Nhiệt truyền qua vách Q22

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt NGHIỆP đề tài TÍNH TOÁN, KIỂM TRA hệ THỐNG điều hòa KHÔNG KHÍ CHO tòa NHÀ DEPOT THAM LƯƠNG (Trang 26 - 29)

Nhiệt truyền qua vách Q22 bao gồm 2 thành phần:

+ Do chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong nhà ∆t = tN - tT

+ Do bức xạ mặt trời vào tường, tuy nhiên ta coi lượng nhiệt này là không đáng kể. Nên nhiệt truyền qua vách chủ yếu là do chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài nhà.

Nhiệt truyền qua vách được tính theo biểu thức sau: Q22 = ∑Qi = ki . Fi . ∆t = Q22t + Q22c + Q22k (W) Trong đó:

ki: Hệ số truyền nhiệt tương ứng của tường, cửa, kính, W/m2K.

4 3

2

6 5

Fi: Diện tích tường, cửa, kính tương ứng, m2.

a) Nhiệt truyền qua tường Q22t

Do kết cấu của công trình nên một số vách của một số không gian sẽ chịu 2 thành phần nhiệt:

+ Do chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời + Do bức xạ mặt trời vào tường

Khi tường tiếp xúc với không gian đệm (hành lang) Q22t = k . F . 0,5. Δt , W

Khi tường tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời Q22t = k . F.Δt, W.

Khi tường tiếp xúc với không gian có điều hòa Q22t = 0.

Trong đó:

k: hệ số truyền nhiệt của tường, cửa. F: diện tích tường, cửa.

t: hiệu nhiệt độ trong phòng và ngoài trời. Hệ số truyền nhiệt qua tường được xác định như sau:

i N i T 1 k= δ 1 1 + + α λ α , W/m2K ( Trích trang 122, TL[1])

αN = 20 W/m2K là hệ số tỏa nhiệt phía ngoài tường khi tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài.

αT = 10 W/m2K là hệ số tỏa nhiệt phía trong nhà và khi tường tiếp xúc với không gian đệm.

i là độ dày của lớp vật liệu thứ i.(m)

Hình 2.3: Hình vẽ kết cấu của tường

Bảng 2.4: Thông số vật liệu xây tường

Vật liệu Bề dày (δmm) Hệ số dẫn nhiệt λ W/m.K

2 lớp vữa xi măng 20 0,93

Lớp gạch xây nhiều lỗ 200 0,52

Ta có 2 hệ số truyền nhiệt:

+ k1: hệ số truyền nhiệt của tường do chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời, W/m2K. 1 1 k = 1 0,01 0,2 1 +2. + + 20 0,93 0,52 10 = 1,8 (W/m2K)

+ k2: hệ số truyền nhiệt do sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng và không gian đệm, W/m2K. 2 1 k = 1 0,01 0,2 1 +2. + + 10 0,93 0,52 10 = 1,64 (W/m2K) - Diện tích tường tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời: F = 7.3= 21(m2)

=> Q’22t = k1 . F .t = 1,8 . 21. (34,6 – 24) = 400,7 (W) - Diện tích tường tiếp xúc với không gian đệm:

F = 3,5 . 3 + 8 . 3 = 34,5 (m2)

=> Q’’22t = k2 . F . 0,5 .t = 1,64 . 34,5 . 0,5 . (34,6 – 24) = 300 (W) => Q22t = 400,7 + 300 = 700,7 (W)

b) Nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c

Tất cả các phòng từ tầng 1 đến tầng kĩ thuật có 1 cửa ra vào được làm bằng gỗ dày 40 mm rộng 900 mm, cao 2200 mm. Cửa thiết kế theo kiểu bản lề dạng tấm, hướng cửa mở ra ngoài phòng.

Nhiệt truyền qua cửa ra vào được tính: Q22c = k . F. t , (W) Trong đó:

F: diện tích cửa, F= 1,98 (m2)

k: hệ số truyền nhiệt qua cửa, W/m2K. k = 2,23 (W/m2k). Tra bảng 4.12 [1, tr144] t = 34,6 – 24= 10,6

=> Q22c = 2,23 . 1,98 . 10,6 = 46,8 W

c) Nhiệt truyền qua kính cửa sổ Q22k

Phòng làm việc 4 có cửa sổ làm bằng kính có diện tích kính 24m2 ở phía Bắc nên ta đã tính lượng nhiệt bức xạ qua kính này rồi.

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt NGHIỆP đề tài TÍNH TOÁN, KIỂM TRA hệ THỐNG điều hòa KHÔNG KHÍ CHO tòa NHÀ DEPOT THAM LƯƠNG (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w