Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG ENZYME rác để TĂNG HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH ủ tạo PHÂN COMPOST (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp ủ

- Sử dụng phương pháp ủ kị khí - Thời gian: 40 ngày

- Nguyên liệu gồm rác bếp và rơm rạ và enzyme rác

Hình 2.1: Rác bếp Hình 2.2: Rơm

Hình 2.3: Dung dịch enzyme rác

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỦA ENZYME RÁC ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH Ủ TẠO PHÂN COMPOST 2.3.2. Dụng cụ hóa chất thí nghiệm a) Dụng cụ - Ống đong 250ml, 500ml - Đĩa petri - Pipet - Cốc thủy tinh 50ml, 100ml, 500ml - Bình tam giác 250ml - Buret - Thiết bị chưng cất đạm

- Thiết bị vơ cơ phá mẫu

b) Hóa chất thí nghiệm

- Hóa chất dùng phân tích Cacbon: axit sunfuric đậm đặc, Axit phosphoric, dung dịch tiêu chuẩn kali dicromat (K2Cr2O7) M/6, dung dịch muối Mohr [FeSO4(NH4)2SO4.6H2O] nồng độ khoảng 0,5M, dung dịch chỉ thị màu ferroin O. phenanthrolin.

- Hóa chất dùng phân tích Nito: dung dịch H2SO4 đậm đặc, CuSO4.5H2O, dung dịch HCl 0,2M và 0,1M, chỉ thị phenolphtalein, dung dịch NaOH 40%, dung dịch H3BO3 5%, hỗn hợp chỉ thị bromocresol xanh và methyl đỏ.

2.3.3. Bố trí thí nghiệm

a) Chuẩn bị dung dịch enzyme rác

Vì thời gian nghiên cứu có giới hạn nên Dung dịch enzyme rác được mua tại Công ty TNHH MTV Công Nghệ Sinh Học Minh Hồng, dung dịch vừa được lọc xong sau quá trình ủ, dung dịch được lưu trữ trong can nhựa. Cần chuẩn bị 10 lít dung dịch enzyme rác để tiến hành ủ.

b) Cách tiến hành thí nghiệm

Bước 1: chuẩn bị nguyên liệu ủ gồm rác bếp và rơm rạ và enzyme rác. Lưu ý rác bếp và rơm rạ trước khi cho vào thùng ủ phải được cắt nhỏ khoảng 1-2cm. Bước 2: Chuẩn bị thùng xốp cách nhiệt

Mơ hình:

- Có đục lỗ ở trên bề mặt của thùng xốp để dễ dàng đo nhiệt độ, độ ẩm, pH.

- Ủ 3 thùng với các tỷ lệ dung dịch Enzyme rác khác nhau: Hình 2.4: T200 Hình 2.5: T250 (dd Enzyme rác 200ml) (dd Enzyme rác 250ml) Hình 2.6: T300 (dd Enzyme rác 300ml)

Bước 3: Cho nguyên liệu ủ vào mỗi thùng theo đúng tỷ lệ (mỗi thùng 1,7kg rác bếp và 0,3kg rơm vì mục tiêu là giảm được một phần rác bếp thải ra môi trường nên sử dụng khối lượng rác bếp nhiều hơn rơm) và trộn đều hỗn hợp sau đó cho dung dịch enzyme rác theo đúng tỷ lệ (thùng 1 cho 200ml dung dịch enzyme rác, thùng 2 cho 250ml dung dịch enzyme rác và thùng 3 cho 300ml dung dịch enzyme rác) của từng thùng ủ rồi tiếp tục trộn đều hỗn hợp với nhau. Cuối cùng đậy kín nắp thùng.

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỦA ENZYME RÁC ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH Ủ TẠO PHÂN COMPOST

Bước 4: Tiến hành đo các chỉ tiêu độ ẩm, pH, nhiệt độ. Với tần suất đo 3 ngày/lần. Và cách 3 ngày sẽ bổ sung enzyme rác theo tỷ lệ từng thùng và đảo trộn đều các thùng cho đến khi kết thúc quá trình ủ.

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG ENZYME rác để TĂNG HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH ủ tạo PHÂN COMPOST (Trang 46 - 49)