VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TỈNH QUẢNG NINH
Trong những năm 1925-1930, nhất
là sau hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn để thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (ngày 3/02/1930), phong trào cách mạng các tỉnh vùng duyên hải Đông Bắc Bộ (Hải Dương, Quảng Yên, Kiến An, Hải Phòng và Hải Ninh) phát triển mạnh mẽ.
Từ giữa năm 1944, một cán bộ của Đảng là đồng chí Trần Cung (tức Nguyễn Ngọc Cư) sau khi thoát khỏi nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) đã bí mật về vùng Chí Linh hoạt động. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, trong số chiến sĩ cách mạng vượt ngục Nghĩa Lộ (Yên Bái) tỏa về các tỉnh vùng duyên hải Đông Bắc có đồng chí Hải Thanh (tức Nguyễn Văn Doanh). Sau 3 ngày, đồng chí bắt mối với Nguyễn Văn Tuệ (tức Nguyễn Kiên Tranh), thường gọi là sư Tuệ (mới trốn khỏi nhà giam thị xã Nam Định mấy tháng) phối hợp tuyên truyền, xây dựng cơ sở Việt Minh. Tại vùng Đông Triều, có đồng chí Nguyễn Bình (tức Nguyễn Phương Thảo) là người hoạt động rất tích cực xây dựng cơ sở cách mạng. Nguyễn Bình là công nhân tàu biển của Pháp, nhưng sớm giác ngộ yêu nước chống
Pháp, tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng, bị bắt cầm tù ở Côn Đảo. Trong tù, được các chiến sĩ cộng sản giác ngộ lý tưởng và đi theo quan điểm giai cấp vô sản. Từ năm 1943 trở đi, Nguyễn Bình từ Bần Yên Nhân (Hưng Yên) mở rộng hoạt động gây cơ sở sang Kiến An, Hải Phòng. Tiếp theo, Nguyễn Bình lần lượt cử cán bộ vào Đông Triều tham gia xây dựng căn cứ và đẩy mạnh mua sắm vũ khí để gửi vào khu căn cứ.
Quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ (do Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập từ ngày 15-20/4/1945 tại Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang), Tỉnh ủy Hải Dương cử đồng chí Trần Cung và Hải Thanh trực tiếp phụ trách việc chuẩn bị thành lập chiến khu. Đồng thời, giao cho một số đồng chí (trong đó có đồng chí Nguyễn Bình) về Hải Phòng mua sắm vũ khí.
Nhận định đây là địa bàn thuận lợi đối với hoạt động của ta, có thể trở thành bàn đạp để xuất phát tiến công cũng như bảo toàn lực lượng khi cần phải phòng ngự, những cán bộ đầu tiên phụ trách việc thành lập chiến khu đã quyết định chọn 3 xã vùng núi là Hổ Lao, Bắc Mã và Đạm Thủy ở gần Quốc lộ số 18, nằm về phía Tây
Đông Triều làm nơi đứng chân của lực lượng du kích. Ngày 10/5/1945, đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên gồm 02 tiểu đội được thành lập tại chùa Bắc Mã, Đông Triều. Sau đó, do lực lượng du kích phát triển mạnh và để bảo đảm an toàn nên du kích đã chuyển sâu vào khu rừng già phía Bắc, đóng quân trong dãy núi thuộc xã An Sinh; đồng thời tạo điều kiện tổ chức luyện quân, chuẩn bị cho các hoạt động tác chiến lớn sau này.
Cùng với việc gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, Tỉnh ủy Hải Dương cũng rất quan tâm xây dựng và phát triển lực lượng chính trị quần chúng. Đông đảo công nhân, nông dân đã hăng hái tham gia các hội cứu quốc và tích cực hưởng ứng phong trào
quyên góp, mua sắm vũ khí cho lực lượng vũ trang cách mạng. Thành công nhất là việc vận động đồng bào theo đạo Phật, vận động binh lính địch, các giới chức, quan lại cũ đi theo cách mạng. Nhiều nhà sư đã trở thành cán bộ cốt cán. Các chùa Bắc Mã, Ngọc Thanh và Phương Mỹ đã trở thành địa điểm liên lạc quan trọng của cán bộ lãnh đạo chiến khu. Một số bảo an binh đóng ở các đồn do được ta tuyên truyền, giác ngộ cũng sẵn sàng làm nội ứng khi quân cách mạng mở các cuộc tiến công… Đến ngày 06/6/1945, tại làng Đạm Thủy (xã Thủy An), Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Mặt trận Việt Minh khu vực đã họp quyết định lãnh đạo lực lượng vũ trang kết hợp với lực lượng cách
Lễ dâng hương kỷ niệm ngày thành lập Chiến khu Trần Hưng Đạo tại Đình chùa Hổ Lao 2, thị xã Đông Triều.
mạng của quần chúng ở Đông Triều đồng loạt nổi dậy đánh chiếm 4 đồn: Đông Triều, Mạo Khê, Tràng Bạch, Chí Linh, thủ tiêu bộ máy chính quyền bù nhìn tay sai phát xít Nhật.
Sáng 08/6/1945 lực lượng nghĩa quân tiến hành khởi nghĩa thắng lợi theo đúng kế hoạch. Chiều 08/6/1945 các đoàn quân khởi nghĩa cùng những binh sĩ mới tình nguyện quay súng về với cách mạng đều tập trung đông đủ tại đình làng Hổ Lao trong không khí tưng bừng của ngày hội chiến thắng. Ban lãnh đạo khởi nghĩa họp, kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch khởi nghĩa và đề ra những nhiệm vụ trước mắt trong công cuộc khởi nghĩa và bảo vệ Chiến khu. Đồng chí Trần Cung thay mặt Ban lãnh đạo khởi nghĩa tuyên bố chính thức thành lập Chiến khu kháng chiến mang tên
“Đệ tứ chiến khu”, cùng lực lượng vũ
trang chiến khu mang tên “Du kích
cách mạng quân” và công bố danh sách Ủy ban quân sự cách mạng lãnh đạo chiến khu.
Chiến khu Trần Hưng Đạo là một trong những chiến khu lớn, hoạt động mạnh, có vai trò đặc biệt quan trọng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, đồng thời đã trực tiếp tham gia một cách tích cực vào cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám trên một khu vực rộng lớn và quan trọng của Bắc bộ. Chiến khu ra đời và làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình trước hết bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự giác ngộ cách mạng của lực lượng giai cấp công nhân vùng
mỏ và đông đảo quần chúng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh lúc bấy giờ; trở thành chỗ dựa vững chắc của Nhân dân trong cao trào kháng Nhật cứu nước, đập tan bộ máy chính quyền bù nhìn và các đảng phái phản động, xây dựng nên chính quyền dân chủ nhân dân. Những hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang Chiến khu Trần Hưng Đạo chẳng những tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi nghĩa dành chính quyền mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng tiềm lực chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp sau này. Chiến thắng ở Chiến khu Trần Hưng Đạo là thắng lợi của bản lĩnh, trí tuệ, văn hóa Việt Nam và của Quảng Ninh.
Chiến khu Trần Hưng Đạo mãi là một biểu tượng sinh động của sức sống mãnh liệt và truyền thống yêu nước, tính quật cường, vừa thuần phác, cần cù, thông minh, sáng tạo của người dân Quảng Ninh nói chung và Đông Triều nói riêng; là mốc son rực rỡ trong trang sử vẻ vang, hào hùng của Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang Quảng Ninh. Phát huy truyền thống vùng Mỏ bất khuất, của quê hương Đệ tứ anh hùng, với tinh thần “Kỷ luật - Đồng tâm” và khát vọng mạnh mẽ vươn lên, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức phấn đấu xây dựng tỉnh nhà trở thành đầu tàu của cực tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ, là trung tâm du lịch - dịch vụ quốc tế, vùng đô thị phát triển bền vững.
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc Quảng Ninh đã tích cực triển khai thực hiện; việc học tập và làm theo Bác đã và đang trở thành việc làm thường xuyên, tự giác trong mọi hoạt động của các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh, phúc lợi, tiến bộ, công bằng xã hội và giữ vững quốc phòng, an ninh.
Kết quả nổi bật 4 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Xác định việc học và làm theo Bác phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên, thể hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy xây dựng kế hoạch quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, chuyên đề hằng năm theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương gắn với chủ đề công tác năm của tỉnh; xây dựng, lựa chọn các nội dung đột phá, gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; xây dựng mô hình điển hình trong các cơ quan, đơn vị, các ngành, lĩnh vực và trong các tầng lớp Nhân dân; thường
xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị; chỉ đạo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên đăng ký học tập và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế với thời gian và mức độ hoàn thành chi tiết. Việc đưa nội dung Chỉ thị 05-CT/TW vào sinh hoạt chi bộ hằng tháng, sinh hoạt định kỳ của cơ quan, đơn vị, địa phương ngày càng đi vào nền nếp và thực chất hơn. Bên cạnh đó, việc chào cờ và sinh hoạt tư tưởng dưới cờ được duy trì định kỳ vào sáng thứ Hai hằng tuần ở 100% cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã góp phần tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên về tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
Quan tâm triển khai các mô hình