Trả lời ông P Nê-giơ-đa-nốp

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 4 phần 3 docx (Trang 36 - 38)

Trong số 4, tờ "Đời sống", ông P. Nê-giơ-đa-nốp phân tích bài báo của tôi và một vài bài báo của các tác giả khác bàn về lý luận thị tr−ờng56. ý định của tôi là chỉ muốn trả lời độc một điều khẳng định của ông P. Nê-giơ-đa-nốp cho rằng tôi "đã xuyên tạc cuộc đấu tranh của tôi chống lại lý luận về những ng−ời thứ ba", qua bài báo của tôi đăng trong số 1 tạp chí "Bình luận khoa học" năm nay. Đối với những vấn đề khác mà ông P. Nê-giơ-đa-nốp đặt ra có liên quan đến lý luận thị tr−ờng và đến những quan điểm của P. B. Xtơ-ru-vê nói riêng, thì chỉ xin bạn đọc xem bài báo, trong đó tôi trả lời Xtơ-ru-vê ("Lại bàn về vấn đề lý luận về thực hiện", bài này bị đăng chậm trong tạp chí "Bình luận khoa học" vì những lý do ngoài ý muốn của tác giả).

Ông P. Nê-giơ-đa-nốp khẳng định rằng "trong nền sản xuất t− bản chủ nghĩa, không có một mâu thuẫn nào giữa sản xuất và tiêu dùng cả". Do đó, ông kết luận rằng, một khi thừa nhận mâu thuẫn đó, "Mác đã tự mâu thuẫn với mình một cách nghiêm trọng", còn tôi thì tái phạm sai lầm của Mác.

Tôi coi ý kiến của ông P. Nê-giơ-đa-nốp là hoàn toàn sai (hoặc là do hiểu lầm mà ra) và tôi không nhận ra đ−ợc một mâu thuẫn nào trong những quan điểm của Mác cả.

Điều khẳng định của ông P. Nê-giơ-đa-nốp cho rằng d−ới chế độ t− bản chủ nghĩa không có mâu thuẫn nào

cả giữa sản xuất và tiêu dùng, là một điều khẳng định rất kỳ cục đến nỗi chỉ có thể giải thích đ−ợc điều đó bằng một ý nghĩa hoàn toàn đặc biệt mà ông đã gán cho khái niệm "mâu thuẫn". Đúng thế, ông P. Nê-giơ-đa-nốp cho rằng "nếu thực sự có một mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng, thì mâu thuẫn đó phải th−ờng xuyên sản sinh ra sản phẩm thừa" (tr. 301; trong các luận điểm ở phần kết luận, ng−ời ta cũng thấy có quan niệm đó, tr. 316). Đấy là một lối giải thích hoàn toàn tùy tiện và, theo ý tôi, lối giải thích đó hoàn toàn sai. Để phê phán những điều khẳng định của tôi về mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng trong xã hội t− bản, ông P. Nê-giơ-đa-nốp đáng lẽ phải (theo tôi nghĩ) trình bày cho độc giả thấy cách tôi quan niệm mâu thuẫn đó, chứ không phải chỉ trình bày những quan điểm riêng của ông ta về bản chất và ý nghĩa của mâu thuẫn ấy. Toàn bộ thực chất của vấn đề (vấn đề đã làm cho ông P. Nê-giơ-đa-nốp luận chiến với tôi) chính là ở chỗ tôi quan niệm mâu thuẫn mà chúng ta đang xem xét ấy hoàn toàn không giống nh− ông P. Nê-giơ-đa-nốp mong muốn. Tôi không hề nói ở đâu rằng mâu thuẫn đó phải th−ờng xuyên* sản sinh ra sản phẩm thừa; tôi không nghĩ nh− thế và cũng không thể rút ra một kết luận nh− vậy từ những lời của Mác. Mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa t− bản giữa sản xuất và tiêu dùng, là ở chỗ này: sản xuất tăng lên hết sức nhanh chóng và sự cạnh tranh làm cho sản xuất có xu thế bành tr−ớng vô hạn, trong khi đó thì tiêu dùng (của cá nhân), dù có tăng lên đi nữa, cũng chỉ tăng rất ít; tình trạng quần chúng nhân dân bị vô sản hóa không cho phép tiêu dùng cá nhân tăng lên nhanh chóng đ−ợc. * Tôi nhấn mạnh hai chữ th−ờng xuyên, vì sự sản xuất, một cách không th−ờng xuyên ra sản phẩm thừa (khủng hoảng) là hiện t−ợng không thể tránh khỏi trong xã hội t− bản, do chỗ trong xã hội đó, tính cân đối giữa các ngành công nghiệp bị phá hoại. Mà, một tình hình tiêu thụ nào đó lại là một trong những yếu tố của tính cân đối.

Tôi nghĩ rằng bất kỳ bạn đọc nào chăm chú đọc những trang 20 và 30 trong tập "Những bài nghiên cứu" của tôi (bài báo do ông P. Nê-giơ-đa-nốp dẫn ra, trong đó có nói về các môn đồ của Xi-xmôn-đi) và trang 40 của tạp chí "Bình luận khoa học" (1899, số 1)1), cũng đều thấy rõ rằng ngay từ đầu, tôi đã chỉ theo ý nghĩa đó mà quan niệm mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng trong chế độ t− bản chủ nghĩa. Vả lại, nếu tuân theo thật đúng lý luận của Mác, thì ng−ời ta không thể gán cho mâu thuẫn đó một ý nghĩa nào khác cả. Mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa t− bản, giữa sản xuất và tiêu dùng, chỉ là ở chỗ của cải quốc dân tăng lên thì đồng thời tình trạng nghèo khổ của nhân dân cũng trầm trọng thêm, ở chỗ lực l−ợng sản xuất của xã hội thì phát triển, mà tiêu dùng của nhân dân lại không tăng lên một cách t−ơng xứng, và các lực l−ợng sản xuất ấy lại không đ−ợc sử dụng vì lợi ích của quần chúng lao động. Hiểu theo nghĩa ấy thì mâu thuẫn đang đ−ợc xem xét đó là một sự thật không thể nghi ngờ gì đ−ợc, một sự thật mà kinh nghiệm hàng ngày của hàng triệu ng−ời đã xác nhận, và chính vì mục kích thấy sự thật ấy nên những ng−ời lao động mới đi đến các quan điểm mà lý luận của Mác đã thể hiện đ−ợc một cách đầy đủ và khoa học. Mâu thuẫn đó tuyệt nhiên không đ−a lại một hậu quả tất yếu là sản xuất th−ờng xuyên ra sản phẩm thừa (nh− ông P. Nê-giơ-đa- nốp vẫn muốn nghĩ nh− vậy). Chúng ta hoàn toàn có quyền hình dung (bằng cách suy luận, trên ph−ơng diện thuần túy lý luận về một xã hội t− bản lý t−ởng) một sự thực hiện toàn bộ sản phẩm trong xã hội t− bản, mà không có một sản phẩm thừa nào cả, nh−ng chúng ta không thể hình dung chủ nghĩa t− bản mà lại không có hiện t−ợng mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Sự mất cân đối 1) Xem Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1974, t. 2, tr. 174 - 175, 190 - 191 và xem tập này, tr. 63 - 64.

đó biểu hiện ra (nh− Mác đã chỉ rõ ràng trong những công thức của Ng−ời) ở chỗ là sự sản xuất các t− liệu sản xuất có thể và phải v−ợt sự sản xuất các vật phẩm tiêu dùng.

Nh− vậy, ông P. Nê-giơ-đa-nốp đã kết luận rất sai rằng mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng phải th−ờng xuyên sản sinh ra sản phẩm thừa, và từ sai lầm đó, ông ta đã đi đến chỗ buộc tội oan cho Mác là không nhất quán. Trái lại, Mác vẫn là ng−ời rất mực nhất quán khi Ng−ời vạch ra:

1) rằng sản phẩm có thể đ−ợc thể hiện trong xã hội t− bản (dĩ nhiên với điều kiện là có sự cân đối giữa các ngành công nghiệp); rằng để giải thích sự thực hiện đó mà lại viện đến ngoại th−ơng hoặc đến "những ng−ời thứ ba", nh− vậy là sai;

2) rằng các lý luận của những nhà kinh tế học tiểu t− sản (à la Pru-đông) về việc không thể thực hiện đ−ợc giá trị ngoại ngạch đều là do chỗ hoàn toàn không hiểu gì về chính ngay quá trình thực hiện nói chung;

3) rằng ngay cả khi thừa nhận một sự thực hiện hoàn toàn cân đối, trơn tru một cách lý t−ởng, thì chúng ta cũng không thể hình dung đ−ợc chủ nghĩa t− bản mà lại không có mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng, không có hiện t−ợng sản xuất thì phát triển phi th−ờng, còn tiêu dùng của nhân dân lại tăng cực kỳ ít ỏi (thậm chí còn ngừng trệ hoặc bị giảm sút nữa). Sự thực hiện đ−ợc tiến hành là dựa vào t− liệu sản xuất nhiều hơn là dựa vào vật phẩm tiêu dùng: những công thức của Mác đã nói lên rõ ràng điều đó; và điều đó cũng lại đ−a đến cái hậu quả tất nhiên là "lực l−ợng sản xuất càng phát triển, thì nó càng mâu thuẫn với cơ sở chật hẹp mà trên đó các quan hệ tiêu dùng đ−ợc xây dựng lên" (Mác)57. Tất cả những đoạn văn trong bộ "T− bản" bàn về mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng*

* Các đoạn văn đó đều đ−ợc dẫn ra trong bài của tôi đăng trên tạp chí "Bình luận khoa học", số 1, năm 1899 và đã đ−ợc nhắc lại

đều chứng tỏ rõ ràng là Mác vẫn quan niệm chỉ theo ý nghĩa đó về mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng.

Mặt khác, ông P. Nê-giơ-đa-nốp cho rằng có lẽ ông Tu- gan - Ba-ra-nốp-xki cũng cho là không có mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng trong xã hội t− bản. Tôi không biết có đúng nh− thế không. Chính bản thân ông Tu-gan - Ba-ra- nốp-xki cũng đã đ−a ra trong cuốn sách của mình một công thức chỉ rõ rằng sản xuất có thể tăng lên, nh−ng đồng thời tiêu thụ lại giảm đi (và tình hình đó, thực ra, có thể có đ−ợc và vẫn xảy ra trong chế độ t− bản). Dù ở đây không có sản phẩm thừa đi nữa, nh−ng liệu ng−ời ta có thể chối cãi đ−ợc một sự thật là giữa sản xuất và tiêu dùng không có mâu thuẫn hay không?

Ngoài ra, trong khi buộc cho Mác (và cả cho tôi nữa) là không nhất quán, ông P. Nê-giơ-đa-nốp còn bỏ qua một điều là, để cho quan điểm của mình có căn cứ thì ông ta phải cắt nghĩa xem nên hiểu nh− thế nào "tính chất không lệ thuộc" của việc sản xuất t− liệu sản xuất đối với việc sản xuất vật phẩm tiêu dùng. Theo Mác thì "tính chất không lệ thuộc" ấy chỉ là ở chỗ này: một bộ phận nhất định (luôn luôn tăng lên) của sản phẩm, bao gồm những t− liệu sản xuất, thì đ−ợc thực hiện bằng những sự trao đổi trong nội bộ khu vực nói trên, nghĩa là bằng những sự trao đổi t− liệu sản xuất lấy t− liệu sản xuất (hoặc bằng việc sử dụng in natura2) sản phẩm đã làm ra để lại sản xuất nữa); nh−ng xét đến cùng, thì việc sản xuất những t− liệu sản xuất nhất thiết phải gắn liền với việc sản xuất những vật phẩm tiêu dùng, là vì ng−ời ta sản xuất ra t− liệu sản xuất không trong ch−ơng I của quyển "Sự phát triển của chủ nghĩa t− bản ở Nga", tr. 18 - 191).

1) Xem tập này, tr. 63 và các trang sau; Toàn tập, tiếng Nga, xuất bản lần thứ 5, t. 3, tr. 46 - 48. lần thứ 5, t. 3, tr. 46 - 48.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 4 phần 3 docx (Trang 36 - 38)