Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN của Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân không hoàn toàn giống kinh tế tư bản tư nhân

Một phần của tài liệu Lý luận giá trị thặng dư trong học thuyết kinh tế của c mác ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 35)

XHCN của Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân không hoàn toàn giống kinh tế tư bản tư nhân dưới chế độ TBCN và cũng không hoàn toàn chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư. Do đó, việc thừa nhận sự tiến bộ, hợp pháp của kinh tế tư nhân và khuyến khích nó phát triển là khuyến khích sản xuất ngày càng nhiều giá trị mới cho xã hội (làm giàu), khuyến khích sự phát triển của xã hội, chứ không phải là khuyến khích sự bóc lột. Đó là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Sự khẳng định này đã góp phần xóa bỏ mặc cảm, tháo gỡ rào cản cho kinh tế tư nhân phát triển, thực hiện CNH, HĐH ở nước ta. Đương nhiên, kinh tế tư nhân - dù ở loại hình nào - cũng phải chấp hành nghiêm luật pháp, thực hiện đúng chính sách của Nhà nước, tôn trọng nhân phẩm của người lao động và tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện. (Th.S Phan Tiến Ngọc, Tạp chí Lý luận

Chủ chương Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ Đảng và quy định của Ban chấp hành trung ương được Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ X thông qua, lại là kết quả sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin, trong đó có lý luận giá trị thặng dư, phù hợp với thực tiễn nước ta. Đảng viên phải lãnh đạo gương mẫu thực hiện chủ chương này, một mặt làm cho giàu cho bản thân gia đình bằng lao động chính đáng chủa mình, mặt khác phỉ góp phần làm giàu cho xã hội, cho đất nước.

* Xây dựng đồng bộ các loại thị trường, trong đó chú trọng mở rộng thị trường lao động,nâng cao chất lượng lao động, bảo vệ quyền và lợi ích người lao động.

Việc xây dựng và phát triền nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong thời kình quá độ. Chúng ta cần thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, vùng lãnh thổ, tổ chức và phát triển các loại thị trường trong đó có thị trường sức lao động. Cần có các chủ chương chính sách hợp lý, từng bước nâng cao chất lượng lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sau 6 năm thi hành luật doanh nghiệp, từ 1/1/2000 đến 31/12/2005, tốc độ tăng trưởng sản lượng của khu vực kinh tế tư nhân vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn dầu tư nước ngoài tính từ năm 2000. Số vốn đầu tư đăng kí thành lập mới và mở rộng quy mô sản xuất tăng nhanh, trong 5 năm từ 2001 – 2005 đạt 293.278 tỷ đồng Việt Nam, tương đương 18,4 tỷ đô la, cao hơn số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cùng kì. Khu vực kinh tế tư nhân chính là nơi thu hút và tạo việc làm cho xã hội (từ 2001 đến 2005, tạo ra 2 triệu chỗ làm mới), đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động đang mất cân đối, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Kinh tế tư nhân phát triển là yếu tố kích thích tạo áp lực cạnh tranh, thúc đẩy khu vực kinh tế Nhà nước đổi mới hoạt động kinh doanh, góp phần phá bỏ tính độc quyền của một số công ty nhà nước. (PGS. TS Nguyễn Đình Tài, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương)

Bên cạnh đó, cần tạo mọi điều kiện cho người lao động tìm việc làm, bảo vệ lợi ích của người lao động, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu lao động có tổ chức và hiệu quả. Thường xuyên sửa đổi, bổ sung, thi hành hiệu quả

Luật lao động. Các cơ quan đơn vị cần quan tâm, chăm lo tốt hơn đời sống

cho công nhân viên, kích thích thi đua nâng cao năng xuất lao động trong thành phần kinh tế Nhà nước, đảm bảo thời gian lao động phù hợp với sức lao động. Phát huy tốt vai trò của tổ chức công đoàn1 bảo vệ quyền và lợi chính đáng của công nhân đặc biệt trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

* Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng xuất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm thặng dư.

Công nghiệp hóa là con đường đi mang tính quy luật của mỗi quốc gia muốn phát triển. Tiến hành công nghiệp hóa, gắn với hiện đại hóa tạo điều kiện thay đổi về chất của nền sản xuất xã hội, nâng cao năng xuất lao động, rút ngắn thời gian lao động cần thiết, đẩy nhanh tốc độ phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm thặng dư, chăm lo tốt hơn cho đời sống nhân dân và người lao động.

* Chính sách phân phối hợp lý, công bằng, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển kinh tế.

Phát triển nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan. Nhưng kéo theo đó là mặt trái, tác động tiêu cực như chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm 1Hiện nay,hầu hết các xí nghiệp đều có công đoàn, song các tổ chức này không hoạt động trên thực tế và một số chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Một cuộc điều tra do Viện Khoa học xã hội thực hiện tại 24 doanh nghiệp cho thấy, chỉ có 16% người lao động cảm thấy công đoàn có vai trò trong giải quyết tranh chấp. Cần thực hiện đạt mục tiêu đã đề ra của tổ chức công đoàn “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp, hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động, chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước". (Văn kiện Đại hội Lần thứ X Công đoàn Việt Nam).

môi trường... Để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa cần phát triển mạnh mẽ sản xuất là cơ sở để đảm bảo sự công bằng trong phân phối, hạn chế sự chênh lệch giàu nghèo. Do đó, của cải xã hội, các sản phẩm thặng dư được tạo ra phải được tiến hành phân phối công bằng. bảo đảm quyền lợi cho người lao động, người nghèo.

Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương và tiền công, gắn chặt tiền lương với năng xuất chất lượng và hiệu quả. Điều tiết thu nhập trong xã hội thông qua chính sách thuế1: thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng... Ban hành thuế thu nhập cá nhân, khuyến khích các hình thức tự nguyện của cá nhân đóng góp vào quỹ phúc lợi xã hội, từ thiện. Sửa đổi thuế thu nhập doanh nghiệp vừa khích lệ nhà đầu tư, kích thích sản xuất trong nước, vừa đảm bảo nguồn thu cho chính sách xã hội.

Thực hiên tốt công tác xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo hiểm xã hội, hoạt động nhân đạo, tiếp tục hoàn thiện chính sách và mở rộng mạng lưới an sinh xã hội nhằm hỗ trợ thiết thực những đối tượng dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển, nhất là những người làm công ăn lương; thực hiện giảm nghèo bền vững, bảo đảm cho người nghèo được thụ hưởng hợp lý thành quả của sự tăng trưởng. Từng bước phát triển thị trường hàng hóa - dịch vụ, phục vụ tốt hơn nhu cầu không những về vật chất mà còn về tinh thần cho người lao động.

Một phần của tài liệu Lý luận giá trị thặng dư trong học thuyết kinh tế của c mác ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w