TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘ
2.3.1. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng mềm
Nhìn vào hình 1 cho thấy có 51,2 % sinh viên cho rằng KNM rất quan trong trong quá trình đi học đại học và khi đi làm, và có 38,4% cho rằng quan trọng, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ cho rằng không quan trọng (chiếm 1,9%).
Hình 1. Đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của kỹ năng mềm (đơn vị: %)
Lý do chính khiến sinh viên cho rằng kỹ năng mềm quan trọng là vì giúp các em tự tin trong cuộc sống, giúp thiết lập được nhiều mối quan hệ và thuận lợi hơn trong quá trình đi xin việc làm. Bên cạnh đó các lý do giúp kết quả cao trong học tập, thăng tiến trong công việc, tiết kiệm thời gian và sức lực cũng được sinh viên lựa chọn.
Kết hợp với quá trình phỏng vấn sâu cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên, tác giả nhận thấy được cả 3 nhóm đối tượng này đều có nhận thức đúng và tương đối đầy đủ về sự cần thiết phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ở bậc đại học. Việc phát triển kỹ năng mềm nhằm hình thành những năng lực cốt lõi giúp sinh viên có khả năng thích ứng tốt hơn và đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nhiều sinh viên khẳng định rất rõ: “Trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 nếu sinh viên khơng có kỹ năng mềm tốt, sẽ bị tụt hậu, dẫn đến ra trường thiếu tự tin, thất bại trong phỏng vấn tuyển dụng, tự đánh mất các cơ hội làm việc tại các môi trường tốt, thu nhập cao. Nhất là đối với sinh viên khối ngành xã hội nhân văn- ngành làm việc trực tiếp với con người- các nhóm đối tượng gặp nan đề nên yêu cầu nhất thiết cần có khả năng giao tiếp, thấu hiểu và đồng cảm, từ đó tham vấn hỗ trợ cho thân chủ giải quyết các vấn đề khó khăn của mình.” [SV N.A, lớp CTXH D2017]. Đây chính là
thuận lợi và là tiền đề cơ bản, quan trọng cho hoạt động phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn.
0 10 20 30 40 50 60
Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Khơng quan trọng Mức độ quan trọng của Kỹ năng mềm