Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với Công giáo trên địa bàn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Trang 104 - 120)

7. Kết cấu của luận văn

3.4. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với Công giáo trên địa bàn

96

3.4.1. Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị và tồn xã hội về vấn đề tơn giáo trong đó có Cơng giáo

Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách về tơn giáo của Đảng và Nhà nƣớc trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tơn giáo. Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các chức sắc, chức việc và tín đồ Cơng giáo trên địa bàn tỉnh chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Đặc biệt coi trọng công tác vận động cá biệt một số chức sắc có thiện cảm, nhiệt tình ủng hộ cơng tác của cấp ủy, chính quyền; xây dựng lực lƣợng nịng cốt trong chức sắc, tín đồ Cơng giáo.

Đảng ta đã xác định: “Thực chất công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”. Do đó, để nâng cao hiệu quả trong việc QLNN đối với Cơng giáo thì việc tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tín đồ là vấn đề cốt lõi, là biện pháp cơ bản, chiến lƣợc lâu dài mà Đảng, Nhà nƣớc ta đã xác định. Thực tiễn cho thấy, trọng tâm và trung tâm trong các hoạt động của giáo hội các tơn giáo là quần chúng tín đồ. Vì vậy, QLNN đối với Cơng giáo chỉ có hiệu quả khi quần chúng tín đồ, chức việc và chức sắc của Công giáo đồng thuận với cách thức triển khai của chính quyền, tự giác chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nƣớc trong quá trình hành đạo.

Trong cơng tác tun truyền vận động thì cơng tác tranh thủ cá biệt có vai trò rất quan trọng. Chức sắc, chức việc của Cơng giáo là những ngƣời có uy tín trong cộng đồng tín đồ, tính vâng phục của Cơng giáo cũng đƣợc đề cao, do đó muốn tranh thủ đƣợc chức sắc của Cơng giáo và ngƣời đứng đầu thì phải thƣờng xuyên thăm hỏi, động viên, gặp gỡ để truyền đạt, phổ biến chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và những thành tựu trên các lĩnh vực của địa phƣơng; tạo điều kiện cho chức sắc, chức việc hoạt

97

động tôn giáo theo quy định.

3.4.2. Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào có đạo trên địa bàn tỉnh

Tăng cƣờng đầu tƣ và thực hiện có hiệu quả các dự án, chƣơng trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các vùng khó khăn, đặc biệt quan tâm các vùng đơng tín đồ tơn giáo và vùng dân tộc miền núi cịn nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy ở tỉnh Gia Lai, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao tập trung chủ yếu ở các huyện vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới nhƣ: Kơng Chro, Krơng Pa, Ia Pa, Ia Grai. Vì vậy việc đầu tƣ phát triển kinh tế- xã hội là một yêu cầu cấp thiết đặt ra. Để phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện, lợi thế của từng vùng; hƣớng dẫn chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng các loại cây trồng, con vật ni có giá trị kinh tế cao; phát triển nông, lâm nghiệp nơng thơn theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa, gắn với cơng nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm (cần xây dựng mỗi vùng trong địa bàn tỉnh có một loại đặc sản mang thƣơng hiệu riêng để thu hút khách du lịch).

Tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chất lƣợng giáo dục đƣợc đảm bảo, trình độ dân trí của nhân dân đƣợc nâng cao, nhận thức về các vấn đề tự nhiên, xã hội và con ngƣời một cách khoa học thì niềm tin tơn giáo sẽ bị hạn chế, quần chúng tín đồ các tơn giáo nói chung và Cơng giáo nói riêng cũng khơng bị lợi dụng vào các hoạt động trái pháp luật. Khơi phục, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa của các dân tộc, những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đồng bào DTTS nhƣ lễ hội cồng chiêng, lễ mừng lúa mới, lễ

98

cầu mƣa,... Quan tâm đầu tƣ cả về chất lƣợng, thời lƣợng các chƣơng trình truyền hình, phát thanh bằng tiếng dân tộc, qua đó nâng cao hiệu quả tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc về tơn giáo nói chung, đối với Cơng giáo nói riêng.

Tổ chức thực hiện và bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật QLNN về hoạt động tơn giáo nói chung và Cơng giáo nói riêng trên địa bàn tỉnh. Trong những năm gần đây, tình hình tơn giáo nói chung và Cơng giáo nói riêng đã có sự phát triển liên tục, mở rộng phạm vi hoạt động, vấn đề an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại một số địa phƣơng thời gian gần đây có những biểu hiện phức tạp, thƣờng liên quan đến yếu tố tơn giáo địi hỏi chính quyền các cấp phải thực hiện nghiêm túc, kịp thời chính sách của Nhà nƣớc về tôn giáo; việc xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại địa phƣơng là rất cần thiết.

Tuy nhiên, trƣớc sự phát triển nhanh chóng, phức tạp của các tơn giáo và âm mƣu lợi dụng tôn giáo, nhân quyền chống phá Nhà nƣớc ta, trong khi đó hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến QLNN về tơn giáo ở nƣớc ta nói chung, của Gia Lai nói riêng cịn bộc lộ những bất cập, thiếu tính đồng bộ, thống nhất; nội dung một số văn bản chƣa chặt chẽ, khó vận dụng; nhiều văn bản chƣa quy định cụ thể biện pháp chế tài, không phù hợp với đặc thù dân cƣ và tập qn, tín ngƣỡng, tơn giáo của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng... Những hạn chế này, gây ra sự lúng túng, thiếu thống nhất khi xử lý về hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật, làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả QLNN về lĩnh vực này. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở Gia Lai là phải tổng hợp, rà sốt lại, phân loại tồn bộ những văn bản pháp luật đã ban hành liên quan tín ngƣỡng, tơn giáo, trên cơ sở đó đánh giá tính phù hợp của các văn bản đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, hoặc bãi bỏ những văn bản đã

99

lỗi thời khơng cịn phù hợp, chồng chéo. Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong việc quán triệt và đƣa các chủ trƣơng, quan điểm Đảng; chính sách, pháp luật về tôn giáo của Nhà nƣớc vào cuộc sống. Triển khai thực hiện tốt Luật tín ngƣỡng, tơn giáo, siết chặt kỷ cƣơng, tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về tôn giáo, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo.

Tăng cƣờng cảnh giác cách mạng, xây dựng phƣơng án cụ thể, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mƣu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tơn giáo để kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối xâm phạm an ninh quốc gia. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; có kế hoạch chủ động đấu tranh, ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng Công giáo để chống phá trên địa bàn tỉnh.

Trong q trình cách mạng Việt Nam, với chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta, đơng đảo tín đồ các tơn giáo thuộc các thành phần dân tộc ở Gia Lai đã đoàn kết cùng nhân dân không theo đạo trong địa bàn và trên cả nƣớc hợp thành một khối thống nhất, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Tuy nhiên vấn đề tôn giáo ln có tính nhạy cảm cao, nhất là khi có các yếu tố khơng lành mạnh từ bên ngồi tác động vào, khi có những hành vi đen tối của những thế lực phản động lợi dụng vấn đề tơn giáo nói chung, đối với Cơng giáo nói riêng vào những ý đồ xấu xa của chúng, thì những sự nhạy cảm trong vấn đề tơn giáo dễ trở thành ngịi nổ gây mất ổn định xã hội, ảnh hƣởng đến công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nƣớc.

Gia Lai là địa bàn có nhiều tơn giáo khác nhau cùng hoạt động. Trong thời gian qua các thế lực thù địch chống đối Việt Nam đã triệt để lợi dụng vấn đề tơn giáo, Cơng giáo để kích động bạo loạn biểu tình, hịng làm cho xã hội mất ổn định. Âm mƣu hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo trên địa bàn tỉnh

100

Gia Lai hiện nay là kích động đồng bào dân tộc theo hƣớng địi ly khai, tự trị, chia rẽ khối đại đồn kết dân tộc, thơng qua củng cố đức tin và hệ thống tổ chức tơn giáo, khi có thời cơ thì chuyển thành tổ chức lực lƣợng chính trị tiến hành hoạt động đối lập, chống lại chính quyền, tạo cớ cho việc gia tăng sự can thiệp từ bên ngoài.

Do đó, tỉnh Gia Lai cần tiếp tục kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn với những âm mƣu, thủ đoạn của các thế lực lợi dụng tôn giáo, lợi dụng Công giáo để kích động, lơi kéo đồng bào gây chia rẽ dân tộc, chống phá đất nƣớc. Cần thông báo công khai cho đồng bào biết rõ những hành vi vi phạm pháp luật của những ngƣời đội lốt Công giáo; đồng thời nghiêm cấm và xử lý nghiêm đối với những ngƣời ép buộc đồng bào bỏ đạo cũng nhƣ việc ép buộc đồng bào theo đạo hoặc bỏ đạo.

Giải quyết việc tôn giáo tham gia thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa các hoạt động y tế, văn hóa, xã hội, giáo dục… của Nhà nƣớc, theo nguyên tắc: Khuyến khích các tơn giáo đã đƣợc Nhà nƣớc, thừa nhận tham gia phù hợp với chức năng, nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo và quy định của pháp luật; cá nhân tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tham gia với tƣ cách cơng dân thì đƣợc khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thống nhất chủ trƣơng xử lý vấn đề nhà, đất sử dụng vào mục đích tơn giáo hoặc có liên quan đến tơn giáo: Đối với đất đai, thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với việc khiếu kiện liên quan đến nhà và cơ sở tơn giáo đã chuyển giao cho chính quyền hoặc đồn thể sử dụng: về nguyên tắc, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành; riêng đối với những trƣờng hợp nhà, đất do tơn giáo đã hiến tặng có văn bản xác nhận thì khơng đặt vấn đề trả lại.

101

Đối với hội đồn tơn giáo, thực hiện theo ngun tắc mọi tổ chức tôn giáo phải đƣợc Nhà nƣớc công nhận và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Tăng cƣờng quản lý hoạt động của các dịng tu Cơng giáo. Thực tế trong những năm qua, việc quản lý hoạt động cho các dịng tu Cơng giáo trên địa bàn tỉnh chƣa đạt yêu cầu; thậm chí là lỏng lẻo; cịn xảy ra việc Giáo hội Công giáo tự ý tách, thành lập các cộng đồn, dịng tu, xây dựng cơ sở, tổ chức hoạt động với mục đích hình thành cơ sở những mới của Cơng giáo trên địa bàn. Do vậy, thời gian tới chính quyền các cấp cần tăng cƣờng quản lý hoạt động các dịng tu của Cơng giáo; tiến hành điều tra, rà sát để nắm tình hình tổ chức, hoạt động, cơ sở vật chất của các dòng tu, lập hồ sơ quản lý và thƣờng xuyên cập nhật giúp cho công tác quản lý chủ động, kịp thời. Đồng thời, tăng cƣờng cơng tác tun truyền chính sách, pháp luật về tơn giáo; vận động, thuyết phục các tu sĩ, giáo dân tuân thủ pháp luật; Thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục với đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tôn giáo; linh hoạt thực hiện các biện pháp xử lý từng trƣờng hợp và từng thời điểm cụ thể; kiên quyết cƣỡng chế, giải tỏa theo quy định của pháp luật trong quá trình xử lý các vụ việc thành lập dòng, xây dựng cơ sở thờ tự, tổ chức sinh hoạt và truyền đạo trái phép.

3.4.3. Tăng cường công tác tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo

Công tác QLNN về tơn giáo có tầm quan trọng và có ý nghĩa rất lớn, không chỉ đảm bảo thực hiện quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo của một bộ phận nhân dân có đạo, mà cịn góp phần tích cực đảm bảo trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Lực lƣợng cán bộ làm cơng tác QLNN về tơn giáo có vai trị to lớn, thay mặt chính quyền Nhà nƣớc các cấp trực tiếp giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi QLNN đối với tôn giáo, trực tiếp tiếp xúc với chức sắc, nhà tu

102

hành và tín đồ theo phạm vi trách nhiệm đƣợc phân cơng. Do vậy, họ phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ và một số năng lực khác. Muốn vậy phải thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, cán bộ làm công tác tôn giáo cần phải được đào tạo, bồi dưỡng một cách có hệ thống, bài bản về chính trị quan điểm của Đảng), pháp luật và hiểu biết về tơn giáo.

Về chính trị: Nhìn chung đội ngũ cán bộ công chức làm công tác

QLNN về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn thiếu về số lƣợng và trẻ về tuổi đời. Thời gian làm công tác tôn giáo chƣa lâu nên kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị chƣa thật vững vàng. Công tác QLNN về tôn giáo là một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm đặc thù; địi hỏi đội ngũ cán bộ phải có bản lĩnh chính trị, đủ để đối mặt với những vấn đề bức xúc xảy ra trong công tác xử lý các vấn đề tôn giáo liên quan đến chính trị. Vừa phải cứng rắn làm đúng pháp luật, vừa phải mềm mỏng để xử lý cơng việc hợp tình, hợp lý, đƣợc đơng đảo quần chúng tín đồ đồng tình.

Trƣớc hết phải trang bị cho cán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, phải nắm vững đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì, trong q trình QLNN về tơn giáo đội ngũ cán bộ công chức phải tiếp xúc trực tiếp với chức sắc, chức việc, nhà tu hành (bản thân các chức sắc, nhà tu hành của các tơn giáo có trình độ lý luận rất cao, họ ln nghiên cứu đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc nhất là pháp luật về tơn giáo).

Về trình độ chun mơn: Đa số cán bộ công chức làm công tác QLNN

về tôn giáo ở tỉnh Gia Lai đều chƣa qua một trƣờng lớp căn bản về tôn giáo và QLNN về tôn giáo, hầu hết đều từ các ngành khác chuyển qua. Ban Tơn giáo (Sở Nội vụ) nên có quy hoạch lâu dài về công tác cán bộ làm công tác tôn

103

giáo đề nghị UBND tỉnh xem xét, tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo tham gia các lớp học chuyên ngành tôn giáo học và QLNN về tôn giáo để tạo một đội ngũ trẻ thay thế có đầy đủ trình độ chun mơn nghiệp vụ.

Đối với các cán bộ khác cần phải cho đi học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn do Trung ƣơng mở; hoặc liên hệ với Học viện chính trị quốc gia, Viện nghiên cứu Tôn giáo mở những lớp ngắn hạn tại địa phƣơng để bồi dƣỡng kiến thức về tôn giáo cho đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

Trên góc độ QLNN, mỗi cán bộ công chức phải đƣợc đào tạo căn bản về QLNN nói chung và QLNN về tơn giáo nói riêng. Cần thiết phải có kiến

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Trang 104 - 120)