Cảm biến vật cản

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) THIẾT kế hệ THỐNG dây CHUYỀN CHIẾT rót, ĐÓNG nắp và ĐÓNG THÙNG BẰNG kỹ THUẬT điều KHIỂN PHÂN tán sử DỤNG các PLC s7 1200 và WINCC (Trang 67 - 71)

Hình ảnh cảm biến vật cản có trong hệ thống.

Hình 3.6 Cảm biến vật cản

3.3.4.1. Khái niệm cảm biến vật cản

Cảm biến quang điện bao gồm một nguồn phát quang và một bộ thu quang. Nguồn quang sử dụng LED hoặc LASER phát ra ánh sáng thấy hoặc không thấy tùy theo bước sóng. Bộ thu quang sử dụng photodiode hoặc phototransitor để chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện.

3.3.4.2. Nguyên lý hoạt động của cảm biến vật cản

Khi mục tiêu đi vào vùng phát của cảm biến sẽ làm phản xạ tín hiệu ánh sáng tác động vào led thu. Lúc này led thu sẽ tác động vào transistor để xuất tín hiệu ra.

Chức năng: Phát hiện các vật cản (chai) để đưa tín hiệu về cho bộ điều khiển.

3.3.5. Băng chuyền

3.3.5.1. Khái niệm băng chuyền

Băng chuyền là một thiết bị xử lý vật liệu cơ khí di chuyển hàng hóa, vật tư từ nơi này đến nơi khác trong một đường dẫn xác định trước. Hệ thống băng chuyền cho phép vận chuyển nhanh chóng và hiệu quả đối với nhiều loại vật liệu.

3.3.5.2. Nguyên lí hoạt động của băng chuyền

Khi băng chuyền được khởi động, rulo quay nhờ lực ma sát giúp dây băng tải di chuyển. Tùy vào nhu cầu vận chuyển và điều chỉnh tốc độ dây băng chuyền sao cho phù hợp. Khi các vật cần chuyển được để trên bề mặt của băng chuyền, nó sẽ được vận chuyển nhờ sự chuyển động của dây băng chuyền.

Chức năng: Vận chuyển chai và thùng trong hệ thống.

3.3.6. Động cơ DC

Hình ảnh động cơ DC có trong hệ thống.

Hình 3.8 Các loại động cơ

3.3.6.1. Khái niệm động cơ DC

Động cơ DC là động cơ hoạt động với dòng điện 1 chiều. Thông thường động cơ điện một chiều chỉ chạy ở một tốc độ duy nhất khi nối với nguồn điện, tuy nhiên vẫn có thể điều khiển tốc độ và chiều quay của động cơ với sự hỗ trợ của các mạch điện tử cùng phương pháp PWM.

3.3.6.2. Nguyên lý hoạt động của động cơ DC

Khi có một dòng điện chảy qua cuộn dây quấn xung quanh một lõi sắt, cạnh phía bên cực dương sẽ bị tác động bởi một lực hướng lên, trong khi cạnh đối diện lại bị tác động bằng một lực hướng xuống theo nguyên lý bàn tay trái của Fleming. Các lực này gây tác động quay lên cuộn dây, và làm cho rotor quay.

Để làm cho rotor quay liên tục và đúng chiều, một bộ cổ góp điện sẽ làm chuyển mạch dòng điện sau mỗi vị trí ứng với 1/2 chu kỳ. Chỉ có vấn đề là khi mặt của cuộn dây song song với các đường sức từ trường. Nghĩa là lực quay của động cơ bằng 0 khi cuộn dây lệch 90 độ so với phương ban đầu của nó, khi đó rotor sẽ quay theo quán tính. Tương tác giữa dòng điện phần ứng và từ thông kích thích tạo thành momen điện từ. Do đó phần ứng sẽ được quay quanh trục.

Chức năng: Làm quay băng tải trong mô hình.

3.3.7. Van khí nén 24V

Hình ảnh van khí nén 24V có trong hệ thống.

Hình 3.9 Van điện từ

3.3.7.1. Khái niệm van khí nén 24V

Van đảo chiều có nhiệm vụ điều khiển dòng năng lượng bằng cách đóng mở hay thay đổi vị trí các cửa van để thay đổi hướng của dòng khí nén.

3.3.7.2. Nguyên lý hoạt động của van khí nén 24V

Khi chưa có tín hiệu điện đưa vào chân 14, dưới tác dụng của lực lò xo van hoạt động ở vị trí bên phải, lúc này cửa số 1 thông với cửa số 2 và cửa 4 thông với cửa 5, cửa số 3 bị chặn. Khi có tín hiệu điện đưa vào chân 14 thì lúc này van sẽ đảo trạng thái, cửa 1 thông với cửa 4, cửa 2 thông với cửa 3, cửa số 5 bị chặn,

Chức năng: Đóng mở khí cho xylanh trong mô hình.

3.3.8. Relay 24V (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình ảnh relay 24V có trong hệ thống.

Hình 3.10 Relay

3.3.8.1. Khái niệm relay 24V

Rơ le là một thiết bị tự dộng mà tín hiệu đầu ra thay đổi nhảy cấp khi tín hiệu đầu vào đạt những giá trị xác định. Rơ le là thiết bị điện dùng để đóng cắt mạch điện điều khiển, bảo vệ là điều khiển sự làm việc cả mạch điện động lực.

Rơ le hoạt động dựa trên nguyên lý điện từ, khi cho dòng điện đi vào cuộn dây của nam châm thì nó sẽ tạo ra một lực hút các tiếp điểm sang một bên. Khi đó các tiếp điểm thường đóng sẽ trở thành thường hở và các tiếm điểm thường hở sẽ trở thành thường đóng.

Chức năng: Đóng mở tiếp điểm để điều khiển các thiết bị trong mô hình.

3.3.9. Máy khí nén

Hình ảnh máy khí nén có trong hệ thống.

Hình 3.11 Máy khí nén

3.3.9.1. Khái niệm máy khí nén

Máy nén khí là thiết bị tạo ra áp suất khí, ở đó năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng.

3.3.9.2. Nguyên lí hoạt động của máy khí nén

Khi cánh quat quay có nhiều cánh quay với tốc độ cao thì không khí sẽ được hút vào giữa cánh quạt với vận tốc lớn và áp suất cao sau đó phần không khí đi vào vòng khuếch tán tĩnh. Tại đó không khí giản nở bởi vậy vận tốc của nó sẽ bị giảm tuy nhiên áp suất sẽ tăng một cách đáng kể. Từ bộ phận khuếch tán tổ hợp, ở đó không khí sẽ dãn nở thêm và áp suất tăng rồi đi đến cấp kế tiếp hoặc trực tiếp đến ngõ ra.

Chức năng: Cung cấp khí cho van điện từ trong mô hình.

3.3.10. Nút nhấn

Hình ảnh nút nhấn có trong hệ thống.

Nút nhấn còn gọi là nút điều khiển là 1 loại khí cụ điện điều khiển bằng tay, dùng để điều khiển từ xa các khí cụ điện đóng cắt bằng điện từ, điện xoay chiều, điện 1 chiều hạ áp, các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi các mạch điện điều khiển, tín hiệu liên động bảo vệ…

Nút ấn thường dùng để khởi động, dừng và đảo chiều quay các động cơ điện bằng cách đóng cắt các cuộn dây nam châm điện của công tắc tơ, khởi động từ.

3.3.10.2. Nguyên lý làm việc của nút nhấn

Khi tác động vào nút ấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái và khi không còn tác động, các tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu.

Các loại nút ấn thông dụng có dòng điện định mức là 5A, điện áp ổn định mức là 400V, tuổi thọ điện đến 200.000 lần đóng cắt, tuổi thọ cơ đến 1000000 đóng cắt. Nút ấn màu đỏ thường dùng để đóng máy, màu xanh để khởi động máy.

Chức năng: Điều khiển quá trình hoạt động của hệ thống.

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) THIẾT kế hệ THỐNG dây CHUYỀN CHIẾT rót, ĐÓNG nắp và ĐÓNG THÙNG BẰNG kỹ THUẬT điều KHIỂN PHÂN tán sử DỤNG các PLC s7 1200 và WINCC (Trang 67 - 71)