SVTH: Nguyễn Hùng Quốc Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Dƣơng Quang Thiện 13 Nguyễn Hồng Quân
Giao diện vào là nơi mà bộ xử lý tiếp nhận các thông tin từ các thiết bị ngoại vi và truyền thông tin đến các thiết bị bên ngoài để thực hiện các câu lệnh. Tín hiệu vào có thể đến từ các bộ cảm biến nhiệt độ, các tế bào quang điện hay các công tắc.... Tín hiệu ra có thể cung cấp cho các cuộn dây công tắc tơ, các rơle, các động cơ nhỏ, các van điện từ... Tín hiệu vào/ra có thể là tín hiệu logic đồng thời có thể là tín hiệu rời rạc, hay là các tín hiệu liên tục... Các tín hiệu vào/ra có thể thể hiện nhƣ hình 2.4.
Mỗi điểm vào ra có một địa chỉ duy nhất đƣợc PLC sử dụng.
Hình 2.4 Giao diện vào/ra
Các kênh vào/ra mang chức năng cách ly và điều hoà tín hiệu để cho các bộ cảm biến và các bộ tác động có thể nối trực tiếp với nhau khi cần thiết mà không cần thêm mạch điện khác.
Hầu hết các kiểu tín hiệu đầu vào thƣờng đƣợc ghép cách điện (cách ly) nhờ linh kiện quang nhƣ hình 2.5. Các dải tín hiệu nhận vào cho các PLC cỡ lớn có thể là 5V, 24V, 110V, 220V ngƣợc lại các PLC cỡ nhỏ thƣờng chỉ nhập tín hiệu là 24V.
Hình 2.5 Cách ly tín hiệu vào
Các tín hiệu đầu ra cũng đƣợc ghép cách ly, có thể cách ly theo kiểu rơle nhƣ hình 2.6a, cách ly kiểu quang nhƣ hình 2.6b. Các tín hiệu đầu ra có khi lại là các tín hiệu chuyển mạch 24V, 100mA; 110V, 1A một chiều, thậm chí có thể lên đến 240V, 1A xoay chiều tuỳ vào từng loại PLC. Tuy nhiên, với các PLC cỡ lớn thì dải tín hiệu đầu ra có thể thay đổi bằng cách lựa chọn các module ra sao cho thích hợp.
SVTH: Nguyễn Hùng Quốc Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Dƣơng Quang Thiện 14 Nguyễn Hồng Quân
Hình 2.6 Cách ly tín hiệu ra