Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG ENZYME rác để TĂNG HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH ủ tạo PHÂN COMPOST (Trang 49 - 56)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Phân tích các chỉ tiêu: Nhiệt độ, độ ẩm, pH, hàm lượng C/N

2.4.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ enzyme rác trước khi bổ sung vào các thùng ủ.

Dùng nhiệt kế thủy ngân cắm trực tiếp và chính giữa thùng ủ rồi kiểm tra kết quả. Tần suẩ đo nhiệt độ là 3 ngày/ lần.

Hình 2.8: Đo nhiệt độ enzyem rác và đống ủ

2.4.2. Độ ẩm

- Chuẩn bị đĩa petri có nắp đậy cho vào tủ sấy có đánh số thứ tự trên mỗi đĩa, sấy đĩa petri và nắp ở nhiệt độ 105oC đến khối lượng không đổi (khoảng 15 phút).

- Sau khi sấy lấy đĩa ra khỏi tủ sấy cho vào bình hút ẩm đến nhiệt độ dự phịng

(khoảng 15 phút) rồi đem đi cân được khối lượng m1.

- Sau đó lấy 1-1,2 g mẫu cho vào đĩa, đậy nắp hở và cho vào tủ sấy. Sấy ở nhiệt độ 105oC trong khoảng 1 giờ.

- Sau đó lấy ra và đậy chặt nắp cho vào bình hút ẩm khoảng 15 phút. - Mang đi cân và tiếp tục cho vào tủ sấy khoảng 30 phút đạt khối lượng

không đổi ta xác định được khối lượng m2. Công thức xác định độ ẩm:

Độ ẩm (%) = m1m−m2

1

×100 Trong đó:

- m1: khối lượng đĩa petri trước khi có mẫu sấy (g) - m2: khối lượng đĩa petri sau khi có mẫu sấy (g)

Hình 2.9: Đo độ ẩm

2.4.3. pH

Lấy mẫu đem đi pha với nước cất rồi mang đi đo bằng máy đo pH

Hình 2.10: Đo Ph

2.4.4. Xác định hàm lượng Nito

Xác đinh hàm lượng N bằng phương pháp KJELDAL [10]

Pha hóa chất:

- Dung dịch NaOH 40%: Cân 400g NaOH rắn cho vào cốc (dung tích 1000 mL), thêm 400 mL nước, khuấy tan, chuyển sang bình định mức dung tích 1000 mL, thêm nước đến vạch định mức để được 1lit dung dịch. Để yên dung dịch cho lắng hết cặn carbonat, sử dụng phần dung dịch trong. Bảo quản dung dịch trong bình nhựa kín.

- Dung dịch H3BO3 5%: Cân 50g H3BO3 vào cốc dung tích 1000 mL, thêm 900 mL nước nóng, khuấy tan, để nguội; thêm vài mililit dung dịch hỗn hợp chỉ thị, lắc đều; sau đó nhỏ từng giọt NaOH 0,1 M cho đến khi toàn bộ dung dịch có màu hồng nhạt (pH khoảng 5), chuyển sang bình định mức dung dịch 1000 mL, thêm nước đến vạch định mức, lắc trộn đều, dung dịch được chuẩn bị trước khi sử dụng. Bảo quản kín ở 20oC trong chai sẫm màu.

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỦA ENZYME RÁC ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH Ủ TẠO PHÂN COMPOST

- Hỗn hợp chỉ thị bromocresol xanh và methyl đỏ: Cân 0,1g bromocresol xanh và 0,3g methyl đỏ hòa tan trong 100ml ethanol 95%. Bảo quản kín ở 20oC trong chai sẫm màu.

Phá hủy mẫu:

Cân 1gam mẫu cho vào bình Kendan khơ, cho 0,05g CuSO4.5H2O vào bình. Thêm vào đây 20ml H2SO4 đặc, để mẫu thấm đều nên lắc nhẹ bình nhưng chú ý khơng để mẫu bám lên thành bình. Đun nhẹ khoảng 2 phút cho đến khi bay hơi hết CO2.

Tăng dần nhiệt độ đến 200oC, đun sơi nhẹ cho đến khi khói trắng bay lên (khoảng 60 phút) và tiếp tục tăng nhiệt độ đến khoảng 350oC (khoảng 30 phút), chú ý không để khô mẫu, sau đó để nguội. Khi dung dịch có màu xanh nhạt trong suốt thì đun tiếp 15 phút nữa. lấy ra để nguội.

Chưng cất nito:

Thêm 40mL dung dịch NaOH 40% vào bình chưng cất, cho vài giọt chỉ thị phenolphtalein vào và dung dịch sẽ có màu hồng. Trong quá trình chưng cất, nếu dung dịch chuyển sang khơng màu thì tiếp tục cho thêm NaOH vào để dung dịch trong bình chưng cất ln có màu hồng (nghĩa là NaOH ln dư trong bình chưng cất).

Chuẩn bị bình hứng tam giác dung tích 250 mL có chứa 30 mL dung dịch acid boric 5 % đã có hỗn hợp chỉ thị (đi ống sinh hàn phải ngập trong dung dịch acid boric khoảng 2mm).

Tiến hành tách amoni bằng thiết bị chưng cất Kjeldahl, dung dịch trong bình hứng sẽ có màu xanh lục. Kết thúc quá trình chưng cất khi hết amoni (khi dung dịch ngưng khoảng 150 mL với lượng nitơ trong bình cất có dưới 100 mg N và 200 mL với lượng nitơ trong bình cất có nhiều hơn 100 mg N).

Chuẩn độ:

Dùng dung dịch HCl 0,2M để chuẩn độ lắc liên tục cho đến khi chuyển đột ngột từ xanh sang tím đỏ thì dừng.

Đồng thời tiến hành làm thí nghiệm mẫu trắng: tiến hành thí nghiệm hồn tồn

theo các bước như trên.

Cơng thức tính Nito:

%N = (V1−V2)× N ×0.01401×100

m

Trong đó:

- V1: Thể tích dung dịch chuẩn độ tiêu chuẩn acid chlohydric dùng để chuẩn độ mẫu thử (mL)

- V2: Thể tích dung dịch chuẩn độ tiêu chuẩn acid chlohydric dùng để chuẩn độ mẫu trắng (mL)

- N: Nồng độ của dung dịch chuẩn độ tiêu chuẩn HCl (N) - m: Khối lượng mẫu thử đem phân tích (g)

- 0,01401: Mili đương lượng gam của nitơ (g)

Hình 2.11: Chuẩn độ Nito bằng dung dịch HCl 0,2N

Hình 2.12: Phá mẫu Hình 2.13: Chưng cất đạm

2.4.5. Xác định hàm lượng Cacbon

Xác định hàm lượng Cacbon bằng phương pháp Walkley-Black [11]

Pha hóa chất

- Dung dịch tiêu chuẩn kali dicromat (K2Cr2O7) M/6: Cân 49,040 K2Cr2O7 (đã sấy khô ở 105oC trong 2h, để nguội trong bình hút ẩm) cho vào cốc dung tích 1000ml, thêm 400ml nước cất, khuấy tan, chuyển vào bình định mức dung tích 1000 ml, thêm nước cất đến vạch định mức, lắc đều. Bảo quản kín ở 20

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỦA ENZYME RÁC ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH Ủ TẠO PHÂN COMPOST

- Dung dịch muối Mohr [FeSO4(NH4)2SO4.6H2O] nồng độ khoảng 0,5 M: Cân 196g FeSO4(NH4)2SO4.6H2O vào cốc dung tích 1000 ml, thêm 50 ml axit H2SO4đặc, thêm 450 ml nước cất, khuấy tan, chuyển vào bình định mức dung tích 1000 ml, thêm nước cất đến vạch định mức, lắc đều, để cho lắng trong, nếu đục phải lọc. Bảo quản kín trong lọ màu nâu ở 20oC, tránh xâm nhập của khơng khí.

- Dung dịch chỉ thị màu ferroin O. phenanthrolin: Cân 0,695g FeSO4.7H2O và 1,485g O.phenanthrolin monohydrat (C12H8N2.H2O), hòa tan trong 100 ml nước cất.

Tiến hành thí nghiệm

- Cân khoảng 0,1 g đến 0,2 g mẫu, cho vào bình tam giác chịu nhiệt dung tích 250ml.

- Thêm 20ml dung dịch tiêu chuẩn K2Cr2O7 M/6

- Thêm nhanh 40ml H2SO4 đậm đặc từ ống đong, lắc nhẹ, trộn đều. - Đặt lên tấm cách nhiệt, để yên trong thời gian 30 phút.

- Thêm 100ml nước cất và 10ml H3PO4 85%, để nguội đến nhiệt độ trong phòng.

- Tiến hành đồng thời 2 mẫu trắng, cùng cách chuẩn bị như mẫu thử.

Chuẩn độ

Thêm 0,5ml chỉ thị màu ferroin O. phenaltrolin vào bình tam giác chứa mẫu đã

được vơ cơ hóa, lúc này dung dịch trong bình có màu nâu đỏ. Chuẩn độ lượng dư

K2Cr2O7 M/6 bằng dung dịch muối Mohr 0,5 M, lúc mới chuẩn độ dung dịch sẽ chuyển dần sang màu xanh, quá trình chuẩn độ kết thúc khi dung dịch chuyển từ màu xanh sang nâu đỏ. Chú ý, tại gần điểm kết thúc chuyển màu, phải nhỏ từ từ từng giọt dung dịch chuẩn và lắc đều cho đến khi chuyển màu đột ngột, nếu chuẩn độ quá dư, cho thêm 0,5ml dung dịch K2Cr2O7 M/6 và tiếp tục chuẩn độ một cách thận trọng, cộng thêm thể tích dung dịch K2Cr2O7

M/6 thêm vào thể tích dung dịch K2Cr2O7 M/6 đã sử dụng.

Cơng thức tính Cacbon:

%C= V ×(a−b)×3×100×100

75×1000×m

Trong đó:

- V : Thể tích dung dịch K2Cr2O7 sử dụng (ml);

- a : Thể tích dung dịch muối Mohr chuẩn độ mẫu trắng (ml); - b : Thể tích dung dịch muối Mohr chuẩn độ mẫu thử (ml); - m : Khối lượng mẫu đem phân tích, tính bằng gam (g); - 3 : Đương lượng gam của cacbon (g);

- 100/75: Hệ số quy đổi (do phương pháp này có khả năng oxy hóa 75% tổng lượng các bon hữu cơ).

Hình 2.14: Chuẩn độ Cacbon bằng dung dịch muối Mohr

2.5. Mục tiêu

Xác định được ảnh hưởng của enzyme rác đến hiệu quả quá trình ủ tạo phân Compost từ chất thải nhà bếp và rơm rạ bằng phương pháp ủ kị khí.

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỦA ENZYME RÁC ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH Ủ TẠO PHÂN COMPOST

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG ENZYME rác để TĂNG HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH ủ tạo PHÂN COMPOST (Trang 49 - 56)