi thông báo này.

Trước hành động nêu trên của Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù

Một phần của tài liệu So 6 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)