Kết thúc chiến tranh, đất nước được thái bình, Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi bắt tay vào xây dựng một xã hội mới sao cho nhân dân no đủ, trên thì vua sáng tôi hiền, dưới thì không còn tiếng oán giận, thở than. Ông nói: "Lòng thành muốn cho nhân dân nghỉ ngơi, văn trị cuối cùng phải đi đến thái bình"4 hay:
"Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn Dường ấy ta đã phỉ sở nguyền"5 .
Nhưng làm thế nào để đi đến một xã hội thái bình, Nguyễn Trãi chủ trương "hoà". Hoà ở đây là hoà hiếu, hài hoà, giải quyết các mối quan hệ lợi ích xã hội một cách mềm dẻo có nguyên tắc. Ông nói: "Ngày nay từ các đại thần tổng quản đến các đội trưởng, cùng các cơ quan ở viện, sảnh, cục, phàm có người có chức vụ coi quan trị dân đều phải theo phép công bằng, làm việc cần mẫn, thờ vua hết trung, đối dân thì hài hoà, bỏ thói tham ô, sửa trì trệ lười biếng"6.
"Ôi! cầm sắt không phải đổi điệu thay dây cho đúng"1. Ông chủ trương "hoà" vì ông quan niệm xã hội vận động như các nhạc khí của dàn nhạc cùng hợp xướng. ở đó âm thanh có hài hoà thì mới tạo được khoái cảm giống như thể địa vị xã hội và lợi ích xã hội có hài hoà thì trên dưới mới yên, ông nói: "Kể ra thời loạn lạc dùng võ, thời bình dụng văn nay đúng là lúc nên làm nhạc lễ. Song không có gốc thì không đứng được, không có văn thì không hành được. Hoà là gốc của nhạc, thanh là văn của nhạc. Thần vâng chiếu làm nhạc không thể không hết lòng nhưng vì học thuật nông cạn sợ rằng khoảng thanh âm còn khó hài hoà, xin bệ hạ nuôi yên dân chúng, để cho nơi làng mạc không còn tiếng oán hận sầu than, đó