Thư cho Đa Trung và Lưu Như Hốt Thơ văn Nguyễn Trãi Nxb Giáo dục H

Một phần của tài liệu Nhân nghĩa tư tưởng chính trị chủ đạo của nguyễn trã (Trang 26 - 27)

lược, chiến tranh phi nghĩa ghê tởm. Chiến tranh là nguy hiểm, nó hại đến sinh mạng nhiều người "Đồ binh là thứ hung bạo, đánh nhau là việc nguy hiểm, việc hưng thịnh của một nước hay bại vong vủa một triều đại, nhân dân sống hay chết đều liên quan đến điều đó" 4 .

Nhưng thực tế ông lại dấy binh, kiên trì cuộc chiến tranh, điều này không hề mâu thuẫn với tư tưởng hoà bình hoà hiếu không thích chiến tranh của ông. Vì để nước được độc lập, dân được tự do thì không còn con đương nào khác là lấy chiến tranh chính nghĩa chống lại chiến tranh phi nghĩa và cho rằng "đồ binh là thứ hung bạo, đánh nhau là việc nguy hiểm, thành nhân bất đắc dĩ mới dùng đến"1 . Tiến hành chiến tranh là: "Binh cốt để bảo vệ dân, không phải là để hại dân, dẹp yên để không phải giết, không phải là để giết nhiều người, cho nên có câu rằng: "binh bất đắc phải dùng"2. Nguyễn Trãi phản đối chiến tranh phi nghĩa, ca ngợi đề cao chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược.

Chính vì vậy Nguyễn Trãi luôn luôn mơ ước tới hoà bình, cho nhân dân cả hai nước. "Đại nhân nếu có lòng thương mà nghe lời tôi (lui quân) thì không những may riêng cho một địa phương Giao Chỉ mà cũng là may chung cho thiên hạ nhân dân ..."3. Cho nên ông kết thúc chiến tranh bằng hoà hiếu để tạo cho được nền hoà bình bền vững, không vì chiến thắng mà trả thù cho thoả chí, không gây thêm thù oán để gây hằn về sau.

Nguyễn Trãi đã vươn đến đỉnh cao của tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa , đứng trên lập trường vì hạnh phúc của dân, vì hoà bình của đất nước mà thực hiện chủ nghĩa nhân đạo, phấn đấu cho hoà bình. Nhân đạo và hoà bình trở thành động lực là nguồn tư tưởng cổ vũ mạnh mẽ cho mọi hoạt động vì con người. Lòng nhân đạo và tình yêu hoà bình của Nguyễn Trãi là tấm gương sáng cho đời sau học hỏi, noi theo và phát huy.

Một phần của tài liệu Nhân nghĩa tư tưởng chính trị chủ đạo của nguyễn trã (Trang 26 - 27)