Những trường hợp mà người ủy quyền và người đại diện có thể có những

Một phần của tài liệu Lý thuyết QTKD tập đoàn nutifood (Trang 42)

những mâu thuẫn và mô tả những cơ chế quản lý nhằm hạn chế hành vi phục vụ lợi ích cá nhân của người đại diện.

- Khi một người hoạt động vì lợi ích của người khác thì về bản chất người đại diện công ty luôn có xu hướng tư lợi cho họ hơn là hành động vì người chủ sở hữu và các cổ đông.

- Người điều hành (đại diện) có ưu thế hơn chủ sở hữu về thông tin, nên dễ dàng hành động tư lợi, hơn nữa việc giám sát các hành động của người đại diện cũng rất tốn kém, khó khăn, phức tạp nên đối với người đại diện hành động theo nhiệm vụ được giao là vì lợi ích của những người khác

- Do có quá nhiều đại diện chủ sở hữu nên quyền bị phân tán, không tập trung, không rõ ràng, hơn nữa không có hệ thống thống nhất, tùy tiện. Không có người chịu trách nhiệm cuối cùng về hiệu quả và sự phát triển của DNNN.

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu là các bộ, UBND các tỉnh nên thực hiện quyền chủ sở hữu chủ yếu là hành chính, thiếu tính chuyên nghiệp về kinh tế và kinh doanh; không hạn chế, loại bỏ được can thiệp chính trị vào bổ nhiệm người quản lý, quyết định đầu tư,v.v..

- Thiếu hệ thống giám sát, đánh giá đối với đại diện chủ sở hữu, dẫn đến có nguy cơ lạm dụng quyền lực thu lợi riêng có ở tất cả các cấp và chức danh quản lý (Cung 2004). Tất cả những vấn đề trên ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa "chủ sở hữu" (để trong ngoặc kép để chỉ không phải chủ sở hữu đích thực) và người đại diện (gọi tắt là giám đốc-GĐ) trong DNNN :

- Do sự khác biệt trong chức năng, nhiệm vụ nên người đại diện (GĐ) là người đại diện theo pháp luật cho DNNN, trực tiếp điều hành doanh nghiệp nên Giám đốc có lợi thế hơn các loại "chủ sở hữu”, các "chủ sở hữu" thì phân tán không ai quan tâm thực sự đến hệ thống thông tin đánh giá hiệu quả kinh doanh, các yếu tố tác động đến phát triển công ty, hơn nữa mặc dù Luật Doanh nghiệp 2005 cũng đã đưa quyền được cung cấp thông tin của HĐQT, ban kiểm soát, nhưng chưa có cơ chế cung cấp và kênh cung cấp thông tin nên xảy ra tình trạng thông tin không cân xứng, dẫn đến 3 tình huống sau :

+ Các "chủ sở hữu" có thể đưa ra các quyết định bất hợp lý, hoặc tác động đến các quyết định của GĐ (do thiếu thông tin hoặc vụ lợi cá nhân) làm sai lệch sự phát triển của công ty (Cung 2004).

+ Người đại diện (GĐ) hành động vì lợi ích của mình hơn là vì lợi ích của nhà nước là chủ sở hữu đích thực, còn HĐQT hoặc đại diện tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước cũng chỉ là người đại diện, giám sát thuê nhưng bị thiếu thông tin và trong nhiều trường hợp GĐ chi phối HĐQT trong việc ra quyết định.

+ Do cũng giống nhau về bản chất là người làm thuê nên "chủ sở hữu” và GĐ có thể lạm dụng, cấu kết, thông đồng với nhau để thu lợi ích riêng, rút ruột DNNN và kết cục là chỉ có nhà nước, người đóng thuế là chịu thiệt thòi.

=> Như vậy, các vấn đề giữa người chủ sở hữu và người đại diện trong các DNNN ở Việt Nam khác biệt và phức tạp hơn nhiều so với các doanh nghiệp ngoài nhà nước của Việt Nam cũng như ở các nước, điều này đòi hỏi hệ thống xử lý các vấn đề trên cũng phải phát triển tương xứng.

PHẦN 5 LÝ THUYẾT QUYỀN SỞ HỮU 5.1 Lý thuyết quyền sở hữu

5.1.1 Khái niệm quyền sở hữu

- Quyền sở hữu là một công cụ của xã hội, giúp con người kỳ vọng tạo ra những nguyên tắc, quy định trong giao dịch. Những kỳ vọng này được thể hiện thành luật pháp, thói quen, và phong tục. Người sở hữu quyền hợp pháp cho phép họ hành động theo những cách riêng. Những người sở hữu quyền cũng mong muốn cộng đồng tôn trọng, và ngăn chặn những hành vi xâm hại quyền của mình. - Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.

- Một tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng tài nguyên, quyền quyết định thay đổi tài nguyên.

5.1.2 Các thành phần của quyền sở hữu

- Quyền chiếm hữu:

+ Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài nguyên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

+ Quyền chiếm hữu là quyền mà chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý muốn của mình để nắm giữ, kiểm soát, chi phối tài nguyên của mình, biểu hiện là trong thực tế tài nguyên đang nằm trong sự chiếm giữ của ai đó hoặc người đó đang kiểm soát, làm chủ và chi phối tài nguyên đó theo ý mình. Ví dụ: chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản, được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên,….

+ Chiếm hữu hợp pháp đối với những trường hợp: (i) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; (ii) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản; (iii) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua thỏa thuận, giao dịch theo quy định của pháp luật; (iv) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu.

- Quyền sử dụng: là quyền khai thác công năng, công dụng, hưởng lợi hoặc chi phí bắt nguồn từ việc cho thuê, bán các tài nguyên.

+ Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận, điều này đồng nghĩa với việc chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng tài nguyên của mình cho người khác hoặc cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.

+ Chủ sở hữu có quyền tự mình bán, trao đổi, tặng, cho, cho vay, cho thuê, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác.

- Quyền định đoạt: là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

+ Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, cho, tặng, cho vay, cho mượn, cho thuê, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

5.1.3 Nội dung quyền sở hữu.

- Căn cứ phát sinh quyền sở hữu

Vấn đề đầu tiên trong nghiên cứu về quyền sở hữu là căn cứ phát sinh quyền sở hữu, trên cơ sở nào để pháp luật và xã hội xác định quyền sở hữu và giao quyền sở hữu tài sản cho chủ thể có khả năng sử dụng nó hiệu quả.

Có những cách phát sinh quyền sở hữu đối với những tài sản đối với một tài sản: + Tài sản được hình thành do chiếm đoạt mà có.

Ưu điểm của tài sản làm gia tăng thu nhập, tích lũy ban đầu cho người dân và xã hội. Nhược điểm, nếu người dân và xã hội không tập trung tái đầu tư mà sử dụng cách tận thu (dùng lưới nhỏ để đánh bắt cả cá nhỏ, dùng thuốc nổ, đốt rừng làm ruộng nương,….) thì nguồn lực sẽ nhanh chóng suy giảm và cạn kiệt.

+ Thông qua hợp đồng mua - bán, đấu giá, cho, tặng,…. Theo cách này, các bên liên quan căn cứ và khả năng, yêu cầu thống nhất với nhau để chuyển giao quyền sở hữu tài sản.

+ Thông qua xác lập tài sản công, như: phân chia chiến lợi phẩm sau chiến tranh, quốc hữu hóa tài sản cá nhân,…. Theo cách này tài sản được hình thành do các bên thỏa thuận, quyền lực, chứ không vì khả năng sử dụng tài sản một cách có hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Căn cứ vào thời hiệu sở hữu là thời gian cần thiết mà quyền sở hữu được bảo vệ bởi các quy định của pháp luật. Nếu quyền sở hữu được bảo vệ tuyệt đối và

vô thời hạn, chủ sở hữu sẽ không muốn trao quyền sở hữu mà muốn chiếm đoạt, hoặc đòi giá cao cho đến khi đạt được giá kỳ vọng thì mới chuyển giao. Những trường hợp như thế này được gọi là lạm dụng quyền sở hữu để đắc lợi không chính đáng. Điều này dẫn đến tình trạng người muốn sử dụng không có tài sản để sử dụng, còn người không có khả năng sử dụng lại được giao tài sản. Do đó, quyền sở hữu theo thời hiệu sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng tài sản được hiệu quả hơn.

- Lý thuyết cơ sở của quyền sở hữu

Định lý Coase do nhà kinh tế học Ronald Harry Coase (1910 - 2013) đạt giải Nobel xây dựng. Định lý này dựa trên lập luận rằng khi không có chi phí giao dịch và quyền sở hữu tài sản được quy định rõ ràng và có hiệu lực thì các ngoại ứng không gây ra sự phân bổ sai các nguồn lực. Theo Coase cho rằng: “Trong một môi trường có chi phí giao dịch thấp, các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau để phân chia của cải sao cho có hiệu quả nhất mà không cần một nhà thông thái nào can thiệp. Ngược lại, nếu chi phí giao dịch quá lớn, các bên không thể thỏa thuận được với nhau, mỗi bên sẽ phải dùng quyền sở hữu để bảo vệ quyền lợi của mình”. Trong đó, chi phí giao dịch được hiểu là là chi phí liên quan đến việc trao đổi quyền sở hữu (Demsetz,1968).

5.1.4 Vai trò

- Tất cả các hoạt động kinh tế bao gồm thương mại và sản xuất là những trao đổi chịu sự chi phối bởi quyền sở hữu.

- Quyền sở hữu được thừa nhận sẽ giúp chủ thể sử dụng để chuyển nhượng, trao đổi tài sản nhằm mục đích tìm kiếm thu nhập.

- Quyền sở hữu tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

- Xác định mức chi phí và lợi ích khi thực hiện một chiến lược hay một quyết định.

- Cấu trúc quyền sở hữu khác nhau có tác động tới cấu trúc hoạch định và phân bổ nguồn lực của các doanh nghiệp khác nhau.

5.2 Các nhãn hiệu của doanh nghiệp đã đăng kí bảo hộ sở hữu trí tuệ

- Nhãn hiệu NUVI: Nhãn hiệu NUVI: số văn bằng bảo hộ 58915 cấp ngày 29/9/2003, sử dụng cho nhóm sản phẩm sữa nước làm từ bột có độ dinh dưỡng cao. Thời hạn bảo hộ 10 năm.

- Nhãn hiệu NUTI-VITA: Số văn bằng bảo hộ 48476 cấp ngày 16/04/2002, sử dụng cho nhóm sản phẩm sữa bột dinh dưỡng dành cho trẻ em. Thời hạn bảo hộ 10 năm

- Nhãn hiệu NUTI – MUM: Số văn bằng bảo hộ 50174 cấp ngày 30/08/2002, sử dụng cho nhóm sản phẩm sữa bột dinh dưỡng dành cho bà mẹ mang thai. Thời hạn bảo hộ 10 năm.

- Nhãn hiệu OBILAC: Số văn bằng bảo hộ 53772 cấp ngày 13/01/2002, sử dụng cho nhóm sản phẩm sữa bột không béo giàu canxi. Thời gian bảo hộ 10 năm. - Nhãn hiệu RISO: Nhãn hiệu RISO (đăng kí tại Việt Nam): số văn bằng bảo hộ 40427 cấp ngày 23/10/2000, sử dụng cho nhóm sản phẩm bột dinh dưỡng. thời gian bảo hộ 10 năm.

- Nhãn hiệu ENPLUS: Nhãn hiệu ENPLUS: số văn bằng bảo hộ 51930 cấp ngày 06/11/2002, sử dụng cho nhóm sản phẩm sữa bột dinh dưỡng cao năng lượng. thời hạn bảo hộ 10 năm.

- Nhãn hiệu DIABETCARE: Nhãn hiệu DIABETCARE: số văn bằng bảo hộ 57664 cấp ngày 17/02/2003, sử dụng cho nhóm sản phẩm sữa bột hỗ trợ người bệnh tiểu đường. thời hạn bảo hộ 10 năm.

- Nhãn hiệu PEDIAPLUS: Nhãn hiệu PEDIAPLUS: số văn bằng bảo hộ 54258 cấp ngày 29/04/2003, sử dụng cho nhóm sản phẩm sữa bột dành cho trẻ biếng ăn. Thời hạn bảo hộ 10 năm.

=> Doanh nghiệp xin cấp giấy bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các nhãn hiệu đó là vì:

+ Muốn được độc quyền sử dụng và ngăn chặn bên cạnh tranh giả, nhái nhãn hiệu/thương hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ tương tự. Ngoài ra, còn các mục

đích khác như marketing, tặng, cho, sang, nhượng, cho thuê sử dụng nhãn hiệu hay liên quan tới nhượng quyền thương mại.

+ Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần giảm thiểu tổn thất. Và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Nhờ vào quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh.

+ Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn. Và được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của họ. + Việc đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ đem lại các độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu, tác phẩm nghệ thuật, văn học và các tài sản sở hữu trí tuệ khác trong một thời hạn nhất định. Khi có được sự độc quyền, doanh nghiệp có thể thu lợi từ tài sản sở hữu trí tuệ đó.

+ Giúp doanh nghiệp ngăn chặn việc doanh nghiệp đối thủ sử dụng nhãn hiệu đó để gây nhầm lẫn hoặc thu lợi từ nhãn hiệu đã đăng ký. Trường hợp doanh nghiệp nào đó vẫn cố tình kinh doanh sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn thì có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường.

+ Việc đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu cho doanh nghiệp bên cạnh việc thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng mà doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

+ Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với sản phẩm, dịch vụ của mình chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhằm xây dựng thương hiệu bền vững.

+ Thúc đẩy sáng tạo, đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

5.3 Vai trò của nhãn hiệu

5.3.1 Từ “hãng sữa chuyên gia” đến Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á

+ Tiền thân là cơ sở thực phẩm của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, sau hơn 20 năm phát triển, đến nay, NutiFood là 1 trong 3 công ty sữa lớn nhất Việt Nam

với danh mục hoàn chỉnh các sản phẩm từ sữa đặc trị cho đến những thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày cho mọi gia đình, mọi đối tượng.

+ Tính đến thời điểm hiện tại, NutiFood có 6 nhà máy ở Việt Nam và 1 nhà máy ở Thuỵ Điển với hơn 5.300 cán bộ nhân viên. Công ty còn sở hữu trang trại bò sữa NutiMilk cho nguồn sữa chất lượng cao và nông trường Cada – nơi người Pháp đặt những cây cà phê Robusta đầu tiên, giúp chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất. NutiFood cũng thành lập Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng NutiFood Thụy Điển nhằm tạo nên sản phẩm chất lượng quốc tế nhưng phù hợp với thể trạng, nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam.

+ NutiFood GrowPLUS+ tiếp tục giữ vững ngôi vị nhãn hiệu sữa trẻ em số 1 tại Việt Nam năm 2021 với các dòng sản phẩm đa dạng, đáp ứng mọi thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, chiếm 23,6% thị phần và gấp 1,76 lần nhãn hiệu đứng thứ hai.

5.3.2 Khẳng định vị thế nhãn sữa trẻ em số 1 Việt Nam

+ Năm 2021 là năm thứ ba liên tiếp NutiFood GrowPLUS+ đứng đầu bảng xếp hạng về thị phần trong cả hai phân khúc sữa bột trẻ em và sữa bột pha sẵn cho trẻ em đồng thời duy trì được vị trí sữa đặc trị số 1 trong sáu năm liên tiếp (từ năm 2016 đến năm 2021).

+ Kết quả vừa được Công ty Nielsen công bố dựa trên số liệu nghiên cứu tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 12/2020 đến tháng 11/2021. Thành tích này không chỉ minh chứng cho chất lượng sản phẩm và sự tin yêu của người dùng đối với nhãn hiệu NutiFood GrowPLUS+ mà còn khẳng định năng lực cạnh tranh của thương hiệu sữa Việt Nam với các công ty sữa đa quốc gia tại thị trường Việt.

5.3.3 Nhãn hiệu ra đời từ trái tim y đức của các bác sĩ, chuyên gia dinh

Một phần của tài liệu Lý thuyết QTKD tập đoàn nutifood (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w