không để xảy ra sơ suất; giữ vững phòng tuyến biên giới trong phòng chống dịch COVID-19. Chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng để nhanh chóng phục hồi du lịch, lữ hành quốc tế, du lịch trong ngày khi tình hình cho phép.
Hai là, khẩn trương hoàn thiện lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040, nghiên cứu, rà soát định hướng phát triển của thành phố Móng Cái đảm bảo tỷ trọng hợp lý giữa khu vực công nghiệp và dịch vụ, trong đó lấy du lịch, dịch vụ, thương mại làm chủ đạo; tăng nhanh tỷ trọng của công nghệ chế biến, chế tạo làm đột phá; tích cực triển khai lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Thành phố; điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng, điều chỉnh phân khu; nghiên cứu quy hoạch chi tiết các dự án quan trọng để triển khai đồng bộ làm cơ sở đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư trên địa bàn. Thúc đẩy phát triển thương mại biên giới chính ngạch gắn với phát triển cảng biển, dịch vụ logistics, kho bãi phù hợp với thông lệ quốc tế, ít phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí; tập trung xúc tiến, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực, thương hiệu mạnh, đầu tư quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại, phát triển du lịch, dịch vụ trên các đảo Vĩnh Trung, Vĩnh Thực (Móng Cái) gắn với khu du lịch quốc gia Trà Cổ (Móng Cái), Bình Ngọc và đảo Cái Chiên (Hải Hà) hình thành chuỗi các điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đẳng cấp nhằm
tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch đến Móng Cái.
Cùng với quy hoạch, chuẩn bị quỹ đất đủ lớn, phải tập trung làm thật tốt công tác giải phóng mặt bằng, quy hoạch quản lý vật liệu san nền, tiếp cận giao thông thuận tiện để thu hút các dự án chiến lược có tác động mạnh tới các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ quan trọng của thành phố Móng Cái như thương mại tại Cửa khẩu Bắc Luân 1, Bắc Luân 2, các dự án sản xuất chế biến, chế tạo, công nghệ cao, công nghiệp thông minh, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng lớn, quản trị hiện đại, kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu tại Khu công nghiệp Hải Yên mở rộng gắn với Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà.
Tập trung cơ cấu lại và nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản với sản phẩm chủ lực là thủy sản và lợn Móng Cái nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ và chế biến xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, sản xuất đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm; thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, nghề nuôi biển bền vững. Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng phòng hộ đầu nguồn bảo đảm an ninh nguồn nước trong Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái và thành phố Móng Cái.
Ba là, tập trung triển khai có hiệu quả ba đột phá chiến lược; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng,
thuận lợi. Tập trung cắt giảm các thủ tục hành chính, thời gian thông quan, chi phí không chính thức, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 4 cho người dân và doanh nghiệp.
Huy động mọi nguồn lực tiếp tục tập trung đầu tư, nâng cấp đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị hướng tới mục tiêu trở thành đô thị loại I trước năm 2030, gắn với hạ tầng nông thôn và hạ tầng du lịch, dịch vụ, hạ tầng giao thông kết nối vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Giải quyết căn bản vấn đề người dân thành phố Móng Cái được sử dụng nước sạch chậm nhất vào năm 2023 theo tiêu chí đô thị loại II. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về đất đai, đầu tư, xây dựng, tài nguyên, khoáng sản, du lịch, thương mại, cư trú, an ninh trật tự... Kịp thời phát hiện, thu hồi các dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất không triển khai, chậm tiến độ, vi phạm pháp luật.
Bốn là, quan tâm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội gắn với bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội; cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Nhân dân, nhất là ở các xã Bắc Sơn, Hải Yên, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, Quảng Nghĩa. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, phát triển du lịch. Chú trọng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo, chất lượng giáo dục phổ thông; giữ vững chất lượng dạy và học của
các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Thu hút nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có tay nghề cao gắn với chiến lược tăng quy mô và chất lượng dân số của Thành phố đáp ứng nhu cầu phát triển của Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; củng cố, tăng cường năng lực y tế dự phòng và y tế điều trị.
Năm là, chú trọng đúng mức tới nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; nâng cao năng lực, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, sự gương mẫu của người đứng đầu các cấp. Cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, thu hút trọng dụng nhân tài vào khu vực công. Nâng cao trình độ mọi mặt, trong đó có trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Trung trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố. Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, hoàn thiện quy chế; nâng cao chất lượng, hiệu quả thiết thực của các mô hình kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo; mô hình tổ chức, cơ quan hợp nhất (Tổ chức - Nội vụ, UBKT - thanh tra, cơ quan khối cấp huyện, khối vận cấp xã).
Thường xuyên củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy dân chủ, phát huy truyền thống lịch sử văn hóa con người Móng Cái theo lời căn dặn của Bác: “Tỉnh Hải Ninh có nhiều dân tộc, đã sẵn có truyền thống đoàn kết nay càng đoàn kết hơn nữa. Đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo, đoàn kết Việt - Trung. Đoàn kết là sức mạnh;
có sức mạnh đoàn kết thì làm gì cũng thành”. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Thành phố với các lực lượng đóng chân trên địa bàn làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của thành phố cần hướng mọi hoạt động về cơ sở; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, vận động nhân dân tham gia thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; tạo sự đồng thuận xã hội; giữ vững niềm tin của người dân với
Đảng, chính quyền, củng cố thế trận lòng dân vững chắc.
Sáu là, xây dựng khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển; giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, với củng cố, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh và ngược lại. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận biên phòng toàn dân vững chắc, sẵn sàng ứng phó có hiệu quả đối với các thách thức an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống theo phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”. Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại, giao lưu nhân dân.
Ban Biên tập
Những kết quả đạt được
Nhiệm kỳ 2015-2020, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong toàn huyện Đầm Hà đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, nghiêm túc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ 24 đạt được những kết quả nổi bật: Kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá, đạt 14,17%/năm; cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từng bước có sự chuyển
dịch tích cực; bước đầu đã thu hút được một số nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quan tâm nghiên cứu, đầu tư; đã xuất hiện các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Chương trình 135 được chú trọng, hoàn thành sớm hơn 01 năm so với kế hoạch đề ra. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được đẩy mạnh. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện; thu nhập bình quân đầu người tăng 2,1 lần so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu, từ 1.445 hộ (14,49%) đầu năm