Ví dụ: Thuế thu nhập với người có thu nhập cao sẽ bị thay thế bởi thuế thu nhập cá nhân Tất cả mọi công dân có thu nhập đều được cấp mã số và phải kê khai thuế thu nhập thường niên Thuế thu nhập cá

Một phần của tài liệu Lý luận giá trị thặng dư trong học thuyết kinh tế của c mác ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 39)

công dân có thu nhập đều được cấp mã số và phải kê khai thuế thu nhập thường niên. Thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính cho từng người, nhưng việc xác định thu nhập chịu thuế sẽ tiến hành theo hộ gia đình đăng ký. Không còn chuyện khấu trừ 25% cho một số ngành nghề, mà tất cả người khai thuế sẽ được khấu trừ chi phí và miễn giảm gia cảnh. Lao động trong một gia đình sẽ san sẻ thu nhập với nhau trước khi chịu thuế. Hiện nay, Quốc hội đã xây dựng xong luật thuế thu nhập cá nhân. Từ 1-1-2009, Luật Thuế TNCN bắt đầu có hiệu lực. Theo ước tính của cơ quan thuế, giai đoạn đầu sẽ có khoảng 3 triệu người được cấp mã số thuế. Khoảng 15 triệu người sẽ được cấp vào những năm tiếp theo và tiến tới mục tiêu toàn dân sẽ được cấp mã số thuế. Quốc hội cũng nhất trí thông qua Luật thuế GTGT - sửa đổi, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất phổ thông sẽ hạ từ mức 28% hiện hành xuống còn 25%.

* Phòng chống tham nhũng lãng phí, khuyến khích tiếp kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.

Phân phối của cải xã hội dễ sảy ra tình trạng không công bằng, bớt xén của công, của cải xã hội tạo ra dễ rơi vào tay một số người có quyền lực. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây mâu thuẫn xã hội.

Trong sản xuất và tiêu dùng cũng cần tiết kiệm, chống lãng phí, tất cả tập trung cho sản xuất, đẩy mạnh quá trình tập trung sản xuất. Vốn đầu tư cho sản xuất quay vòng nhanh, sản phẩm thặng dư tạo ra cho xã hội ngày một tăng.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phòng chống tham nhũng, lãng phí, Đảng ta coi đây là một trong bốn nguy cơ ảnh hưởng tới định hướng xã hội chủ nghĩa. Tham nhũng, lãng phí trực tiếp tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, là yếu tố tiềm ẩn đe dọa tới chế độ xã hội chủ nghĩa. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng lãng phí, của cải được tạo ra được phân phối bình đẳng, tập trung được nguồn vốn, tăng tích lũy cho sản xuất. Tất cả nhằm mục đích tạo ra nhiều sản phẩm thặng dư, phục vụ nhu cầu ngày càng tốt hơn đời sống của quần chúng nhân dân, thể hiện sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Từ sau Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khoá VIIIk, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Nhiều cán bộ, đảng viên giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, đi đầu trong cuộc đấu tranh này. Nhiều vụ án tham nhũng, trong đó có những vụ án lớn phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng đã được phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những

nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Tại Hội nghị Trung ương III khóa X, Ban Chấp hành Trung ương, đã chỉ rõ các nguyên nhân và một số chủ chương, giải pháp kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, lãng phí.

PHẦN KẾT LUẬN

Bộ “Tư bản” là công trình nghiên cứu kinh tế vĩ đại về chủ nghĩa tư bản, là sự kế thừa những tinh hoa nhận loại. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Trên cơ sở lý luận giá trị lao động, Mác đã xây dựng thành công lý luận giá trị thặng dư.

Lý luận giá trị thặng dư là lý luận trung tâm của học thuyết kinh tế của Mác. Chính lý luận giá trị thặng dư đã vạch rõ toàn bộ bản chất của chủ nghĩa tư bản cũng như quá trình phát sinh, phát triển và tất yếu diệt vong của nó. Bằng lý luận giá trị thặng dư, Mác đã hoàn thiện những hạn chế trong việc nghiên cứu kinh tế của những nhà kinh tế đi trước. Đồng thời, lý luận giá trị thặng dư đã trở thành vũ khí lý luận sắc bén cho giai cấp công nhân, giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã chuyển từ tự phát sang tự giác. Lý luận giá trị thăng dư không những là phát minh về mặt lý luận, mà nó còn góp phần chỉ đạo hoạt động thực tiễn.

Bảo vệ chủ nghĩa Mác, mà trung tâm là học thuyết giá trị thặng dư là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến đổi phức tạp và khôn lường như ngày nay. Nhiệm vụ này đặt lên hàng đầu là những người học tập và nghiên cứu, truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin. Bảo vệ lý luận giá trị thăng dư là bảo vệ sự trong sáng, cách mạng của học thuyết Mác. Đồng thời, chúng ta cũng cần vận dụng sáng tạo học thuyết Mác, mà trung tâm là lý luận giá trị thặng dư vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

“Sự nghiệp và những tư tưởng vĩ đại của Mác sẽ tiếp tục soi sáng công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A. Smith, Của cải của các dân tộc, Nxb Giáo dục, Hà Nội – 1997. 2. K. Marx, Bộ Tư Bản, Phê phán khoa Kinh tế chính trị, Quyển 1, tập

1, Nxb Sự Thật, Hà Nội – 1963.

3. C.Mác và Ăng – ghen:Toàn tập, t. 23, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

5. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Kinh tế chính trị,

Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội –

2006.

6. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình

Kinh tế học chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà

Nội – 2001.

7. M.I.Vôn-cốp, Từ điển Kinh tế chính trị học, Nxb Tiến Bộ (Matxcơva) và Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1987.

8. Steven Pressman (Đặng Tài An Trung, Nguyễn Xuân Nam, Tống Minh Tuấn - dịch), Năm mươi nhà kinh tế tiêu biểu, Nxb Lao động, Hà Nội, 2003.

9. Phạm Văn Chiến, Lịch sử tư tưởng kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003.

10. Ts. An Như Hải, Tìm hiểu môn học Lịch sử các học thuyết kinh tế (dưới dạng hỏi– đáp), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006. 11. Ts. Ngô Văn Lương, Ths. Vũ Xuân Lai (đồng chủ biên): Kinh tế

chính trị Mác – Lênin phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, Nxb Chính

Một phần của tài liệu Lý luận giá trị thặng dư trong học thuyết kinh tế của c mác ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w