0
Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM TGĐGĐ VÀ THÀNH VIÊN HĐQT CỦA CÔNG TY VÀ NGÂN HÀNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH (Trang 30 -34 )

Thông qua một số điều lệ của các công ty tiêu biểu ở trên ta có thể thấy một số điểm sau :

Đối với vị trí TGD/GD :

Đơn giản và sơ sài Vị trí TGD/GD là một vị trí hết sức quan trọng trong một doanh nghiệp, năng lực của vị TGD/GD sẽ quyết định sự tồn vong, sự phát triển của Doanh Nghiệp, mặc dù biết rằng sự quan trọng của vị trí TGD/GD như vậy, tuy nhiên, trong điều lệ của các Doanh Nghiệp cũng chủ yếu là những điều khoản cơ bản như quy định về năng lực hành vi, năng lực pháp luật đối với TGD/GD mà không hề quy định về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, hay chuẩn mực đạo đức đối với vị trí TGD/GD, mọi quy định đều vô cùng lõng lẻo và sơ sài.

Mơ hồ, không rõ ràng : Ngoài một số ngành nghề có quy định bắt buộc cụ thể về chứng chỉ hành nghề đối với vị trí TGD/GD như : “chứng khoán” thì hầu như điều lệ của các doanh nghiệp đều quy định khá mơ hồ về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, và thâm niên kinh nghiệp trong ngành kinh doanh của mình đối với vị trí TGD/GD, thậm chí những ngành nghề đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cao như : tư vấn, kinh doanh vàng, … thì trong điều lệ của các doanh nghiệp này cũng chỉ nêu cơ bản là “có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế” mà không hề nêu cụ thể là những chứng chỉ nghiệp vụ cần thiết nào, và bao nhiêu năm kinh nghiệm trong ngành kinh doanh của Doanh nghiệp mình. Hay như ngành đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp cao như “Y Tế” thì trong điều lệ của Doanh nghiệp cũng không hề quy định một chuẩn mực đạo đức nhất định nào dành cho vị trí TGD/GD, điều này sẽ gây ra những hậu quả cho xã hội và cho chính Doanh nghiệp.

Đối với vị trí HDQT :

Ta thấy, Đối với vị trí TV HĐQT, những quy định trong điều lệ của các Doanh Nghiệp cũng vô cùng sơ sài và đơn giản, hầu như là chỉ chép nguyên văn từ luật Doanh Nghiệp 2005 qua mà thôi, chủ yếu vẫn là những tiêu chuẩn về năng lực dân sự và năng lực pháp luật. TV HDQT là những người có những phần vốn góp lớn nhất định vào doanh nghiệp, vì vậy, để đảm bảo đồng tiền của mình đầu tư hiệu quả và sinh lời thì lẻ ra TV HDQT cần có những kiến thức nhất định về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, hay cụ thể hơn là để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, để đảm bảo cho những lần phát hành thêm cổ phiểu để tăng vốn mở rộng quy mô mà không xảy ra tình trạng tăng vốn ảo thì đòi hỏi các vị TV HDQT này phải có một tiềm lực tài chính nhất định. Tuy nhiên, trong các điều lệ của doanh nghiệp không hề quy định về những tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm trong ngành, hay năng lực tài chính này.

I.13 CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Vị trí TGĐ của một tổ chức tín dụng có vai trò rất quan trọng, trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho nên theo thực tế bổ nhiệm vị trí này

ở các ngân hàng ngoài việc tuân thủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Pháp luật còn phải đáp ứng các điều kiện riêng đặc thù của hoạt động từng ngân hàng – do hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực rất nhạy cảm nên các điều kiện về kinh nghiệm quản lý, quản trị, tổ chức, quản lý rủi ro, chỉ tiêu kinh doanh, lợi nhuận mục tiêu của ngân hàng,…Bất kỳ sự sai lầm trong việc chọn ra người đứng đầu của các ngân hàng đều có thể dẫn đến những sai sót hoặc hậu quả khôn lường. Sự đổ vỡ của 1 ngân hàng có thể gây ra hiệu ứng domino cho các ngân hàng khác và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cả nền kinh tế. Đề ra các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để chọn lựa những người có đức, có tài, có khả năng lãnh đạo một ngân hàng quả thật không dễ dàng chút nào. Các quy định dù có chặt chẽ đến đâu nhưng nếu thiếu sự quản lý, giám sát, hướng dẫn cụ thể thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

CHẤT LƯỢNG TGĐ NH HIỆN NAY:

Vị trí TGĐ các ngân hàng thương mại hiện nay được bổ nhiệm từ các lãnh đạo của chính ngân hàng (đối với ngân hàng Nhà nước) hoặc đối với các NHTM CP tư nhân thì thường thuê Giám đốc/ CEO bên ngoài. Ví dụ như:

Ngân hàng BIDV: Ông Phan Đức Tú. Bắt đầu làm việc tại BIDV từ năm 1987. Được bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc BIDV từ tháng 6 năm 2007.Ngày 08/03/2012, tại Đại hội cổ đông lần thứ nhất, ông Tú được các cổ đông tín nhiệm bầu vào vị trí Ủy viên HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ 1/5/2012, ông được HĐQT bổ nhiệm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

TGĐ mới của Techcombank: Ông Morris, người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng quốc tế, trong đó có 13 năm giữ cương vị TGĐ cho các ngân hàng tại châu Á, là người nước ngoài đầu tiên được chọn làm Tổng Giám đốc cho một ngân hàng cổ phần tại Việt Nam.

TGĐ Ngân Hàng Maritime: ông Atul Malik từng giữ nhiều trọng trách quan trọng tại Ngân hàng Deustche Bank, một trong số ngân hàng toàn cầu có quy mô lớn nhất thế giới như: TổngGiámđốc Ngân hàng Bán lẻ và Doanh nghiệp,

Deustche Bank khu vực Châu Á; Thành viên Hội đồng Điều hành khu vực châu Á, Thành viên Ngân hàng Bán lẻ và Doanh nghiệp toàn cầu, thành viên HĐQT Deustche Bank Trung Quốc. Chức vụ cuối cùng ông đảm nhiệm tại Citigroup là TổngGiámđốc Ngân hàng bán lẻ, Citibank Hongkong; Thành viên HĐ Điều hành toàn cầu, Ngân hàng bán lẻ Citibank. Trước đó, ông từng nắm nhiều vị trí khác nhau tại Citibank Ấn Độ. Ngày 19/03/2012, ông Atul Malik được bổ nhiệm chức vụ Quyền TổngGiámđốcMaritime Bank. Đến ngày 24/05/2012, ông chính thức đảm nhiệm chức vụ TổngGiámđốcMaritime Bank. Từ ngày 01/02/2013, ông được giao kiêm giữ chức vụ Giámđốc Ban Quản lý Chiến lược.

Quản lý rủi ro là điểm yếu nhất của các ngân hàng Việt Nam phải được cải thiện bởi những CEO có tố chất và kinh nghiệm.

Tuy nhiên, vẫn cần phải nhắc lại bài học quan trọng nhất mà nhiều CEO nước ngoài ở doanh nghiệp Việt Nam đã rút ra: ngoài chuyên môn giỏi, họ phải hiểu tình hình Việt Nam.

Như vậy, qua các ví dụ thực tiễn về vị trí TGĐ các NHTM CP Nhà nước hoặc Tư nhân thì các cá nhân này đáp ứng đầy đủ các quy định theo pháp luật quy định và thâm niên công tác tại chính ngân hàng đó hoặc giữ các vị trí tương tự tại các ngân hàng khác. Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng TGĐ Ngân hàng hiện nay chưa có các tiêu chí chung và thống nhất với nhau. Chất lượng TGĐ của các Ngân hàng hiện nay cũng chưa thật đồng đều, do tình hình kinh doanh đặc thù của ngân hàng. Các ngân hàng trong nước có tỉ lệ vốn tham góp của nhà nước và 1 số NHTMCP bổ nhiệm vị trí TGĐ từ các lãnh đạo của chính ngân hàng của mình trong khi 1 số NHTMCP khác lại mạnh dạn thuê các CEO của nước ngoài. Tình hình nền kinh tế luôn luôn biến động, hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro khác nhau mà chất lượng quản trị của các TGĐ cũng khác nhau. Nếu xét trường hợp TGĐ là người của chính ngân hàng đó thì sẽ có nhiều lợi thế như: nắm bắt tốt tình hình nội bộ của ngân hàng, các cơ chế chính sách, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, nắm bắt được tình hình trong nước….còn riêng đối với các chuyên gia nước ngoài – họ là những người đã lãnh

đạo nhiều ngân hàng có tầm cỡ quốc tế nên kinh nghiệm về quản trị rủi ro, nhạy bén trong các quyết định,… Tuy nhiên, việc áp dụng những chiến lược quản trị của nước ngoài vào các ngân hàng Việt liệu rằng nó có phù hợp không? Mức độ chấp nhận rủi ro của từng ngân hàng ở mức nào? Khả năng chịu đựng của từng ngân hàng? Những câu hỏi từ thực tế liên tục được đặt ra đòi hỏi chúng ta phải nghì ngẫm và tìm ra các giải pháp để giải quyết triệt để và kịp thời. Những giải pháp về phương diện pháp luật là cần thiết tuy nhiên cần phải cần sự phối hợp giữa các ngân hàng, các cơ quan trực tiếp quản lý và các nhà làm luật để hoàn thiện hơn các quy định.

V. BÌNH LUẬN CHÁT LƯỢNG TGĐ/GĐ TẠI CÁC

DOANH NGHIỆP Ở VN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM TGĐGĐ VÀ THÀNH VIÊN HĐQT CỦA CÔNG TY VÀ NGÂN HÀNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH (Trang 30 -34 )

×