Thực trạng về mức độ sử dụng những con đường phát triển kỹ năng mềm cho cho sinh viên

Một phần của tài liệu vol.-55 (Trang 104 - 106)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘ

2.4. Thực trạng về mức độ sử dụng những con đường phát triển kỹ năng mềm cho cho sinh viên

TT Kỹ năng Điểm trung bình Thứ bậc

1 Kỹ năng học và tự học 4,17 4

2 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử 4,58 1

3 Kỹ năng lập luận, phản biện 3,92 5

4 Kỹ năng giải quyết vấn đề 3,67 7

5 Kỹ năng thuyết trình 4,26 3

6 Kỹ năng đàm phán 2,46 9

7 Kỹ năng làm việc nhóm 4,35 2

8 Kỹ năng quản lí thời gian 3,77 6

9 Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân 2,32 10

10 Kỹ năng tư duy sáng tạo 3,50 8

Kết quả bảng 2 cho thấy, 10 kỹ năng mềm đều được phản ánh trong chương trình đào tạo của 3 chun ngành Cơng tác xã hội, Giáo dục đặc biệt và Quản lý giáo dục; Tuy nhiên mức độ thể hiện khơng đơng đều, có nhiều kxy năng mềm cịn mờ nhạt, chưa đầy đủ. Kỹ năng mềm được phản ánh với điểm trung bình cao là: Kỹ năng giao tiếp ứng xử (thứ bậc 1); Kỹ năng làm việc nhóm (thứ bậc 2); Kỹ năng thuyết trình (thứ bậc 3); Kỹ năng học và tự học (thứ bậc 3). Nhóm kỹ năng được phản ánh nhiều trong chương trình đào tạo thuộc về nhóm các kỹ năng hỗ trợ cho việc nâng cao kết quả học tập tại trường học. 4 kỹ năng có điểm trung bình thấp hơn: Kỹ năng lập luận, phản biện; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng tư duy sáng tạo; Cịn lại nhóm kỹ năng đàm phán và kỹ năng lãnh đạo bản thân có điểm trung bình thấp nhất. Nhóm kỹ năng này phục vụ nhiều hơn cho SV trong quá trình đi làm chưa được thể hiện rõ nét. Chuẩn đầu ra các môn học thuộc chương trình đào tạo của 3 chun ngành đã được tích hợp kỹ năng mềm; tuy nhiên trong đề cương chi tiết học phần chưa thể hiện việc rèn luyện, phát triển kỹ năng mềm trong hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, đặc biệt không được phản ánh trong tiêu chí đánh giá mơn học. Như vậy, từ kết quả khảo sát và phân tích trên có thể đưa ra nhận định: Một số kỹ năng mềm đã được tích hợp trong chuẩn đầu ra của 3 chuyên ngành. Tuy nhiên, các kỹ năng mềm tích hợp trong chuẩn đầu ra chưa đầy đủ, chỉ tập trung phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên phục vụ các hoạt động giáo dục và đào tạo, chưa thực sự quan tâm đến những kỹ năng bổ trợ hoạt động nghề nghiệp. Việc trang bị đầy đủ, bài bản các kỹ năng mềm thiết yếu cho sinh viên trước khi ra trường chưa được tổ chức thực hiện. Bên cạnh những năng lực cơ bản mà sinh viên đạt được qua quá trình học tập tại trường, thì những năng lực thuộc kĩ năng thực hành xã hội của sinh viên cịn rất hạn chế, các em gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong q trình ứng xử, trình bày ý kiến của mình, tạo dựng mối quan hệ, tạo niềm tin trong quá trình giao tiếp…Những hạn chế này được bộc lộ trong các hoạt động giao tiếp tại nhà trường, tại các cơ sở thực hành thực tập, tại các đơn vị phỏng vấn, tuyển dụng và sử dụng lao động.

2.4. Thực trạng về mức độ sử dụng những con đường phát triển kỹ năng mềm cho cho sinh viên sinh viên

Khảo sát giảng viên về mức độ sử dụng các con đường phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên, kết quả tại bảng 2.3

Bảng 2. Đánh giá của giảng viên về sử dụng các con đường phát triển kỹ năng mềm cho sinh

viên

Các con đường Thường Mức độ

xuyên (%) Chưa thường xuyên (%) Chưa sử dụng (%) Trung bình 1. Hoạt động dạy học 16,7 50 33,3 1,59 2. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp 8,3 33,3 58,3 1,42 3. Tổ chức hoạt động lao động

trải nghiệm nghề nghiệp 25 33,3 41,7 1,64

4. Tổ chức các hoạt động cộng

đồng, xã hội 8,3 16,7 75 1,34

5. Hoạt động tự rèn luyện của

sinh viên 41,7 50 8,3 2,48

TBC 20 36,7 43,3 1,69

Số liệu tại bảng 2.3 cho thấy: Giảng viên đánh giá việc sử dụng các con đường phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ở mức độ TB thấp (TBC 1,69đ). Có đến 43,3% ý kiến cho rằng "chưa sử dụng", chỉ có 20% ý kiến cho rằng "thường xuyên sử dụng". Tuy nhiên, trong 20% sử dụng thường xuyên thì đa số giảng viên sử dụng con đường tự rèn luyện của sinh viên. Qua khảo sát cho thấy có tỷ lệ giảng viên để sinh viên tự rèn luyện kỹ năng mềm chiếm tỷ lệ cao nhất (ĐTB: 2,48). Tuy nhiên, qua trao đổi với một số sinh viên, chúng tôi nhận thấy hoạt động tự rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên lại không được giảng viên định hướng về mục tiêu, về nội dung và kỹ thuật rèn luyện, do đó con đường này gần như là con đường tự phát của sinh viên.

Con đường thông qua hoạt động dạy học là con đường cơ bản thuận lợi nhất để rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên bởi hoạt động học là hoạt động cơ bản và hoạt chủ đạo của sinh viên trong trường đại học. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy giảng viên sử dụng con đường thông qua hoạt động dạy học để rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên ở mức độ thấp (ĐTB:1,59); chỉ có 16,7 % sử dụng thường xuyên, có 50% giảng viên chưa sử dụng thường xuyên và có tới 33,3% giảng viên chưa sử dụng. Chúng tơi tiến hành phân tích chương trình và đề cương một số học phần cho thấy hoạt động rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên chưa được phản ánh trong các hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học, điều này cũng phản ánh đúng thực tế trên. Con đường tổ chức hoạt động lao động trải nghiệm thực tế nghề nghiệp của sinh viên là con đường chiếm ưu thế trong rèn luyện phát triển kỹ năng cho sinh viên. Tuy nhiên, kết quả khảo sát ở trên cho thấy chỉ có 25% giảng viên thường xuyên sử dụng con đường này còn lại 33,3% giảng viên chưa sử dụng thường xuyên và đặc biệt là có 41,7% giảng viên chưa sử dụng. Việc giảng viên sử dụng 05 con đường phát triển kỹ năng

mềm cho sinh viên đều ở mức độ thấp nhất là "thông qua tổ chức các hoạt động cộng đồng, xã hội" (1,34đ); con đường "hoạt động tự rèn luyện của sinh viên" ở mức độ trung bình thì chủ yếu tự phát của sinh viên, chưa có sự định hướng, hướng dẫn của giảng viên. Kết quả khảo sát và ý kiến trên đi đến nhận định: Các nhà trường sử dụng các con đường phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ở mức độ trung bình thấp. Nguyên nhân do năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo, các phong trào sinh viên theo hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên của đội ngũ giảng viên còn nhiều bất cập; cơ sở vật chất, kinh phí cịn hạn hẹp.

Một phần của tài liệu vol.-55 (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)