•Hiện nay cán bộ thẩm định của chi nhánh chưa áp dụng triệt để các phương pháp thẩm định trong các dự án đầu tư. Vì vậy, chi nhánh nên hoàn thiện các phương pháp đang sử dụng và bổ sung các phương pháp còn thiếu để nâng cao hiệu quả thẩm định.
•Vận dụng linh hoạt các phương pháp thẩm định truyền thống kết hợp với cá c phương pháp thẩm định mới như: Phương pháp chấm điểm trên máy tính, hỏi ý kiến chuyên gia,…
•Luôn sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự từ những bước đầu tiên của công tác thẩm định để có thể loại bỏ được những dự án không khả thi , vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí không cần thiết.
•Chi nhánh cần tăng cường áp dụng phương pháp triệt tiêu rủi ro vì dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác, hoàn vốn thường rất dài, do đó có nhiều rủi ro phát sinh ngoài ý muốn chủ quan. Để đảm bảo tính vững chắc của dự án, người ta thường dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động của rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.
•Các phương pháp thường sử dụng trong nội dung tài chính như phương pháp dự báo, phân tích độ nhạy,… cần được sử dụng một cách triệt để nhằm thẩm định chính xác được tính khả thi và hiệu quả của dự án thông qua kết quả của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Từ đó, xác định được khả năng trả nợ của dự án.