Quốc âm thi tập thơ văn Nguyễn Trãi, Nxb Giáo dục H

Một phần của tài liệu Nhân nghĩa tư tưởng chính trị chủ đạo của nguyễn trã (Trang 29 - 31)

III. NHỮNG GIÁ TRỊ HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NHÂN

3Quốc âm thi tập thơ văn Nguyễn Trãi, Nxb Giáo dục H

ta thường nói "ơn vua, ân chúa". Được sống yên ổn, được bổng lộc là nhờ vua chứ mấy ai nói rằng nhờ dân như Nguyễn Trãi đâu? Cái nhìn của Nguyễn Trãi về vai trò vị trí của người dân hoàn toàn khác với cái nhìn của xã hội phong kiến. Ông đưa ra quan niệm về sự bình đẳng xã hội, con người với con người là bình đẳng không đặc quyền đặc lợi, trong xã hội kẻ làm vua, quan cũng chỉ là sự phân công xã hội mà thôi và vận mệnh của họ, ngai vàng của họ cũng dựng họ lên hay dấn họ xuống cũng là dân. "Chở thuyền hay lật thuyền đều là dân". Sự nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của dân Nguyễn Trãi đã xây dựng một tư tưởng dân chủ và ý thức dân chủ mạnh mẽ, cả cuộc đời mình khi làm quan cũng như khi ở ẩn, Nguyễn Trãi vẫn yêu dân, lo cho dân, gần dân tôn trọng và đề cao công lao địa vị của nhân dân.

Trong lịch sử nước nhà có những người tận trung với nước nhưng tận hiếu với dân thì có những hạn chế. Cho nên tận trung với nước, tận hiếu với dân như Nguyễn Trãi là đáng quý vô cùng.

Nguyễn Trãi là người xuất thân từ Nho giáo thấm nhuần quan điểm của Nho giáo về "Trung" va "Hiếu" ... nhưng tư tưởng của ông về "Trung" "Hiếu" là trung với nước hiếu với dân, "Trung" "Hiếu" với dân với nước là quan điểm mới của tư tưởng chính trị Việt Nam thời đó. Nguyễn Trãi đã không đứng trên lập trường giai cấp mà đứng trên lập trường của nhân dân của đất nước. Cho nên Nguyễn Trãi luôn luôn vì dân đấu tranh, bảo vệ lẽ phải công lý và sự thật, không khuất phục giàu sang phú quý, đề cao sự

thanh liêm trong sạch, vì dân vì nước... Suy cho cùng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cũng chính là tư tưởng lấy dân làm gốc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Nhân nghĩa tư tưởng chính trị chủ đạo của nguyễn trã (Trang 29 - 31)