Từ Đại hội VI, Đảng ta đã đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ việc nghiên cứu lý luận giá trị thăng dư của Mác, chúng ta có thể thấy được một số vấn đề cần nhận thức, tránh tư tưởng giáo điều, nóng vội, chủ quan duy ý trí.
Vấn đề đầu tiên, đó là, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta,
trong một chừng mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay, sạch trơn theo cách tiếp cận giáo điều và xơ cứng cũ. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta càng thấy rõ, chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó.
Thứ hai, trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay, mọi phương án tìm cách định lượng rành mạch, máy móc và xơ cứng về mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách, cũng như có thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân mới đều xa rời thực tế và không thể thực hiện được. Điều có sức thuyết phục hơn cả hiện nay là quan hệ phân phối phải được thể chế hóa bằng luật. Đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước mỗi khi được thể chế hóa thành luật và các bộ luật thì chẳng những góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy luật làm công cụ và cơ sở để điều chỉnh các hành vi xã hội nói chung, mà còn cả hành vi bóc lột nói riêng. Ai chấp hành đúng pháp luật thì được xã hội thừa nhận và tôn vinh theo phương châm: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”. Trong nhận thức, quan điểm chung nên coi đó cũng chính là mức
độ bóc lột được xã hội chấp nhận, tức là làm giàu hợp pháp. Trong quản lý xã hội thì phải kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp để, một mặt, chống thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong
tiết thu nhập xã hội. Thiết nghĩ, đây là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng ta tránh được những nhận thức giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng như việc vận dụng nó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng sức sản xuất, tạo động lực phát triển kinh tế và chủ động hội nhập thành công.
Thứ ba, bên cạnh bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao
động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng, những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
* Cần vận dụng sáng tạo học thuyết kinh tế của Mác, trong đó có lý luận giá trị thăng dư, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như đã trình bày ở trên, việc tạo ra sản phẩm thặng dư là là cần thiết, tất yếu của một xã hội, song sản phẩm thặng dư được tạo ra đó được phân phối như thế nào và vào tay ai? Chúng ta cần vận dụng sáng tạo lý luận giá trị thặng dư, trong việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác giả xin nêu ra một số luận điểm sau:
* Thừa nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân, và tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
Từ việc nhận thức đúng đắn, khoa học về đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, gắn với tình hình thực tiễn của nước ta,
Đảng ta lãnh đạo nhận dân ta tiến hành quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Do đó, tất yếu đòi hỏi phải trải qua thời kì quá độ lâu dài để từng bước tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Nên việc tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau là tất yếu, trong đó có sở hữu tư nhân. Sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là tư hữu lớn, tuy mang tính chất bóc lột nhưng nó cũng có những mặt tích cực cần khai thác. Các hình thức sở hữu làm tiền đề, điều kiện cho nhau, nhưng cũng mâu thuẫn với nhau. Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách huy động tổng hợp các hình thức sở hữu, khai thác mọi tiềm năng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Do sự phát triển không đều của lực lượng sản xuất, giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế, cộng với việc xã hội cũ để lại cũng như yêu cầu việc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng sức sản xuất, huy động toàn bộ các nguồn lực trong xã hội vào việc phát triển kinh tế, tạo ra các tiềm năng kinh tế như tích lũy vốn, khối lượng hàng hóa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân, Đảng ta đã chủ chương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Như vậy khu vực kinh tế tư nhân vẫn tồn tại và hoạt động năng động, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta.Thực tiễn 20 năm đổi mới, chúng ta đã nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của khu vực kinh tế này. 1