Chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa (Trang 67 - 71)

2 31 Thiết kế kênh nước hở

233 Chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho thí nghiệm

- TCX tham gia thí nghiệm: Nguồn TCX được mua từ một trại nuôi tôm

ở thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh vận chuyển lên Phịng thí nghiệm thủy lực (Bình Dương) bằng phương tiện chuyên dụng và được nuôi dưỡng ở đây một tháng trước khi tham gia các thử nghiệm để tôm làm quen mơi trường nước mới Tại phịng thí nghiệm, tơm được cho ăn 3 - 4 lần/ngày, được sục khí, theo dõi sức khỏe và các chỉ số chất lượng nước thường xuyên để có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện môi trường sống của TCX

Bên cạnh đó, nguồn tơm giống tại các trại tôm (thành phố Thủ Đức) được lấy giống từ các nguồn TCX bố mẹ ở lưu vực sông Bé hoặc sơng Đồng Nai thuộc hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước nên xét về mặt di truyền và khả năng di chuyển được đảm bảo như nguồn tôm trong tự nhiên ở lưu vực sơng trên

Hình 2 15 Chuẩn bị bể và thùng xốp ni dưỡng TCX tại Phịng thí nghiệm

Dựa trên kết quả nghiên cứu khảo sát các nhóm kích cỡ chiều dài TCX di cư ở khu vực đập Phước Hịa, nghiên cứu đã lựa chọn 02 nhóm kích cỡ chiều dài TCX gồm: 7,5 - 9,5 cm (TCX cỡ I) và 13,5 - 15,5 cm (TCX cỡ II); trong đó, TCX cỡ I đại diện cho nhóm kích cỡ TCX giai đoạn tơm ấu niên di cư lên thượng lưu sau giai đoạn ấu trùng phát triển ở vùng cửa sông; TCX cỡ II đại diện cho nhóm kích cỡ TCX bố mẹ, di cư sinh sản từ thượng lưu xuống vùng cửa sơng và sau đó di cư lên vùng thượng lưu để sinh trưởng, phát triển

Về số lượng tôm tham gia thử nghiệm: (i) Đối với thí nghiệm với kênh

nước hở: Ở giai đoạn tơm ấu niên đến trưởng thành, tơm thường có tập tính

hoạt động theo đàn nên nghiên cứu đã bố trí 20 con tơm cùng kích cỡ/thí nghiệm và lặp lại 06 lần/kích cỡ để đảm bảo độ tin cập của số liệu thí nghiệm;

(ii) Đối với thí thử nghiệm với thiết bị thủy lực: Điều kiện thí nghiệm chỉ cho

phép sử dụng tối đa 02 con tơm cùng kích cỡ/thí nghiệm và lặp lại 16 lần/kích cỡ để đảm bảo độ tin cậy của số liệu thí nghiệm

TCX cỡ II TCX cỡ II

Hình 2 16 TCX cỡ I (bên trái) và TCX cỡ II (bên phải) tham gia thử nghiệm

- Nguồn nước cung cấp cho thí nghiệm và ni dường TCX: Nguồn

nước cung cấp cho thí nghiệm và ni dưỡng TCX được lấy từ bể nước ngầm của Phịng thí nghiệm thủy lực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, khu phố Hòa Lân, phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương Nguồn nước được kiểm tra nhanh để có những điều chỉnh cho phù hợp với mơi trường sống thích hợp với TCX được khảo sát tại trại tơm cung cấp nguồn TCX bố trí thí nghiệm cũng như tương đồng với nguồn nước sông Bé khu vực đập Phước Hịa Theo đó, nghiên cứu đã tiến hành các đợt điều tra, khảo sát và đo đạc một số chỉ số chất lượng nước tại các trại nuôi TCX ở thành phố Thủ Đức và tập hợp các thông tin, tài liệu về chỉ số chất lượng nước sông Bé khu vực đập Phước Hòa (năm 2018) từ Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật Tài nguyên

và Mơi trường, tỉnh Bình Dương trước và trong khi tiến hành các thử nghiệm khả năng di chuyển của TCX trong điều kiện thí nghiệm

- Các dụng cụ và thiết bị được sử dụng tại Phịng thí nghiệm và đo đạc tại khu vực ĐDCQĐ Phước Hòa:

+ Các thiết bị đo đạc bao gồm: Máy đo lưu tốc kiểu điện từ PEMS - E30 và PEMS - E40; máy đo lưu tốc bằng lade; máy thăng bằng độ chính xác cao Ni-005

+ Các kim đo mực nước độ chính xác cao H1-8, và H1-3 di động, cố định, và hiện số của Amfield - Anh sản xuất

Hình 2 17 Máy đo lưu tốc nước (bên trái) và hệ thống máy bơm (bên phải)

(Nguồn: Thiết bị Phịng thí nghiệm Viện KHTLMN)

+ Các thiết bị cấp nước cho Phịng thí nghiệm thủy lực: hồ chứa, hệ thống máy bơm công suất lớn, hệ thống các đường ống dẫn tới kênh nước, các van điều chỉnh ; thiết bị đong lưu lượng trên máng nước: dùng máng lường thành mỏng dạng chữ nhật để đong lưu lượng Theo TCVN 8214:2009 lưu lượng qua máng lường thành mỏng dạng chữ nhật được tính theo cơng thức của Rehbock

h*

Qđn= (1,782 + 0,24 P ) Bđn h * 23

Trong đó:

P: Chiều cao đập thành mỏng so với đáy thượng lưu (m) Bđn: Chiều rộng đập thành mỏng (m)

h: Cột nước trên đỉnh đập tràn (m); h* = h+0,0011 m

Hình 2 18 Thiết bị đong lưu lượng và van chỉnh nước (Nguồn: Thiết bị

Phịng thí nghiệm Viện KHTLMN)

+ Các chỉ tiêu chất lượng nước được đo đạc tại Phịng thí nghiệm, trại ni tơm và thực địa tại sông Bé bao gồm độ mặn, nhiệt độ, DO, pH, độ trong, lưu tốc nước, độ cứng: (i) Độ mặn được đo trực tiếp bằng khúc xạ kế ATAGO; (ii) Nhiệt độ nước được đo trực tiếp bằng máy đo Hanna HI9142;

(iii) Ộxy hòa tan (DO) được đo trực tiếp bằng máy đo Hanna HI9142; (iv) Độ

pH được đo trực tiếp bằng máy đo pH Hanna pHep; (v) Độ trong được đo trực tiếp bằng đĩa Secchi; (vi) Lưu tốc nước (m/s) được đo bằng máy đo lưu tốc kế LS25-1A và lưu tốc kế (GO Series #B 24058) (Hình 2 19); (vi) Độ cứng được đo trực tiếp bằng Testkit Sera

+ Các loại thước đo góc điện từ Bosh GAM 220; thước dây cuộn 50M; thước thẳng đo độ sâu, đo cao, đo rộng Niigata SV-300DKD; máy đo thủy bình Leica NA 730; máy đo khoảng cách SNDWAY SW-M50

Hình 2 19 Lưu tốc kế đo đạc tại ĐDCQĐ Phước Hòa (Nguồn: Thiết bị được

sử dụng tại hiện trường ĐDCQĐ Phước Hòa)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w