Thời điểm đánh lửa quyết định thời điểm cháy của hỗn hợp và tính kịp thời của quá trình cháy, thường thì thời điểm đánh lửa trước điểm chết trên và được tính theo góc quay trục khuỷu nên gọi là góc đánh lửa sớm. Góc đánh lửa sớm quá lớn dẫn đến hiện tượng vừa cháy vừa nén làm tốn công nén khiến động cơ bị nóng, ngược lại nếu góc đánh lửa sớm quá nhỏ dẫn đến quá trình cháy kéo sáng quá trình giản nở làm hiệu suất sinh công kém, nhiệt độ khí thải cao, động cơ nóng. Góc đánh lửa sớm tối ưu phụ thuộc vào chế độ làm việc và nhiên liệu sử dụng. Góc đánh lửa tối ưu thường được xác định khi công suất hoặc mô men có ích đạt cực đại đồng thời suất tiêu hao nhiên liệu thấp nhất.
Trên cơ sở phương pháp thay đổi góc đánh lửa của động cơ Daewoo A16DMS bằng bộ xoay cơ học vị trí đặt cảm biến vị trí trục khuỷu đã trình bày trong chương 3, dữ liệu thực nghiệm đã được đồ thị hóa thành đặc tính tốc độ và đặc tính hiệu chỉnh góc đánh lửa theo các góc đánh lửa cơ bản (0deg), làm muộn 3 độ (+3deg), là sớm 3 độ (-3deg) và làm muộn 5 độ (-5deg) ứng với hai mức tải 30%BG và 50%BG. Các đồ thị sẽ được phân tích để thấy được ảnh hưởng của góc đánh lửa đến tính kinh tế, kỹ thuật và ô nhiễm của động cơ. Sau đó bằng lập luận mang tính chủ quan của cá nhân để nhận định khoảng hiệu chỉnh góc đánh lửa của động cơ Daewoo A16DMS nhằm cải thiện công suất, giảm tiêu thụ nhiên liệu và giảm ô nhiễm của khí thải động cơ.
Hình 3.33 Đồ thị phát thải HC
Hình 3.34 Đồ thị phát thải khí Nox
Suất tiêu hao nhiên liệu là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng đối với động cơ đốt trong, phản ảnh hiệu suất có ích (là tỷ số giữa nhiệt lượng chuyển thành công có ích chia cho nhiệt lương cung cấp cho động cơ). Suất tiêu hao nhiên liệu có ích nhỏ thì hiệu suất có ích càng lớn.
Trên hình 3.34 thể hiện diễn biến suất tiêu hao nhiên liệu và năng lượng có ích của động cơ khi thay đổi góc đánh lửa -5deg, -3deg, 0deg, +3deg ứng với nhiên liệu E20 và 0deg ứng với nhiên liệu A92 ở tốc độ động cơ từ 1250-3500 vòng/phút ứng với mức tải 30%BG và 50%BG. Nhìn chung động cơ có tính kinh tế kỹ thuật tốt hơn khi góc đánh lửa được hiệu chỉnh sớm lên và ngược lại khi hiệu chỉnh muộn góc đánh lửa. Cụ thể:
+ Ở mức tải 30% BG: góc đánh lửa sớm (-5deg) có suất tiêu hao hiên liệu và suất tiêu hao năng lượng có ích là tốt nhất, kế đến là (-3deg), ở chế độ đánh lửa muộn (+3deg) có suất tiêu hao nhiên liệu có ích tăng lên so với góc đánh lửa ban đầu (0deg) và cao hơn sơ với góc đánh lửa sớm (-3deg, -5 deg);
+ Ở mức tải 50% BG: góc đánh lửa sớm (-5deg) có suất tiêu hao hiên liệu và suất tiêu hao năng lượng có ích là tốt nhất khi ở chế độ tốc độ động cơ đến 2000v/ph, tuy nhiên ở chế độ trên 2000v/ph thì có mức tiêu hao nhiên liệu và công suất có ích cao hơn so với góc đánh lửa sớm (-3deg), ở chế độ đánh lửa muộn (+3deg) có suất tiêu hao nhiên liệu có ích vẫn cao hơn so với góc đánh lửa ban đầu (0deg) và cao hơn nhiều so với góc đánh lửa sớm (-3 deg, -5 deg).