Bài học Làm quen ôn lại hình dáng của các chữ cái. Để tiện trình bày cấu tạo bài học, chúng ta lấy ví dụ hai trang sách bài học Làm quen chữ cái đầu tiên.
– Tên bài: a b c d đ e A B C D Đ E. – Hoạt động Tìm:
+ Mục tiêu: Học sinh nhớ lại hình dáng các chữ cái, nhận ra hình dáng của chúng trong các đồ vật xung quanh.
+ Vật liệu mẫu: Các chữ cái và tranh có các đồ vật giống hình chữ cái. – Hoạt động Đọc:
+ Mục tiêu: Học sinh đọc được các chữ cái rời trong các thẻ chữ và tìm được các chữ cái ở cả dạng in thường và in hoa ứng với các âm. Tương tác thầy – trò và tương tác trò – trò.
+ Vật liệu mẫu: Tranh vẽ thể hiện nội dung hoạt động tìm, đọc và tương tác. Ví dụ việc thực hiện hoạt động Tìm chữ cái trong tranh ( ):
– Giáo viên yêu cầu học sinh mở SGK trang 12, quan sát tranh. Giáo viên đồng thời chiếu bức tranh trên bảng lớp.
– Học sinh quan sát tranh.
– Giáo viên tổ chức trò chơi Chữ cái trốn ở đâu?:
+ Giáo viên: Có 6 chữ cái đang ẩn nấp trong căn bếp kì diệu. Cô ví dụ như chữ cái a đang trốn vào cái ấm trà (GV chỉ vào viền bao quanh hình ấm trà). Hai bạn ngồi cạnh nhau hãy cùng quan sát căn bếp và tìm ra các chữ cái đang trốn đó nhé!
+ Học sinh làm việc theo cặp, lần lượt từng bạn chỉ trên sách, sau đó đổi nhau.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh sau khi tìm ra các chữ, cần chỉ tay theo đường nét tạo thành của các chữ (không yêu cầu học sinh chỉ theo đường khớp với quy trình viết, chỉ yêu cầu học sinh chỉ theo đường nét tạo thành chữ).
– Giáo viên trình chiếu hình trên bảng lớp và yêu cầu học sinh lên bảng chỉ các chữ. – Nhiều học sinh lên bảng, vừa chỉ vừa nêu tên chữ:
+ (Chỉ tay vào viền cái ấm tích) – (nói) chữ a;
+ (Chỉ tay vào viền cái muôi treo cạnh nồi) – (nói) chữ b (bờ); + (Chỉ tay vào quả chuối) – (nói) chữ c (cờ);
+ (Chỉ tay vào viền lọ hoa) – (nói) chữ d (dờ);
+ (Chỉ tay vào viền cái muôi treo trên giá) – (nói) chữ đ (đờ); + (Chỉ tay vào viền cái thố có nắp trên bàn) – (nói) chữ e.