Lập trình điều khiển hệ thống (phụ lục 1)

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) NGHIÊN cứu, CHẾ tạo và lập TRÌNH điều KHIỂN mô HÌNH THANG máy 4 TẦNG (Trang 65 - 85)

Ở chương trình chính (MAIN): nhóm em thực hiện tất cả các lệnh điều khiển hệ thống như start, stop, chuông hô trợ, chuyển chế độ, reset, dừng khẩn cấp,… nhưng để giúp cho việc lập trình dễ dàng và gọn gàng hơn nhóm em đã chia ra 4 chương trình con gồm: xác định vị trí tầng [FC1], lệnh gọi thang [FC2], lệnh đóng mở cửa [FC3], chế độ manual [FC4].

Để dễ hiểu hơn về việc lập trình cho mô hình thang máy nhóm em sẽ tóm tắt một số khâu và lệnh:

- Nâng hạ cabin: cabin chỉ thực hiện đi lên chỉ khi cabin đang dừng và cabin đang ở tầng thấp hơn tầng được gọi hoặc tầng được đặt bên trong cabin. Lệnh gọi thang đi xuống thì ngược lại. Ví dụ như hình khi nút gọi tầng hoặc nút đặt tầng được nhấn cabin sẽ di chuyển lên tầng 4 nếu cabin đang dừng ở các tầng thấp hơn. Trong quá trình cabin đang đi lên nếu có lệnh gọi xuống thì cabin sẽ tiếp tục thực hiện lệnh ưu tiên đi lên và ngược lại.

Hình 5.23 lệnh gọi thang đi lên

- Đóng mở cửa tầng: khi cabin đến tầng được gọi hoặc cabin đang ở tầng được gọi thì động cơ mở cửa hoạt động. Khi cảm biến cửa đã mở có tín hiệu thì dừng mở cửa, sau 4 giây cửa tự động đóng lại.

Hình 5.24 Đóng mở cửa tầng

- Chế độ sự cố: khi hệ thống gặp sự cố quá tải hoặc có người nhấn chuông báo có sự cố bên trong cabin thì mô hình sẽ ngừng hoạt động, chuông và đèn cảnh báo sẽ hoạt động.

KẾT LUẬN

Kết quả đạt được

Đồ án của chúng em đã hoàn thành đúng với tiến độ đề ra, đáp ứng được cơ bản hầu hết với các yêu cầu trong nhiệm vụ đồ án. Trong quá trình nghiên cứu và làm đồ án, chúng em đã đạt được một số kết quả:

- Hiểu được nguyên lý hoạt động của thang máy, cách vận hành, điều khiển và giám sát một hệ thống thang máy.

- Nắm được những kiến thức cơ bản về PLC S7-1200 và các module mở rộng. - Biết sử dụng cơ bản phần mềm TIA – Portal V16 để viết chương trình cho PLC, thiết kế giao diện, điều khiển giám sát hệ thống tự động.

- Hiểu được nguyên lý hoạt động, cách kết nối các thiết bị trong hệ thống tự động như: cảm biến, động cơ,…

- Hiểu được cách lập trình cho một hệ thống thang máy. - Thành thạo hơn trong việc thiết kế, thi công các mô hình

Điểm hạn chế

- Do chưa có kinh nghiệm nên một vài chỗ còn chưa làm tốt và tối ưu như chưa có các hệ thống an toàn cho thang máy như thực tế.

- Mô hình hoàn thiện vẫn chưa được đẹp.

Hướng phát triển

- Giải quyết vấn đề về kích thước, vật liệu, linh kiện để có thể áp dụng đề tài vào thực tế.

- Phát triển các hệ thống an toàn cho thang máy. - Phát triển hệ thống giám sát hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hồ Văn Tú (2016). Tính toán, thiết kế hệ thống điều khiển thang máy chở khách

6 tầng dùng PLC. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội.

[2] Ngtr9097 (2013). Đồ án thiết kế thang máy 4 tầng, giao tiếp máy tính ( sử dụng PLC). http://luanvan.net.vn/luan-van/do-an-thiet-ke-thang-may-4-tang-giao-tiep-may- tinh-su-dung-plc-26632/

[3] Admin (2021). Tổng quan về phần mềm TIA PORTAL của siemens. https://batiea.com/bai-viet/tong-quan-ve-phan-mem-tia-portal-cua-siemens

[4] (2020). WINCC ? Tại sao chúng ta nên tìm hiểu về Wincc?.

https://baoanjsc.com.vn/tin-hang/wincc--tai-sao-chung-ta-nen-tim-hieu-ve- wincc_2_69_20900_vn.aspx

PHỤ LỤC 1

FC MANU

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) NGHIÊN cứu, CHẾ tạo và lập TRÌNH điều KHIỂN mô HÌNH THANG máy 4 TẦNG (Trang 65 - 85)