Cơ sở lý luận và giải pháp hoàn thiện cho chiến lược sản phẩm của nhãn hàng Dove

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược sản PHẨM của NHÃN HÀNG DOVE THUỘC tập đoàn UNILEVER VIỆT NAM (Trang 89 - 93)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1 Cơ sở lý luận và giải pháp hoàn thiện cho chiến lược sản phẩm của nhãn hàng Dove

của nhãn hàng Dove

Để có thể đưa ra các giải pháp để hoàn thành chiến lược sản phẩm chúng ta cần có các cơ sở lý luận cũng như nhìn nhận những điều mà doanh nghiệp đã và chưa làm được, các thế mạnh và mặt còn hạn chế về chiến lược sản phẩm của công ty Dove.

3.1.1. PHÂN TÍCH SWOT 3.1.1.1. Điểm mạnh

-Dove là một thương hiệu mạnh của tập đoàn lớn Unilever. Và Unilever là một tập đoàn lớn hoạt động trong ngành hóa mỹ phẩm khắp thế giới. Một thương hiệu mạnh của một tập đoàn lớn thì có một thế mạnh là số đông nhiều người biết đến và vì thế sản phẩm Dove có được sự uy tín, sự tin tưởng của khách hàng.

-Công nghệ hiện đại của Dove được được kế thừa từ Unilever toàn cầu, chuyển giao công nghệ và có hiệu quả rõ rệt. Được sự chỉ đạo về máy móc của các kỹ sư nước ngoài, có năng lực chỉ đạo tốt, áp dụng được công nghệ kỹ thuật vào quá trình sản xuất sản phẩm. Công nghệ hiện đại khiến cho sản phẩm sản xuất ra có giá cả cạnh tranh hơn.

-Thương hiệu được xây dựng tốt: Dove là một trong những thương hiệu hàng đầu trên thế giới và lâu đời xuất hiện vào những thập niên 50 tại Mỹ, chất lượng sản phẩm được đánh giá trực tiếp qua các thăm dò khách quan cùng những chiến dịch quảng cáo hấp dẫn, Dove nhanh chóng giữ được vị trí hàng đầu trên thị trường năm 1997 và nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng cho đến ngày hôm nay.

-Quan hệ bền vững với các đối tác: Dove luôn giữ mối quan hệ bền vững với các nhà cung ứng như Vinachem, để có thể được cung cấp các nguồn nguyên liệu

với giá rẻ hơn nguyên liệu nhập khẩu, nhờ đó, Dove có được giá cả cạnh tranh với các sản phẩm cùng ngành trên thị trường.

-Dove có đội ngũ tiếp thị, nghiên cứu thị trường và lãnh đạo tốt. Dove có các chuyên gia kỹ sư nước ngoài hướng dẫn vè công nghệ máy móc giàu kinh nghiệm khiến cho việc sản xuất sản sản phẩm diễn ra thuận lợi hơn.

-Các nhân viên làm việc cho Dove xuất phát từ những sinh viên trong các trường đại học nổi tiếng, có kiến thức nghiên cứu, kỹ năng thích nghi và thái độ làm việc tích cực.

-Dove có nền tài chính vững mạnh khi phía sau là tập đoàn Unilever Việt Nam với số vốn hơn 100 triệu USD, thuận lợi cho việc làm Marketing, các hoạt động sản xuất sản phẩm, phân phối sản phẩm, xúc tiến thương mại, bán hàng,…

-Ra đời từ rất lâu tại Mỹ và đến nay, Dove hầu như chiếm được tình cảm của đa số phụ nữ Việt. nhờ các chiến dịch quảng cáo gần gũi với người tiêu dùng, khi Dove đã giúp họ tìm ra vẻ đẹp thật sự của chính mình.

-Dove là một công ty thuộc tập đoàn lớn Unilever nổi tiếng trên toàn thê giới, công nghệ sản xuất, dây chuyền sản xuất thuộc nước ngoài, nên chất lượng sản phẩm của Dove cũng tương đối tốt, khiến cho người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng sản phẩm Dove.

-Các chiến dịch quảng cáo sản phẩm rất nổi bật, hấp dẫn người xem đặc biệt là Dove đã chọn những người phụ nữ bình thường trong cuộc sống với vẻ đẹp và đường cong cơ thể thực sự của họ, mở rộng quan niệm về cái đẹp của những người phụ nữ với mọi làn da và vóc dáng.

-Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng với dịch vụ tư vấn thông qua mạng truyền thông. Qua mạng truyền thông, tư vấn viên có thể tư vấn cho người tiêu dùng các thắc mắc cũng như sức khỏe sắc đẹp mà người tiêu dùng không phải đến địa điểm để được tư vấn.

3.1.1.2. Điểm yếu

- Hoạt động Marketing chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Đô Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ,… các chiến dịch

PR đa phần tập trung ở đây, khiến cho các khách hàng ở tỉnh lẻ họ có suy nghĩ rằng sản phẩm này không dùng cho họ và cảm giác như họ bị phân biệt.

- Các chiến dịch quảng bá sản phẩm của Dove đa số tập trung vào dầu gội và sữa tắm, Dove hạn chế đầu tư quảng cáo, khuếch trường cho các sản phẩm khử mùi hay là kem ủ. Điều này khiến cho các sản phẩm khử mùi của Dove bị nhạt nhòa trong tâm trí khách hàng.

- Dove chưa có sản phẩm dùng theo mùa, người tiêu dùng phải sử dụng một loại sản phẩm cho nhiều mùa. Chẳng hạn như mùa đông mà sử dụng sản phẩm dầu gội của mùa hè thì gây nhờn cho da đầu, khiến người tiêu dùng cảm thấy khó chịu và dần dần chuyển sang thương hiệu khác.

- Danh mục sản phẩm còn hạn chế khiến cho người tiêu dùng ít có lựa chọn cho giỏ hàng của mình, điều này làm cho khách hang tìm đến các nhãn hàng khác để thỏa mãn nhu cầu của mình. Chẳng hạn như Dove chưa có dầu gội trị da dầu, trị gàu,…

3.1.1.3. Cơ hội

- Unilever quan tâm thu hút đầu tư, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia để tăng ngân sách, Việt Nam nằm ở vị trí địa lí vô cùng thuận lợi, thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa với nhiều cảng lớn và đường bờ biển dài.

- Nền An Ninh- Chính Trị Việt Nam được đánh giá là khá ổn định, là một quốc gia tự do, không phân biệt tầng lớp, không phân biệt chủng sắc tộc, nói chung rất bình đẳng, tự do về tôn giáo và dân tộc, nên việc quảng bá sản phẩm không mấy trở ngại.

- Khi đến kinh doanh tại thị trường Việt Nam, thị trường hàng tiêu dùng ở đây còn mới, có nhiều “đất” để kinh doanh. Người dân Việt Nam có tỷ lệ độ tuổi lao động cao, cơ cấu dân số trẻ là nguồn nhân lực dồi dào, tạo cơ hội cho việc kinh doanh phát triển.

- Quy mô gia đình mở rộng, con người sống theo kiểu phóng khoáng

Dove có cơ hội bán được nhiều hàng hóa sản phẩm hơn, làm cho doanh sô bán hàng tăng lên đáng kể.

- Tập đoàn P&G tấn công vào phân khúc thị trường có thu nhập cao hơn, bỏ qua phân khúc trung bình. Đây là cơ hội để Unilever kinh doanh ở phân khúc trung bình và rất thành công. Vì người Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người thấp 2400 USD/ người/ năm, và họ ngại chi trả cho các sản phẩm thuộc hàng giá cao trong khi chất lượng không chênh nhau nhiều.

3.1.1.4. Thách thức

- Nền kinh tế không ổn đinh: lạm phát, khủng hoảng kinh tế,… Các trận khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra làm suy giảm nền kinh tế, phá hủy lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển, làm chao đảo thị trường tài chính, các ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản. Nền kinh tế trì trệ, khiến cho việc sản xuất trì trệ và đó là một điều tệ hại. Lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, khiến người tiêu dùng ngại mua sản phẩm.

- Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ có rất nhiều lợi thế về thương mại: hợp tác giữa các nước phát triển, giao lưu hữu nghị, kinh tế. Khi đó sản phẩm sẽ xuất khẩu nhiều hơn sang các nước bạn và tăng hiệu quả kinh tế: sản phẩm được sản xuất nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh vào tranh giành đất kinh doanh hơn nữa, khiến cho việc cnahj tranh diễn ra vô cùng quyết liệt. Và nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải dẩy mạnh các hoạt động Marketing để khách hàng vẫn chọn sản phẩm của Dove giữa vô vàn hàng loạt các sản phẩm.

- Tình hình chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn: thế giới trong năm 2017 bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội. Tình trạng căng thẳng, đối địch và dai dẳng. Dự kiến trong 2018 vẫn tiếp tục như thế. Thế giới năm 2018 sẽ tác động vào môi trường chính trị đối ngoại và an ninh và sự phát triển của tất cả các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng trực tiếp. Đó là những ý đồ của các nước lớn và gây ra những thách thức thế giới mới. Điều này khiến cho các doanh nghiệp không yên tâm sản xuất.

- Chính sách kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam trong vài thập niên nữa sẽ làm già hóa dân số và cơ cấu già không đem lại lợi thế kinh doanh cho công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược sản PHẨM của NHÃN HÀNG DOVE THUỘC tập đoàn UNILEVER VIỆT NAM (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)