Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Sacombank – Chi nhánh

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank – chi nhánh thủ đô (Trang 28 - 33)

vốn hiệu quả của ngân hàng Sacombank là không nhỏ. Chi nhánh được đánh giá là một trong những chi nhánh xuất sắc của khu vực miền Bắc và là tiêu biểu của toàn hệ thống, chi nhánh đã đạt nhiều thành tích.

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng vốn huy động 870,163 1.360,857 1.916,250

Tổng dư nợ cho vay 481,548 792,819 1.194,415

Tổng thu nhập từ hoạt động kinh

doanh 32,635 52,053 64,475

Lợi nhuận trước thuế 15,579 27,157 34,148

Thuế 3,895 6,789 8,537

Lợi nhuận sau thuế 11,684 20,368 25,611

Nguồn: Báo cáo tài chính chi nhánh năm 2008, 2009,2010

Mặc dù trong năm 2009, tình hình kinh tế vẫn chưa thực sự thuận lợi cho ngành ngân hàng, nhưng chi nhánh Thủ Đô cũng như hệ thống ngân hàng Sacombank cũng đã đạt được những kết quả kinh doanh khá tốt. Tổng dư nợ cho vay đạt 792,8 tỷ đồng, tăng 64,46% so với năm 2008, mức tăng này khá cao, nguyên nhân là do trong năm, nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng khá mạnh sau suy thoái kinh tế. Lợi nhuận sau thuế tăng 8,7 tỷ đồng, tương ứng với 73.2% so với năm 2008. Lợi nhuận sau thuế năm 2010 đạt 25.611 tỷ đồng, nhìn chung, tình hình kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh năm 2010 của chi nhánh là khá tốt. Với những thành tích đạt chi nhánh xứng đáng là chi nhánh xuất sắc nhất trong khu vực Hà Nội của hệ thống ngân hàng Sacombank năm 2010.

2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô. Sài Gòn Thương Tín Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô.

2.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô. Thủ Đô.

Thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng là một phần không thể thiếu trong quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng và đây cũng là công đoạn khá phức tạp đòi hỏi kiến thức tổng hợp và chuyên sâu, kinh nghiệm và sự nhảy cảm nghề nghiệp của cán bộ thẩm định. Các dự án đầu tư thường có quy mô vốn lớn và thời gian kéo dài, do đó việc thẩm đình trước khi cho vay là công việc đòi hỏi một quy trình chặt chẽ. Chính vì vậy, Sacombank đã ban hành quy trình tín dụng áp dụng cho toàn hệ thống, từ Hội sở cho đến tất cả các Chi nhánh. Điều này giúp cho việc thẩm định được tiến hành thống nhất và nhanh chóng, tránh được những thiếu sót không đáng có. Từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như từng Chi nhánh.

❖ Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô.

Bảng 2.5: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Thủ Đô

Bước Quy trình thẩm định Đơn vị thực hiện

1 Cán bộ Quan hệ khách hàng phòng Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp 2 Cán bộ các bộ phận : Phòng Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp và Trung tâm kinh doanh HO

3

Trưởng phó phòng Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp , Ban giám đốc chi nhánh

4 Bộ phận tái thẩm

định

5

Ban giám đốc chi nhánh , chuyên viên

tín dụng cao cấp được ủy quyền , Hội đồng tín dụng

Hội sở

Diễn giải sơ đồ :

Gặp gỡ khách hàng, tiếp nhận và hoàn thiện bộ hồ sơ tín dụng khách hàng

Thẩm định các hồ sơ thuộc hồ sơ tín dụng

Kiểm soát tín dụng Hồ sơ thuộc điều

kiện loại 1

Hồ sơ tín dụng thuộc điều kiện loại 2 ,3 và 4

Tái thẩm định

Bước 1: Gặp gỡ khách hàng và tiếp nhận hồ sơ tín dụng

Trong bước này thì cán bộ của phòng dịch vụ khách hàng sẽ gặp gỡ khách hàng để tiếp nhận hồ sơ của khách hàng. Trong giai đoạn này thì nhân viên sẽ phải hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ theo các quy định trong quy trình tín dụng của Hội sở. Các hồ sơ cần nộp khi vay vốn tại ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô:

✓ Hồ sơ khách hàng

✓ Hồ sơ phương án sản xuất , dự án đầu tư ✓ Hồ sơ tài chính

✓ Hồ sơ đảm bảo tiền vay

Kết thúc bước 1 thì ngân hàng sẽ tiếp nhận đầy đủ các hồ sơ theo quy định chung

Bước 2: Thẩm định dự án

Trong bước này thì cán bộ quan hệ khách hàng sẽ tiến hành thẩm định các bộ hồ sơ mà khách hàng đã nộp. Các nội dung chủ yếu cần thẩm định:

✓ Thẩm định khía cạnh pháp lý của khách hàng và dự án ✓ Thẩm phương án sản xuất kinh doanh , dự án đầu tư ✓ Thẩm định khả năng tài chính và phương án trả nợ ✓ Thẩm định tài sản đảm bảo

Kết thúc bước 2 thì cán bộ thẩm định cần lập báo cáo thẩm định để trình gửi phó, trưởng phòng dịch vụ khách hàng

Bước 3: kiểm soát tín dụng

Sau khi nhận được báo cáo thẩm định có chữ ký của nhân viên quan hệ khách hàng thì phó phòng hoặc trưởng phòng Dịch vụ khách hàng sẽ tiến hành kiểm soát tín dụng. Quá trình kiểm soát tín dụng là quá trình kiểm tra, kiểm soát lại các thông tin và phân tích mà nhân viên quan hệ khách hàng đã đưa ra trong báo cáo thẩm định dự án. Ngoài ra trong giai đoạn này cũng sẽ tiến hành phân loại các hồ sơ tín dụng để áp dụng các quy định về tái thẩm định và phê duyệt hồ sơ vay vốn tại Sacombank. Phân loại các hồ sơ tín dụng tại Sacombank được phân theo 4 loại điều kiện sau:

Điều kiện 1: các hồ sơ vay vốn thuộc thẩm quyền phê duyệt của phó giám đốc

và giám đốc các chi nhánh và không phải tiến hành tái thẩm định thì sẽ được chuyển sang luôn giai đoạn phê duyệt.

Điều kiện 2: các hồ sơ vay vốn thuộc thẩm quyền quyết định của ban giám đốc

chi nhánh , hội đồng tín dụng chi nhánh hoặc chuyên viên tín dụng cao cấp nhưng phải qua tái thẩm định thì chuyển qua tái thẩm định

Điều kiện 3: các khoản vay thuộc quyền xét duyệt của chuyên viên tín dụng cao

cấp thuộc khối Thẩm định & Quản trị rủi ro thì chuyển qua tái thẩm định.

Điều kiện 4: các khoản vay thuộc thẩm quyền xét duyệt của Ban giám đốc, Hội

đồng tín dụng Hội sở hoặc các chuyên viên tín dụng viên cao cấp được ủy quyền thì chuyển qua tái thẩm định.

Bước 4: Tái thẩm định

Tái thẩm định tại các chi nhánh của Sacombank là quá trình mà các nhân viên tái thẩm định tại các chi nhánh (với các chi nhánh có nhân viên thẩm định được ủy quyền tái thẩm định ) hoặc các nhân viên tái thẩm định thuộc phòng Quản lý tín dụng và quản trị rủi ro sẽ tiến hành tái thẩm định lại các nội dung trong báo cáo thẩm định và hồ sơ vay vốn. Trong quá trình tái thẩm định thì các cán bộ tái thẩm định phải tiến hành thẩm định không dựa trên báo cáo thẩm định trước đó của nhân viên quan hệ khách hàng, khi tái thẩm định thì cán bộ có thể tiến hành sửa ngay trên báo cáo thẩm định hoặc có thể lập báo cáo tái thẩm định riêng có chữ ký kè theo báo cáo thẩm định và hồ sơ vay vốn.

Bước 5: Phê duyệt hồ sơ vay vốn

Sau khi đã tiến hành đầy đủ các quá trình thẩm định , kiểm soát tín dụng và tái thẩm định thì ngân hàng sẽ tiến hành phê duyệt hồ sơ vay vốn dựa trên báo c áo thẩm định và tái thẩm định (nếu cần).

❖ Quy trình thẩm định tài chính dự án

Bước 1: Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, đúng, đủ của số liệu trong các biểu mẫu đưa ra trong dự án.

Chi nhánh tiến hành thu thập, tổng hợp, xem xét lại các cơ sở của các số liệu đưa ra trong dự án, đối chiếu (nếu có thể) với các chỉ tiêu tham chiếu của ngành, của nền kinh tế để kiểm chứng. Căn cứ vào các số liệu đã thu thập được chi nhánh tiến hành dự trù tài chính cho dự án:

✓ Dự trù chi phí mua sắm thiết bị ✓ Dự trù doanh thu lỗ lãi

✓ Dự trù bản cân đối thu chi ✓ Kế hoạch vay vốn và trả nợ ✓ Dự trù bảng cân đối tài sản

Bước 2: Xác định tổng nhu cầu vốn đầu tư của dựa án

Tổng vốn đầu tư của dự án đã được các chủ đầu tư dự kiến, tuy nhiên chi nhánh vẫn tiếp tục xem xét nội dung này để đảm bảo đủ nhu cầu vốn cho việc thực hiện dự án.

Bước 3: Tiến hành xem xét phương án vốn của doanh nghiệp và tiến độ bỏ vốn

Chi nhánh Thủ Đô tiến hành kiểm tra tính hiện thực của vốn tự có của doanh nghiệp. Với dự án được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn thì cần phải có xác nhận của cơ quan quản lý từng nguồn vốn nói trên, Chi nhánh Thủ Đô chỉ cho vay vốn còn thiếu:

Nhu cầu vay vốn = Tổng nhu cầu vốn đầu tư - Vốn tự có – Vốn ngân sách – Vốn khác Chi nhánh tiến hành kiểm kế hoạch bỏ vốn của chủ dự án. Nếu thấy phương án bỏ vốn chưa hợp lý, cán bộ thẩm định tiếp tục trao đổi với chủ đầu tư để tìm ra phương án bỏ vốn hợp lý cho dự án.

Bước 4: Tính toán hiệu quả tài chính của dự án

Xem xét các biểu tính toán của doanh nghiệp:

✓ Biểu tính vốn đầu tư theo các khoản mục xây lắp (khối lượng, đơn giá và chi phí).

✓ Chi phí mua sắm thiết bị (loại thiết bị, số lượng, đơn giá) ✓ Chi phí khác

✓ Biểu tính vốn lưu động ✓ Tổng chi phí sản xuất ✓ Doanh thu

✓ Dự trù lỗ lãi

✓ Thời gian hoàn vốn

Sau khi xem xét cán bộ phải đưa ra kết luận chính xác về: ✓ Các yếu tố chi phí vào giá thành

✓ Các định mức tiêu hao nguyên vật liệu

✓ Tỷ lệ trích khấu hao tỷ lệ đạt công suất hoạt động từng năm ✓ Doanh thu và khả năng thực tế đạt được

Sau khi các số liệu trên bảng tính toán đã được kiểm định là hợp lý, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định một số chỉ tiêu tài chính quan trọng.

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank – chi nhánh thủ đô (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)