Phân tích độ nhạy và hiệu chỉnh các thông số trong mô hình

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Qual2K trong quản lý chất lượng môi trường (Trang 52 - 58)

Phân tích độ nhạy của các thông số là xem xét sự thay đổi của các giá trị của biến trong mô hình khi các thông số có liên quan đến biến đó thay đổi. Phân tích độ nhạy của từng biến nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn

của các biến và có biện pháp tăng độ chính xác của mô hình thông qua việc tìm được các giá trị phù hợp của các thông số.

Hiệu chỉnh (Calibration) là tiến trình mà trong đó các thông số và biến số của mô hình được điều chỉnh để kết quả đầu ra của mô hình phù hợp với thực tế (Lê Anh Tuấn). Quá trình hiệu chỉnh mô hình được tiến hành trong trong thời gian tháng 4 năm 2011 với kết quả quan trắc thực tế. Các thông số đã được phân tích độ nhạy được lựa chọn để điều chỉnh nhằm mục đích cải thiện khả năng mô phỏng chất lượng nước sao cho giá trị sai số tính toán là nhỏ nhất.

Đối với hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO, mgO2/L)

Các thông số có ảnh hưởng lớn đến kết quả DO gồm mô hình tính toán hệ số hấp thụ oxy và mô hình có tính đến ảnh hưởng của gió.

Đối với mô hình tính toán hệ số hấp thụ oxy, tiến hành xem xét sự thay đổi của DO khi thay đổi mô hình tính hệ số hấp thụ oxy. Kết quả DO trung bình trong 2 trường hợp:

(1) Áp dụng mô hình Internal, khụng xột tới ảnh hưởng của gió: DOtb = 0,81 (mgO2/L).

(2) Áp dụng mô hình Thackston-Dawson, khụng xột tới ảnh hưởng của gió: DOtb = 0,99 (mgO2/L).

Nhận xét: Khi thay đổi công thức tính hệ số hấp thụ oxy ka từ Internal sang Thackston-Dawson thì DO đã thay đổi trung bình 22,2%

Khi xét tới sự ảnh hưởng của gió trong mô hình, DO trung bình trong trường hợp:

(3) Áp dụng mô hình Internal, xét tới ảnh hưởng của gió: DOtb = 1,0 (mgO2/L).

Nhận xét: Khi thay đổi yếu tố ảnh hưởng của gió tới mô hình từ không tính ảnh hưởng bằng tính theo công thức Banks – Herrera thì DO trung bình tăng 23,5%.

Đối với thông số nhu cầu oxy sinh học (BOD5, mgO2/L)

Với BOD5 thông số có ảnh hưởng lớn đến kết quả là hệ số oxy hóa OR (kdc). Kết quả BOD5 trung bình trong 2 trường hợp:

(1) Hệ số oxy hóa kdc = 2: BOD5, tb = 56,57 (mgO2/l). (2) Hệ số oxy hóa kdc = 4: BOD5, tb = 54,31 (mgO2/l).

Nhận xét: Khi tăng hệ số oxy hóa 50% thì CBOD đã giảm trung bình 4%.

Đối với thông số Amonium (N-NH4+ , àgN/L)

Với Ammonium thông số có ảnh hưởng lớn đến kết quả là hệ số thủy phân (kna). Hàm lượng N-NH4+ trung bình trong 2 trường hợp:

(1) Hệ số thủy phân kna = 1,5: N-NH4+tb = 21086,30 (àgN/L). (2) Hệ số thủy phân kna = 3: N-NH4+tb = 20522,51 (àgN/L).

Nhận xét: Khi tăng hệ số thủy phân kna lên 50% thì nồng độ Amonium giảm trung bình 2,67%.

Kết quả hiệu chỉnh các thông số quan trọng được thể hiện ở bảng 4.4; kết quả hiệu chỉnh chi tiết được thể hiện trong hình 4.10.

Bảng 4.4. Giá trị các thông số hiệu chỉnh của mô hình

STT Thông số Phép toán điều chỉnhGiới hạn Giá trị hiệu chỉnhcuối cùng

1 RM Thay thế - Internal

2 RWE Thay thế - Banks – Herrera

3 kdc Thay thế 2 – 5 3,75

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Qual2K trong quản lý chất lượng môi trường (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w