III. DỰ BÁO NỀN KINH TẾ SINH HỌC THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2015 VÀ 2030 1 Nền kinh tế sinh học thế giới tới năm
2.3. Tiêu thụ năng lượng và biến đổi khí hậu
Nếu không có những thay đổi chính sách lớn về sử dụng năng lượng và biến đổi khí hậu, thì đến năm 2030, thế giới sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu hóa thạch. Nhu cầu về than đá, dầu mỏ và khí đốt sẽ tăng hơn 44% đến năm 2030. Nhiên liệu hóa thạch sẽ vẫn đáp ứng khoảng 80% tổng nhu cầu năng lượng của thế giới. Do nhu cầu nhiên liệu hóa thạch tiếp tục tăng, nên phát thải khí nhà kính dự kiến tiếp tục tăng trong tương lai. Nhiệt độ trung bình toàn cầu, so với mức năm 1900, dự báo sẽ tăng 1,4-1,6oC, và sẽ gia tăng nhanh sau năm 2030.
Nhiệt độ tăng sẽ tác động đến các hệ sinh thái và hoạt động của con người. Ví dụ, nếu Trái đất nóng lên 1oC thì sẽ làm giảm lượng nước và tăng hạn hán ở những vùng vĩ độ thấp, cũng như tăng nguy cơ chết san hô và cháy rừng. Nhiệt độ tăng cũng làm
giảm sản lượng lương thực ở những vùng vĩ độ thấp, mặc dù có thể được bù đắp bằng sản lượng cao ở những vùng vĩ độ cao. Nóng lên toàn cầu cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh dịch.
Nóng lên toàn cầu có những tác động rất lớn đối với các CNSH môi trường và công nghiệp. Nông nghiệp sẽ phải đối mặt với sản lượng giảm do những sức ép như nhiệt độ cao, hạn hán và xâm mặn. Sự phát triển và ứng dụng CNSH nông nghiệp, nhất là các giống cây tăng sức chịu đựng các môi trường khắc nghiệt, có thể giảm bớt những tác động này. Nhu cầu năng lượng tăng lên và khả năng giá năng lượng tăng sẽ dẫn đến việc sử dụng rộng rãi hơn năng lượng sinh học và CNSH công nghiệp trong các quá trình có thể giảm tiêu thụ năng lượng.
Sự lan tràn bệnh tật sang các nước phát triển có thể thúc đấy đầu tư vào các công cụ cảm biến và chẩn đoán để phát hiện các vật truyền bệnh và các yếu tố truyền nhiễm. Nó cũng khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu vắc xin và các liệu pháp chữa bệnh mới.