Phê bình sách

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 4 phần 3 docx (Trang 34 - 36)

Hốp-xơn. Sự tiến triển của chủ nghĩa t− bản hiện đại. Dịch từ tiếng Anh. Xanh Pê-téc-bua. 1898. Nhà xuất bản của

Ô. N. Pô-pô-va. Giá: 1 rúp 50 cô-pếch.

Nói đúng ra, cuốn sách của Hốp-xơn không phải là một công trình nghiên cứu về sự tiến triển của chủ nghĩa t− bản hiện đại, mà là một loạt các bài khái luận, sử dụng chủ yếu những tài liệu của n−ớc Anh, để bàn về sự phát triển công nghiệp trong những năm gần đây. Vì vậy, đầu đề của cuốn sách hơi rộng: tác giả hoàn toàn không bàn gì đến nông nghiệp, mà cả đối với kinh tế công nghiệp nữa, tác giả cũng ch−a nghiên cứu đ−ợc đầy đủ toàn diện. Căn cứ theo xu h−ớng của ông ta mà xét, thì Hốp-xơn cùng với các tác giả rất nổi tiếng nh− vợ chồng Ve-bơ, thuộc về một trong những trào l−u tiên tiến của t− t−ởng xã hội Anh. Đối với "chủ nghĩa t− bản hiện đại", ông ta có một thái độ phê phán, ông ta dứt khoát công nhận là cần phải thay thế chủ nghĩa đó bằng một hình thức kinh tế xã hội cao hơn, và nói đến sự thay thế đó với một quan điểm thực tiễn và cải l−ơng tiêu biểu của ng−ời Anh. Ông ta sở dĩ tin vững chắc rằng sự cải cách là cần thiết, thì chủ yếu là do kinh nghiệm, do chịu ảnh h−ởng của lịch sử gần đây của các đạo luật công x−ởng, do chịu ảnh h−ởng của phong trào công nhân, của hoạt động của các hội đồng thị

chính ở Anh, v.v.. Hốp-xơn không có những quan điểm lý luận hoàn chỉnh và chặt chẽ, khả dĩ dùng làm cơ sở cho ch−ơng trình cải cách của ông ta và khả dĩ làm sáng tỏ đ−ợc những vấn đề cục bộ thuộc ch−ơng trình đó. Vì vậy, Hốp- xơn chỉ có −u điểm nổi nhất về mặt tập hợp và miêu tả những tài liệu mới nhất về thống kê và kinh tế. Ng−ợc lại, khi đụng đến những vấn đề lý luận chung của chính trị kinh tế học, thì Hốp-xơn tỏ ra rất yếu. Độc giả Nga thậm chí phải ngạc nhiên khi thấy rằng, một tác giả có những kiến thức rộng nh− vậy và những −ớc vọng thực tiễn nh− vậy, - những −ớc vọng hoàn toàn đáng đ−ợc đồng tình, - thế mà lại phải tốn công vất vả với vấn đề xác định "t− bản" là gì, tác dụng của "tiết kiệm" là gì, v.v.. Nh−ợc điểm đó của Hốp-xơn hoàn toàn có thể giải thích đ−ợc vì lẽ rằng về mặt chính trị kinh tế học, ông ta đã coi Gi. Xt. Min-lơ hơn Mác nhiều; Hốp-xơn cũng có trích dẫn Mác một đôi lần, nh−ng rõ ràng là ông hoàn toàn không hiểu hoặc không biết Mác. Ng−ời ta không thể không lấy làm tiếc rằng Hốp-xơn đã hao phí lao động vô ích nhiều đến nh− vậy để lần cho ra những mâu thuẫn của chính trị kinh tế học t− sản và chính trị kinh tế học giảng đ−ờng. Trong tr−ờng hợp tốt nhất, thì ông ta đề ra đ−ợc những giải pháp gần nh− những giải pháp mà Mác đã vạch ra từ lâu rồi; trong tr−ờng hợp tệ nhất, thì ông ta lặp lại những quan niệm sai lầm, mâu thuẫn rõ rệt với thái độ của ông ta đối với "chủ nghĩa t− bản hiện đại". Ch−ơng bảy: "Máy móc và tình trạng đình trệ trong công nghiệp", là ch−ơng ít đạt nhất. Trong ch−ơng đó, Hốp- xơn gắng sức làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về khủng hoảng, về t− bản xã hội và thu nhập xã hội trong xã hội t− bản, về tích lũy t− bản chủ nghĩa. Những ý kiến đúng về hiện t−ợng mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng trong xã hội t− bản, về tính chất vô chính phủ của nền kinh tế t− bản chủ nghĩa, đều bị chìm mất trong một đống lập luận kinh viện về "tiết kiệm" (Hốp-xơn lẫn lộn tích lũy với

"tiết kiệm"), và trong đủ các loại câu chuyện t−ởng t−ợng kiểu Rô-bin-xơn ("giả định rằng một ng−ời lao động, với những công cụ thô sơ, phát minh ra một công cụ mới... tiết kiệm thức ăn của mình", v.v.), v.v.. Hốp-xơn rất thích các đồ giải - và th−ờng th−ờng ông ta sử dụng rất khéo những đồ giải đó để minh họa sự trình bày của mình. Nh−ng khái niệm về "cơ cấu của sản xuất" mà ông mô tả ở trang 207 (ch. VII) chỉ có thể làm cho những độc giả nào có hiểu biết đôi chút về "cơ cấu" thực tế của "sản xuất" t− bản chủ nghĩa, phải mỉm c−ời. Hốp-xơn lẫn lộn sản xuất với chế độ xã hội của sản xuất, và tỏ ra có một khái niệm hết sức mơ hồ về t− bản và về những bộ phận cấu thành của nó, cũng nh− về những giai cấp mà xã hội t− bản nhất định phải phân hóa ra. Trong ch−ơng VIII, Hốp-xơn cung cấp những số liệu bổ ích về thành phần của dân c− căn cứ theo nghề nghiệp, và về những biến đổi của thành phần đó theo thời gian, nh−ng những lập luận của ông ta về "máy móc và nhu cầu về lao động" thì lại có thiếu sót lớn: ông ta bỏ qua lý luận về "nạn nhân khẩu thừa t− bản chủ nghĩa" hay lý luận về đạo quân lao động trù bị. Trong số những ch−ơng đạt của Hốp-xơn thì có những ch−ơng ông ta nghiên cứu tình cảnh của phụ nữ trong công nghiệp hiện đại và các thành thị hiện đại. Sau khi dẫn ra những tài liệu thống kê về việc mở rộng lao động phụ nữ và miêu tả những điều kiện hết sức tồi tệ trong đó phụ nữ phải lao động, Hốp-xơn nhận xét rất đúng rằng hy vọng duy nhất để cải thiện những điều kiện đó là việc thay thế lao động làm ở nhà bằng lao động ở công x−ởng, điều đó sẽ đ−a đến "những quan hệ xã hội chặt chẽ hơn" và đến "sự tổ chức". Về tác dụng của thành thị, thì cũng thế: quan điểm của Hốp- xơn gần với những quan điểm chung của Mác, ở chỗ là ông ta thừa nhận rằng sự đối lập giữa thành thị và nông thôn là mâu thuẫn với cơ cấu của xã hội theo chế độ tập thể. Những kết luận của Hốp-xơn sẽ còn có sức thuyết phục hơn nhiều, nếu cả

trong vấn đề này nữa ông không xem th−ờng học thuyết của Mác. Nh− thế có lẽ ông ta ắt sẽ nhấn mạnh một cách rõ ràng hơn đến tác dụng tiến bộ lịch sử của những thành phố lớn và đến sự cần thiết phải kết hợp nông nghiệp với công nghiệp trong một tổ chức kinh tế theo chế độ tập thể. Ch−ơng cuối cùng trong suốn sách của Hốp-xơn: "Nền văn minh và sự phát triển công nghiệp" gần nh− là ch−ơng khá nhất; trong ch−ơng này, tác giả dùng một loạt lý lẽ đạt nhất, để chứng minh là cần thiết phải cải cách cơ cấu hiện nay của công nghiệp bằng cách tăng c−ờng "sự kiểm soát xã hội" và bằng việc "xã hội hóa công nghiệp". Khi đánh giá những quan điểm phần nào lạc quan của Hốp-xơn về biện pháp thực hiện "những cải cách" đó, thì phải chú ý đến những đặc điểm của lịch sử n−ớc Anh và của đời sống ở Anh: sự phát triển rất mạnh mẽ của nền dân chủ, không có chủ nghĩa quân phiệt, thế lực rất lớn của các công liên có tổ chức, sự đầu t− ngày càng nhiều ra ngoài n−ớc Anh làm giảm bớt mâu thuẫn đối kháng giữa chủ xí nghiệp và công nhân v.v..

Trong một cuốn sách nổi tiếng của mình về phong trào xã hội thế kỷ XIX, giáo s− V. Dôm-bác-tơ đặc biệt vạch ra cái "xu thế đi đến thống nhất" (đầu đề của ch−ơng VI), nghĩa là xu thế đi đến sự đồng nhất của phong trào xã hội ở các n−ớc khác nhau d−ới những hình thức và những sắc thái khác nhau của nó, song song với cái đó còn nêu lên cả xu thế phổ biến những t− t−ởng mác-xít. Còn về n−ớc Anh, thì Dôm-bác-tơ nhận thấy xu thế đó ở trong sự kiện này: các công liên Anh ngày càng từ bỏ "quan điểm thuần túy Man-se-xtơ". Về cuốn sách của Hốp-xơn, chúng ta có thể nói rằng, do những đòi hỏi của cuộc sống - mà cuộc sống thì ngày càng chứng thực "dự kiến" của Mác là đúng - cho nên các tác giả tiên phong ở Anh bắt đầu nhận ra đ−ợc tính chất thiếu căn cứ của chính trị kinh tế học t− sản cổ truyền, và trong khi vứt bỏ những thành kiến của

chính trị kinh tế học t− sản, họ vô tình ngày càng tiến đến gần chủ nghĩa Mác.

Bản dịch cuốn sách của Hốp-xơn có những thiếu sót rất cơ bản.

Viết xong vào tháng T− 1899 In vào tháng Năm 1899 trong tạp chí "B−ớc đầu", số 5

Ký tên: Vl. I-lin

Theo đúng bản in trong tạp chí

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 4 phần 3 docx (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)