Định hướng cụ thể

Một phần của tài liệu vol.-55 (Trang 65 - 67)

“KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG”

2.4.2. Định hướng cụ thể

Kĩ năng đọc hiểu là bước quan trọng giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. Thơng thường, ở phần tìm hiểu bài, học sinh được lần lượt trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, để làm tốt công việc này, giáo viên cần khéo léo trong việc tổ chức hoạt động, đưa ra các hình thức phù hợp để giúp học sinh tiếp cận với nội dung bài học một cách dễ dàng nhất.

*Đối với nhóm bài tập đọc hiểu nội dung và đọc hiểu hình thức:

Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm (nhóm đơi, nhóm 4 học sinh) để đọc yêu cầu của bài, đọc thầm đoạn văn bản cần thiết (theo chỉ dẫn của giáo viên), sau đó một học sinh đọc câu hỏi, một học sinh trả lời luân phiên trong nhóm. Giáo viên có thể cho học sinh trao đổi từng câu hỏi và trả lời, hoặc trao đổi các câu hỏi cùng một lúc rồi lần lượt trả lời tất cả. Giáo viên mời 2-3 học sinh báo cáo kết quả trước lớp. Giáo viên và cả lớp nhận xét, bổ sung. Cuối cùng, giáo viên cho học sinh cả lớp lưu giữ kết quả bằng cách ghi (đánh dấu, nối,…) vào vở bài tập hoặc phiếu học tập.

Ví dụ: Dạy đọc hiểu văn bản Cậu bé thông minh (Tiếng Việt 1, tập 2, tr.144-145), giáo viên có thể thực hiện theo các bước sau:

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu văn bản và trả lời câu hỏi (a. Cậu bé

Vinh và các bạn chơi trị chơi gì?, b. Vinh làm thế nào để lấy được quả bóng dưới hố lên?, c.Vì sao các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục?).

+ HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. + GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. + GV và HS thống nhất câu trả lời (a. Cậu bé Vinh và các bạn chơi đá bóng bằng quả

trầm trồ thán phục vì cậu ấy thơng minh, nhanh trí).

Để tạo sự hứng khởi, hấp dẫn cho học sinh trong q trình đọc hiểu, giáo viên có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt học sinh trả lời. Khi chuyển tiếp từ câu hỏi nọ sang câu hỏi kia, giáo viên cần có những câu chuyển mềm mại, phù hợp để liên kết liền mạch các câu hỏi một cách hợp lí. Khi học sinh trả lời, giáo viên cần khích lệ, động viên để các em tự tin, mạnh dạn thể hiện ý kiến cá nhân. Trả lời tốt các câu hỏi liên quan tới nội dung giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bài. Đó chính là tiền đề tốt cho việc đọc diễn cảm sau này.

Ví dụ: Dạy đọc hiểu văn bản Giờ ra chơi (Tiếng Việt 1, tập 2, tr.60-61), giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi đọc hiểu nội dung có trong sách giáo khoa: “Những trị chơi nào được nói tới trong bài?” (Trò chơi nhảy dây và trò chơi đá cầu được nhắc tới trong bài); “Giờ ra chơi của các bạn như thế nào?” (Giờ ra chơi của các bạn vui, rộn tiếng cười hòa

vang). Đây là những câu hỏi đã rất quen thuộc với giáo viên. Trong quá trình dạy bài đọc,

giáo viên cũng nên bổ sung những câu hỏi/bài tập đọc hiểu hình thức để gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi nội dung và hiểu sâu hơn về nội dung của bài đọc. Giáo viên có thể bổ sung câu hỏi đọc hiểu hình thức: “Tìm những câu thơ miêu tả các bạn nhỏ khi trống báo giờ ra chơi? (Từng đàn chim áo trắng/Xếp sách vở mau thơi/Ùa ra ngồi sân nắng); Câu thơ nào nói về các bạn nhỏ khi giờ chơi vừa chấm dứt? (Đàn chim non vội vàng/Xếp hàng nhanh vào

lớp). Khi bổ sung thêm những câu hỏi đọc hiểu hình thức, học sinh sẽ hiểu về hình ảnh các

bạn nhỏ khi trống giờ ra chơi và giờ chơi vừa chấm dứt từ đó hiểu được sâu sắc hơn nội dung của toàn bài đọc.

*Đối với dạng bài tập liên hệ, so sánh, kết nối:

Đây là bài tập mở, có nhiều đáp án trả lời được chấp nhận, giáo viên cũng có thể cho

học sinh đọc câu hỏi, thảo luận nhóm để tìm câu trả lời, rồi đại diện từng nhóm trả lời, học

sinh có thể trả lời khác nhau. Giáo viên không nên áp đặt mà cần tôn trọng sự khác nhau này để tạo cơ hội cho các em chia sẻ ý kiến cá nhân, kích thích suy nghĩ độc lập, sáng tạo. Với những học sinh trung bình, giáo viên sử dụng tranh minh họa để gợi cho các em ý tưởng.

Ví dụ: Trong bài Làm anh (tr.28-29, tập 2), với câu hỏi c. Em thích làm anh hay làm em?

Vì sao?, giáo viên nêu câu hỏi, học sinh quan sát tranh rồi 2 – 3 em trả lời sau đó giáo viên

cho học sinh thảo luận theo nhóm để mỗi bạn trong nhóm sẽ nêu quan điểm của mình: Bạn

thì thích được làm anh, bạn thì thích được làm em. GV sẽ mời từng nhóm trao đổi tìm câu

trả lời cho câu hỏi (Em thích được làm anh. Vì khi làm anh, em sẽ được che chở, chăm sóc,

bảo vệ cho em nhỏ của mình hoặc: Em thích được làm em. Vì khi làm em thì em sẽ được anh chị quan tâm, nhường nhịn mọi thứ, được anh chị để dành đồ ăn ngon và nhường đồ chơi đẹp cho).

*Đối với dạng bài đọc mở rộng

Trong buổi học trước, giáo viên đã giao nhiệm vụ cho học sinh tìm đọc một bài thơ hoặc một câu chuyện về chủ đề theo gợi ý. Giáo viên có thể chuẩn bị một số bài thơ, câu chuyện

phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho học sinh đọc ngay tại lớp. Ở hoạt động này, học sinh có thể làm việc theo nhóm đơi hoặc nhóm 4. Các em đọc thơ, kể chuyện vừa đọc cho bạn nghe. Một số (3-4) học sinh đọc thơ, kể lại câu chuyện hay chia sẻ ý tưởng về bài thơ, câu chuyện trước lớp. Một số học sinh nhận xét, đánh giá.

Ví dụ: Trong bài Ơn tập (tuần 5, tr.103), có bài đọc mở rộng: a. Tìm đọc một câu chuyện

kể về một đức tính tốt, b. Kể lại cho bạn nghe và nói suy nghĩ của em về câu chuyện đã đọc.

Ở phần này, giáo viên đã giao nhiệm vụ cho học sinh từ buổi học trước: tìm đọc một câu chuyện kể về một đức tính tốt. Giáo viên có thể thiết kế phiếu học tập cho học sinh ghi lại những điều mình đọc được như sau: Trên lớp, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 4 kể cho bạn nghe về câu chuyện mình tìm được. Sau đó, giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ câu chuyện trước lớp. Các bạn trong lớp trao đổi, chia sẻ về ý nghĩa, nội dung câu chuyện mà bạn kể. Cuối cùng, giáo viên nhận xét và chốt.

3. KẾT LUẬN

Văn bản văn học là một trong những loại văn bản chính để dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 1 trong chương trình mơn Tiếng Việt 2018. Văn bản văn học khơng chỉ có vai trị quan trọng trong tiếp nhận mà cịn trong tạo lập văn bản. Xuất phát từ tầm quan trọng của văn bản văn học, trong bài viết này, tác giả đã tập trung nghiên cứu những yêu cầu của đọc hiểu trong chương trình mơn Tiếng Việt 2018, tìm hiểu đặc điểm nội dung dạy học đọc hiểu trong chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” từ đó đưa ra những định hướng cách dạy đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh lớp 1. Tác giả hi vọng nội dung của bài viết sẽ mở ra những hướng nghiên cứu thú vị trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. California Department of Education (2013), Common Core State Standards for English Language Arts & Literacy in History/Social Studies, Science, and Technical Subjects – Kindergarten Language Arts & Literacy in History/Social Studies, Science, and Technical Subjects – Kindergarten

through Grade Twelve.

Một phần của tài liệu vol.-55 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)