Quản lý ngoại tệ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TD (Trang 68 - 76)

Vì công ty nhập khẩu khá nhiều công nghệ từ nước ngoài nên lúc nào cũng phải mua bán ngoại tệ. Và chính sách hối đoái của Nhà nước có quan hệ trực tiếp đến việc tăng hay giảm lượng nhập khẩu của công ty. Công ty khi tiến hành hoạt động nhạp khẩu nếu bán ngoại tệ cho ngân hang thì sẽ bị thiệt do tỷ giá mua vào của ngân hang thường thấp hơn giá thị trường. Còn nếu công ty muốn mua ngoại tệ thì lại phải mua ở mức giá cao hơn mức giá thị trường. Do đó nhiều doanh nghiệp đã bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu mà không qua ngân hang trung gian làm việc quản lý ngoại tệ của Nhà nước gặp nhiều khó khan.

Để khắc phục tình trạng này Nhà nước cần có sự quản lý ngoại tệ phù hợp với một tỷ giá ngoại hối tương dối sát với thị trường và khoảng cách chênh lệch giữa mua và bán là tối thiểu nhất. Đồng thời Nhà nước cần dành một số ngoại tệ cho Ngân hang ngoại thương vay để làm vốn kinh doanh và điều chỉnh tỷ giá thị trường ổn định. Có như vậy thì các doanh nghiệp mới thường xuyên thanh toán qua ngân hang và hạn chế được tình trạng mua bán ngoại tệ với nhau

KẾT LUẬN

Trong xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá hiện nay, ranh giới giữa các vùng miền, các thị trường khác nhau đã bắt đầu mờ nhạt và đang dần mở ra một nền kinh tế thống nhất trên toàn thế giới. Điều đó có nghĩa là mức độ cạnh tranh không còn bị bó hẹp trong bất kì một thị trường đơn lẻ nào nữa, nó đã mang tính toàn cầu và ngày càng quyết liệt hơn. Muốn đứng vững trong môi trường kinh doanh mới đầy biến động đó, doanh nghiệp nào cũng tự coi trọng công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, biết phối hợp kết quả nghiên cứu đó với một phơng pháp tư duy chiến lược mang tính quốc tế để xây dựng, hoạch định chiến lược kinh doanh, từ đó phát huy tối đa thế mạnh của công ty, tận dụng điểm yếu của đối thủ để khai thác hiệu quả thị trường mục tiêu.

Đối với sản phẩm công nghệ tự động và thiết bị điện, khả năng bán được hàng bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố giá. Mặc dù mới chỉ có một số hữu hạn doanh nghiệp tham gia thị trường này, nhưng cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh hết sức sôi động.

Chủng loại sản phẩm máy công nghệ tự động và thiết bị điện là đa dạng cả về nhãn hiệu và chức năng, giá cả. Nó không giống như các sản phẩm công nghiệp khác về thời gian sử dụng và mức độ tính khấu hao vì nó phụ thuộc nhiều vào mạng lưới công trình xây dựng. Cùng với việc mô tả thực trạng kinh doanh của thị trường máy, bài viết cũng đã chỉ ra cảnh quan chung về môi trường làm việc của công ty từ khi thành lập cho đến phát triển như hiện nay.

Để công ty có được sức cạnh tranh bền vững hơn trong thời gian tới bài viết đã đề cập đến một số biện pháp bao gồm cả biện pháp Marketting và các biện pháp khác mà công ty có thể thực hiện.

Với mục tiêu mở rộng thị trường trên cơ sở làm cho khách hàng ngày càng thoả mãn hơn và tin tưởng vào công ty. Công ty cần phải đưa ra được các kế hoạch kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn, thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ. Có như vậy mới dẫn tới thành công trong thực hiện mục tiêu và tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ tự động và thiết bị điện hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia 2. http://www.tnde.com.vn/ 3. http://tapchitaichinh.vn/ 4. http://cafef.vn/ 5. http://dantri.com.vn/ 6. http://www.saga.vn/

7. Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan, Quản trịchiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo dục

8. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam, Chiến lược & chính sách kinh doanh, NXB Thống Kê

9. Đặng Thị Hiếu Lá, “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế

10.Lê Công Hoa, Lê Chí Công (2006), “Đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp bằng ma trận”

11.Cơ sở dữ liệu CEIC, https://www.ceicdata.com;

12.NHNN (2016), http://www.sbv.gov.vn;

13.Tổng cục Thống kê (2016), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016;

14.Tổng cục thống kê (2015), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015;

15.Tổng cục thống kê (2014), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014;

16.Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Quốc gia Hà Nội) (2016), Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam hàng quý.

PHỤ LỤC Đặc điểm kinh doanh của công ty

Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu:

Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty và quy trình công nghệ

 Datacenter infrastructure / Hạ tầng Kỹ thuật Trung tâm Dữ liệu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TD (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w