Gồm có 2 cấu trúc là phần cứng và bộ nhớ được nêu rõ ở mục bên dưới.
2.2.3.1. Cấu trúc phần cứng
PLC S7-1200 có 4 bộ phận cơ bản: bộ xử lý, bộ nhớ, bộ nguồn, giao tiếp xuất/ nhập.
Bộ xử lý trung tâm (CPU) có hứa bộ vi xử lý: Chức năng thứ nhất là biên dịch các tín hiệu được nhập vào. Chức năng thứ 2 là thực hiện các hành động điều khiển được lưu trong bộ nhớ của PLC.
Bộ nguồn: Có nhiệm vụ chuyển điện áp AC thành DC (24V). Cần thiết cho các bộ vi xử lý cũng như các mạch điện có trong module giao tiếp nhập và xuất hoạt động.
Bộ nhớ: Lưu trữ các chương trình để sử dụng cho các hoạt động dưới sự quản lý của bộ vi xử lý.
Các thành phần giao tiếp nhập/ xuất: Đó là nơi nhận thông tin từ các thiết bị ngoại vì rồi gửi cho các thiết bị điều khiển. Tín hiệu vào có thể là công tắc, cảm biến,…, tín hiệu ra có thể là động cơ, biến tần,… Chương trình điều khiển được nạp vào với sự giúp đỡ của bộ lập trình hay bằng máy vi tính.
Module mở rộng của PLC S7 1200: Bộ S7-1200 cung cấp cho bạn tối đa 8 module tín hiệu đa dạng và 1 mạch tín hiệu cho bộ vi xử lý. Nó có khả năng mở rộng, ngoài ra còn có 3 module giao tiếp nhờ vào các giao tiếp truyền thông.
Hình 2.4 Sơ đồ khối của PLC S7 – 1200
Hình 2.5 Sơ đồ khối vào ra và đấu nối PLC S7 – 1200 1214C
2.2.3.2. Cấu trúc bộ nhớ
Vùng nhớ Load memory: Là vùng nhớ dạng non-volatile. (Loại vùng nhớ mà thông tin đã lưu trữ trên nó sẽ không bị mất khi nó bị ngắt nguồn cấp điện). Vùng nhớ này dùng để lưu chương trình người dùng, dữ liệu và cấu hình.Khi người dùng download một dự án xuống CPU. Đầu tiên CPU sẽ lưu chương trình trong vùng nhớ Load. Vùng
nhớ này nằm trong CPU hoặc trong thẻ nhớ (nếu có). Khi dùng thẻ nhớ sẽ cho phép người dùng mở rộng thêm kích thước chương trình. Chúng ta hiểu vùng nhớ này giống như ổ cứng của máy tính.
Vùng nhớ Work memory: Là vùng nhớ dạng volatile. (Loại vùng nhớ mà thông tin lưu trữ trên nó sẽ bị mất khi nó bị ngắt nguồn cấp điện). Vùng nhớ này dùng để lưu một vài thành phần của một dự án trong khi thực hiện chương trình người dùng.CPU sẽ sao chép một vài thành phần của dự án từ vùng nhớ Load memory sang vùng nhớ Work memory. Vùng nhớ này sẽ bị mất khi mất điện. Và nó được khôi phục bởi CPU khi nguồn điện được cấp trở lại. Chúng ta hiểu vùng nhớ này giống như RAM của máy tính.
Vùng nhớ Retentive: Là vùng nhớ dạng non-volatile. Dùng để lưu trữ các giá trị của vùng nhớ Work memory. CPU sử dụng vùng nhớ Retentive để lưu các giá trị được lựa chọn bởi chương trình của người dùng trong thời gian bị mất điện. Khi có điện trở lại CPU sẽ khôi phục những giá trị được lưu trữ này. Do người dùng download xuống CPU (Nó sẽ không bị mất đi. Cho đến khi người dùng download xuống một dự án khác). Khi thực hiện chương trình thì: CPU sẽ sao chép chương trình lập trình sang vùng nhớ Work memory để thực hiện chương trình. Và khi chương trình được thực hiện thì những giá trị nào được lựa chọn là Retentive sẽ được nhớ cho dù CPU bị mất nguồn.
2.2.4.. Kích thước vùng nhớ trong PLC S7-1200
Vùng nhớ Load memory trong PLC S7-1200:
Các PLC khác nhau có các không gian vùng nhớ Load khác nhau và mục đích lưu trữ thì giống nhau được thể hiện ở bảng 2.2.
Vùng nhớ Word memory trong PLC S7-1200:
Các PLC khác nhau có các không gian vùng nhớ Word khác nhau được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3 Vùng nhớ Word memory trong PLC S7-1200
Vùng nhớ Retentive memory trong PLC S7-1200:
Các PLC khác nhau có các không gian vùng nhớ Retentive và thời gian lưu giống nhau được thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4 Vùng nhớ Retentive memory trong PLC S7-1200