Seite 30 und folgend e tr 30 và các trang sau

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 4 phần 3 docx (Trang 26 - 28)

khắc về cuốn sách đ−ợc đem ra phê bình. Ông Bun-ga-cốp giảng giải cho Cau-xky nh− thế này: "Không đ−ợc quên" rằng, "một phần giá trị" (đ−ợc đ−a vào thành thị) "lại trở về nông thôn". Mọi ng−ời sẽ nghĩ rằng Cau-xky quên mất cái chân lý sơ thiểu ấy. Thực ra, Cau-xky đã phân biệt việc đ−a (từ nông thôn vào thành thị) những giá trị không đ−ợc đổi lấy vật ngang giá và những giá trị có đ−ợc đổi lấy vật ngang giá; Cau-xky phân biệt điều đó còn rõ ràng hơn ông Bun-ga-cốp rất nhiều. Thoạt đầu, Cau-xky nghiên cứu "việc đ−a những giá trị hàng hóa không đ−ợc đổi lấy vật ngang giá (Gegenleistung) từ nông thôn vào thành thị" (S. 210) (địa tô đem tiêu phí ở thành thị, thuế khóa, lợi tức trả về khoản tiền vay của các ngân hàng ở thành phố), mà ông ta nhận định rất đúng rằng đó là thành thị bóc lột nông thôn về mặt kinh tế. Rồi, Cau-xky đặt vấn đề về việc đ−a những giá trị có đ−ợc đổi lấy vật ngang giá từ nông thôn vào thành thị, tức là vấn đề nông phẩm đổi lấy sản phẩm công nghiệp. Cau-xky viết: "Đứng về mặt quy luật giá trị mà xét, thì việc đ−a những giá trị vào thành thị nh− vậy không có nghĩa là bóc lột nông nghiệp*; thực ra thì, cùng với những sự kiện nói trên đây, việc đó dẫn đến một sự bóc lột nông nghiệp về mặt nông học (stofflichen), dẫn đến chỗ làm cho ruộng đất giảm màu mỡ đi" (S. 211).

Về việc thành thị bóc lột nông thôn về mặt nông học thì Cau-xky cũng đồng ý với một trong những luận điểm cơ bản của lý luận của Mác và Ăng-ghen, tức là luận điểm cho rằng sự đối lập giữa thành thị và nông thôn phá hủy sự t−ơng ứng và sự lệ thuộc lẫn nhau cần thiết giữa nông

* Độc giả hãy so sánh đoạn giải thích rõ ràng của Cau-xky mà chúng tôi dẫn ra ở đây, với nhận xét có tính chất "phê phán" sau đây của ông Bun-ga- cốp: "Nếu Cau-xky cho rằng nói chung, việc những ng−ời trực tiếp sản xuất bán lúa mì cho dân c− phi nông nghiệp, là bóc lột", v. v. Thực không thể tin đ−ợc rằng một nhà phê bình có biết đôi chút về cuốn sách của Cau- xky mà lại có thể viết chữ "nếu" đó!

nghiệp và công nghiệp, và do đó, khi chủ nghĩa t− bản trở thành một hình thức cao hơn thì sự đối lập đó tất phải mất đi*. Ông Bun-ga-cốp cho rằng ý kiến của Cau-xky về việc thành thị bóc lột nông thôn về mặt nông học là "kỳ lạ", và cho rằng "vô luận thế nào đi nữa, trong vấn đề này, Cau-xky cũng đã sa vào ảo t−ởng hoàn toàn" (sic!!!). Chúng tôi lấy làm lạ là ông Bun-ga-cốp bỏ qua một điều là quan điểm của Cau-xky mà ông phê bình đó lại là quan điểm nhất trí với một trong những t− t−ởng cơ bản của Mác và Ăng-ghen. Độc giả có quyền nghĩ rằng ông Bun-ga-cốp đã coi cái t− t−ởng cho rằng sự đối lập giữa thành thị và nông thôn sẽ phải mất đi, là một "ảo t−ởng hoàn toàn". Nếu quả thực ý kiến của nhà phê bình là nh− vậy thì chúng tôi c−ơng quyết không đồng ý với ông, và chúng tôi đứng về phía "ảo t−ởng" (nghĩa là, thực ra thì không phải là ảo t−ởng, mà là một sự phê phán chủ nghĩa t− bản một cách sâu sắc hơn). Quan điểm cho rằng phải là một kẻ ảo t−ởng mới tin đ−ợc rằng sự đối lập giữa thành thị và nông thôn sẽ phải mất đi, quan điểm đó không có gì là mới cả. Đấy là quan điểm thông th−ờng của các nhà kinh tế học t− sản. Một vài tác giả có t− t−ởng sâu sắc hơn, cũng đã lắp lại quan điểm ấy. Thí dụ, ông Đuy-rinh cho rằng mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn "căn cứ vào bản chất của sự việc mà xét, là điều tất nhiên không tránh đ−ợc".

Tiếp đó, ông Bun-ga-cốp lấy làm "kinh ngạc" (!) khi thấy Cau-xky nói đến nạn dịch bệnh ngày càng th−ờng xuyên * Dĩ nhiên là quan điểm về sự tất yếu phải xóa bỏ sự đối lập giữa thành thị và nông thôn trong một xã hội của những ng−ời sản xuất liên hiệp, hoàn toàn không mâu thuẫn với việc thừa nhận vai trò tiến bộ lịch sử của quá trình thu hút nhân khẩu nông thôn rời bỏ nông nghiệp vào công nghiệp. Tôi đã từng có dịp viết về điểm này ở một chỗ khác ("Những bài nghiên cứu", tr. 81, chú thích 69)1)

.

1) Xem Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1974, t. 2, tr. 272, chú thích. t. 2, tr. 272, chú thích.

xảy ra với cây cối và súc vật, và coi đó là một trong những khó khăn của nền nông nghiệp th−ơng phẩm và của chủ nghĩa t− bản. Ông Bun-ga-cốp nói: "Chủ nghĩa t− bản có liên quan gì ở đây..? Liệu một tổ chức xã hội cao nào đó lại có thể xóa bỏ đ−ợc sự tất yếu phải hoàn thiện các giống thú nuôi chăng? Về phần mình, chúng tôi lấy làm kinh ngạc vì sao ông Bun-ga-cốp lại không thể hiểu đ−ợc ý kiến hoàn toàn rõ ràng của Cau-xky. Các giống cây và súc vật cũ do quá trình đào thải tự nhiên tạo ra, thì dần dần đ−ợc thay thế bằng những giống "hoàn thiện" hơn, do sự chọn lọc nhân tạo tạo ra. Cây cối và súc vật trở nên ẻo lả hơn, đòi hỏi phải chăm nom nhiều hơn. Do những ph−ơng tiện giao thông hiện nay, nạn dịch bệnh lan tràn ra một cách nhanh chóng phi th−ờng, mà ph−ơng thức kinh doanh lại vẫn là cá thể, phân tán, th−ờng th−ờng có quy mô nhỏ (của nông dân) và tiến hành trong điều kiện thiếu kiến thức, thiếu ph−ơng tiện. Chủ nghĩa t− bản thành thị ra sức phát triển kỹ thuật nông nghiệp bằng cách làm cho kỹ thuật đó h−ởng thụ đ−ợc tất cả những thành tựu của khoa học hiện đại, nh−ng chủ nghĩa t− bản thành thị vẫn duy trì địa vị xã hội của những ng−ời sản xuất trong một tình trạng thảm hại nh− cũ, và không truyền bá vào nông thôn nền văn hóa của thành thị, một cách có hệ thống và có kế hoạch. Không có một tổ chức xã hội cao nào lại xóa bỏ đ−ợc sự cần thiết phải cải thiện giống gia súc (hiển nhiên là Cau-xky không bao giờ có ý nghĩ nói ra một điều vô lý nh− vậy), nh−ng kỹ thuật càng phát triển, các giống gia súc và cây trồng càng trở nên ẻo lả*, thì tổ chức xã hội t− bản chủ nghĩa hiện nay lại càng thấy khó khăn vì thiếu một sự kiểm soát xã hội, và vì tình cảnh bị đè nén của nông dân và công nhân.

* Vì vậy, trong phần bàn về những việc áp dụng trong thực tế, Cau- xky đề ra việc tổ chức kiểm tra tình hình vệ sinh cho gia súc và tình hình nuôi d−ỡng gia súc (S. 397).

Cau-xky cho rằng "khó khăn" cuối cùng của nông nghiệp th−ơng phẩm là ở chỗ: "dân số nông thôn giảm sút", các thành phố thu hút số nhân công có năng lực nhất, thu hút những ng−ời lao động có nghị lực nhất và có kiến thức nhất. Ông Bun-ga-cốp cho rằng, nói chung thì luận điểm đó "vô luận thế nào đi nữa cũng là không đúng", rằng "sự phát triển hiện nay của nhân khẩu thành thị nhờ thu hút nhân khẩu nông thôn, hoàn toàn không biểu hiện quy luật phát triển của nền nông nghiệp t− bản chủ nghĩa", mà lại biểu hiện hiện t−ợng số nhân khẩu nông nghiệp ở những n−ớc công nghiệp, ở những n−ớc có xuất khẩu, di chuyển sang bên kia đại d−ơng, sang các thuộc địa. Tôi cho rằng ông Bun-ga-cốp sai. Sự tăng thêm nhân khẩu thành thị (nói chung là nhân khẩu công nghiệp) nhờ thu hút nhân khẩu nông thôn, không phải chỉ là một hiện t−ợng hiện thời, mà là một hiện t−ợng phổ biến, nó biểu hiện chính quy luật của chủ nghĩa t− bản. Cơ sở lý luận của quy luật đó, nh− tôi đã trình bày ở một chỗ khác*, - thì một là: sự tiến bộ của việc phân công xã hội đã tách ra khỏi nền nông nghiệp nguyên thủy ngày càng nhiều ngành công nghiệp**; hai là: số t− bản khả biến cần thiết để canh tác

* "Sự phát triển của chủ nghĩa t− bản ở Nga", ch. I, Đ 2 và ch. VIII, Đ 2.1)

** Ông Bun-ga-cốp, trong khi nêu lên sự kiện đó, nói rằng "nhân khẩu nông nghiệp có thể giảm sút một cách t−ơng đối (do ông Bun-ga- cốp viết ngả), ngay cả khi tình hình nông nghiệp phồn thịnh". Trong xã hội t− bản chủ nghĩa, không những nhân khẩu nông nghiệp "có thể" bị giảm sút, mà còn tất nhiên phải bị giảm sút... Ông Bun-ga-cốp kết luận: "ở đây sự giảm sút t−ơng đối (của nhân khẩu nông nghiệp) chỉ (síc!) biểu hiện sự phát triển của các ngành mới của lao động nhân dân". Chữ "chỉ" ở đây thật là hết sức kỳ quặc. Những ngành công nghiệp mới đã thu hút mất "số nhân công có nghị lực nhất và có kiến thức nhất" của nông nghiệp. Do đó chỉ lý do đơn giản nh− thế cũng

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 4 phần 3 docx (Trang 26 - 28)