Hiện trạng chất lượng nước sông Cầu Bây, đoạn chảy qua địa phận

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Qual2K trong quản lý chất lượng môi trường (Trang 48 - 52)

huyện Gia Lâm, Hà Nội

Theo kết quả quan trắc tháng 3 năm 2012, các thông số phản ánh chất lượng nước sông Cầu Bây hầu hết không đạt so với quy định cho phép.

Bảng 4.1. Giá trị quan trắc chất lượng nước sông Cầu Bây tháng 3 năm 2012 Khoảng cách pH DO N-NH4+ N-NO3- P-PO43- COD BOD5

(km) - (mg/l) 7,02 6,83 0,48 12,96 2,18 1,47 60 36 6,9 6,81 0,51 13,27 2,41 1,46 63 36 6,45 7,05 0,22 13,79 1,29 1,54 60 44 6 7,07 0,24 13,41 1,59 1,62 53 40 5,22 7,22 0,13 13,66 1,64 1,62 62 44 4,77 7,51 0,21 13,81 1,31 1,49 65 44 3,77 7,40 0,12 12,90 1,37 1,58 63 40 2,13 7,34 0,40 13,83 1,36 1,97 70 48 1,6 7,38 0,14 13,82 1,44 1,79 68 40 QCVN 08 – 2008 (Cột B1) 5,5 - 9 ≥ 4 0,5 10 0,3 30 15

Ghi chú: Cột “Khoảng cách (km)” là độ dài tính từ điểm cuối dòng sông đến vị trí điểm lấy mẫu.

Trong thời điểm quan trắc, chất lượng nước có sự biến động theo không gian, được thể hiện bằng sự giảm dần hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO, mg/l) và sự tăng lên của các giá trị pH, N-NH4+, P-PO43-, COD. Những biến động này cho thấy diễn biến chất lượng nước sông phụ thuộc vào các yếu tố áp lực của nguồn thải.

Cụ thể, giỏ trị pH dao động trong khoảng 6,83 – 7,51, nằm trong khoảng trung tính đến hơi kiềm, giá trị pH ở hầu hết các điểm quan trắc đều lớn hơn 7,0. Điều này cho thấy ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt có pH cao đến chất lượng nước sông.

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước có sự suy giảm từ đầu nguồn đến cuối nguồn, mặc dù sự chênh lệch không lớn, giá trị DO dao động trong khoảng 0,12 – 0,51 mg/l. Lưu lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm được gia tăng theo chiều dài đoạn sông là nguyên nhân chính khiến cho giá trị DO bị giảm dần và thấp hơn TCCP từ 7,8 – 33,3 lần. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hoạt động của hệ thực vật thủy sinh, qua đó hạn chế các quá trình sinh học diễn ra trong nước và làm suy giảm khả năng tải hay tự làm sạch của thủy vực.

Các thông số dinh dưỡng như N-NH4+, N-NO3-, P-PO43- cũng có sự biến động theo không gian. Trong đó, hàm lượng Amoni tính theo Nitơ dao động trong khoảng giá trị 12,90 – 13,83, cao hơn so với TCCP đến 25,8 – 27,7 lần. Thông số P-PO43- cũng tồn tại ở mức cao và lớn hơn giá trị quy định tại QCVN 08-2008/BTNMT Cột B1 từ 4,9 – 6,6 lần. Hàm lượng Nitrat tính theo Nitơ có xu hướng giảm dần theo hướng dòng chảy, giá trị nồng độ dao động trong khoảng 1,29 – 2,41 và nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08- 2008/BTNMT.

Giá trị các thông số hữu cơ tại thời điểm quan trắc có xu hướng tăng dần về phía cuối nguồn, tuy nhiên sự chuyển biến không được rõ nét. Nhu cầu oxy

hóa học (COD, mgO2/L) vượt quá TCCP từ 1,8 – 2,3 lần. Khoảng giá trị của nhu cầu oxy sinh học (BOD5, mgO2/L) từ 36 – 48 mgO2/L, cao hơn so với quy định từ 2,4 – 3,2 lần.

Theo số liệu quan trắc chất lượng nước sông Cầu Bây năm 2011, môi trường nước ở đây bị ô nhiễm nặng và mất khả năng tự làm sạch vốn có.

Bảng 4.2. Giá trị trung bình của các thông số chất lượng nước năm 2011 DO N-NH4+ N-NO3- P-PO43- COD BOD5

mg/l Tháng 4/2011 1,18 19,83 6,55 1,48 53 21,68 Tháng 6/2011 1,22 7,25 17,87 4,04 32 22,7 Tháng 8/2011 0,91 6,69 10,20 2,30 24,67 18,38 Trung bình 1,10 11,25 11,54 2,61 36,56 20,92 QCVN 08 – 2008 (Cột B1) ≥ 2 0,5 10 0,3 30 15

Theo đó, giá trị hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO, mg/l) dao động trong khoảng 0,91 – 1,22 mg/l, thấp hơn nhiều so với quy định. Sự đổ vào thủy vực của các nguồn thải phía thượng nguồn và các nguồn thải dọc theo đoạn sông nghiên cứu đã khiến nồng độ chất ô nhiễm trong nước sụng luụn duy trì ở mức cao và làm suy giảm hệ sinh vật nước, qua đó làm thiếu hụt trầm trọng hàm lượng oxy hòa tan trong nước.

Các thông số dinh dưỡng cũng đều cao hơn so với TCCP nhiều lần. Cụ thể, hàm lượng Amoni tính theo Nitơ (N-NH4+, mg/l) vượt quá 22,5 lần, hàm lượng Nitrat tính theo Nitơ (N-NO3-, mg/l) vượt quá 1,15 lần, hàm lượng Phopho vô cơ trong nước (P-PO43-, mg/l) vượt quá 8,7 lần.

Giá trị trung bình của các thông số hữu cơ qua các đợt quan trắc cũng đều cao hơn mức quy định nhiều lần. Đối với nhu cầu oxy hóa học (COD, mg/l), giá trị trung bình dao động từ 24,67 – 53 mg/l, cao hơn TCCP 1,2 lần.

Giá trị trung bình qua 3 đợt quan trắc của thông số BOD5 là 20,92 mg/l, cao hơn so với TCCP 1,4 lần.

Hình 4.1. Diễn biến nồng độ các thông số chất lượng nước năm 2011.

Theo hình 4.1, hàm lượng oxy hòa tan trong nước tại các điểm quan trắc đều thấp hơn so với TCCP nhiều lần. Từ điểm KM5,07, DO giảm dần theo không gian và đạt giá trị thấp nhất tại điểm KM3,77, đây là điểm sau khi tiếp nhận nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm cao từ khu dân cư Thị trấn Trâu Quỳ và trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Từ điểm KM3,77 trở về sau, giá trị DO có dấu hiệu được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp và chưa đạt yêu cầu đối với chất lượng nước dùng cho mục đích nông nghiệp.

Đối với các chất hữu cơ, giá trị thông số COD tại thời điểm tháng 4 và tháng 6 năm 2011 đều cao hơn TCCP tại các điểm quan trắc. Vào tháng 8 năm 2011, ảnh hưởng do mưa diễn ra trong mấy ngày trước thời điểm quan trắc đã tạo điều kiện cho quá trình pha loãng và phân tán chất ô nhiễm trong nguồn nước, do đó giá trị COD tại thời gian này đều thấp hơn so với 2 thời điểm quan

trắc trên và đạt TCCP. Giá trị COD ghi nhận sự tăng cao bất thường tại điểm KM4,95 và KM4,6, đây là 2 điểm khi thủy vực chảy qua khu dân cư Thị trấn Trâu Quỳ và đặc biệt là trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, nơi có lượng nước thải chứa các chất độc hại phát sinh từ hệ thống các phòng thí nghiệm.

Xu hướng biến đổi của nhúm cỏc chất dinh dưỡng trong nước sông cũng tương tự như thông số hữu cơ. Giá trị quan trắc đối với N-NH4+ và P-PO43- giảm nhẹ từ đầu nguồn đến KM3,77. Từ sau điểm này, nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước có xu hướng tăng lên do chịu ảnh hưởng từ nguồn nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu dân cư xã Đa Tốn.

Kết quả đánh giá khả năng chịu tải hay khả năng tự làm sạch của của sông Cầu Bây theo Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT cũng cho thấy thủy vực đã hết khả năng chịu tải đối với hầu hết các thông số chất lượng nước.

Bảng 4.3. Khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm (mg/l) trong nước thải của sông Cầu Bây

TSS N-NH4+ N-NO3- P-PO43- COD BOD Tháng 4/2011 -450,95 -33,89 3.673 -7,21 -29,66 -8,60

Tháng 6/2011 -2742,26 -156,96 -168,42 -41,18 -127,81 -42,457

Tháng 8/2011 -1150,80 -35,73 -0,93 -12,26 -7,13 1,32 Theo các dữ liệu quan trắc và đánh giá cảm quan qua việc khảo sát thực tế, nhận thấy chất lượng nước sông Cầu Bây, đoạn chảy qua địa phận huyện Gia Lâm, Hà Nội đang bị ô nhiễm nặng nề và không đạt yêu cầu đối với nguồn cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Qual2K trong quản lý chất lượng môi trường (Trang 48 - 52)