Mô hình tổ chức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (Trang 41 - 46)

Mô hình tổ chức hoạt động của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đứng đầu là Ban đại diện Hội đồng quản trị gồm các thành viên kiêm nhiệm và chuyên trách thuộc UBND tỉnh và một số tổ chức chính trị - xã hội. Ban đại diện HĐQT gồm có 12 thành viên, trong đó Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh là Trưởng Ban đại diện HĐQT, Giám đốc NHCSXH tỉnh Bắc Ninh, Giám đốc NHNN tỉnh Bắc Ninh, Chánh văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Các tổ chức Hội, đoàn thể, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Hội cựu chiến binh, Bí thư Đoàn thanh niên tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính và Sở Lao động thương binh xã hội làm uỷ viên.

Ban đại diện HĐQT cấp huyện, thị xã có 205 đồng chí, thành biên Ban đại diện HĐQT cấp huyện, thị xã là chủ tịch UBND các xã 126 đồng chí. Ban đại diện HĐQT có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Nghị quyết HĐQT; chỉ đạo

33

đôn đốc thực hiện kế hoạch, giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách; tham mưu cho chính uyền các cấp tạo điều kiện và giải quyết những khó khăn về hoạt động của NHCSXH. Trong 17 năm ua, Ban đại diện HĐQT các cấp đã thực hiện tốt quy chế hoạt động, chỉ đạo triển khai kịp thời các Chỉ thị, Quyết định của Chính phủ, Nghị quyết của HĐQT NHCSXH về ổn định tổ chức bộ máy, tiếp nhận bàn giao, triển khai các chương trình cho vay; kiến nghị với các cơ uan chức năng tăngcường năng lực tài chính cho NHCSXH tỉnh như cấp đất xây dựng trụ sở,chuyển giao nhà dôi dư, hỗ trợ nguồn vốn, phương tiện làm việc; phân giao chỉ tiêu nguồn vốn cho vay; thực hiện chương trình kiểm tra giám sát. Đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo xử lý các khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động.

+ Bộ phận điều hành tác nghiệp là nhiệm vụ tổ chức quản lý vốn, tài sản, quản trị, điều hành các hoạt động theo Nghị quyết của HĐQT và chỉ đạo của NHCSXH trung ương, thực hiện đưa vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng, kiểm tra, giám sát việc chấp hành cơ chế chính sách. Hiện có 01 hội sở tỉnh và 07 phòng giao dịch cấp huyện, thị xã với 114 cán bộ (kể cả hợp đồng lao động có thời hạn). Sau 17 năm hoạt động, đội ng cán bộ đã được tăng cường về số lượng, chất lượng và có sự trưởng thành từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý biên chế gọn nhẹ đồng thời triển khai kịp thời các chương trình tín dụng ưu đãi, không gây ách tắc, gián đoạn.

+ Bốn tổ chức chính trị xã hội: Hội Nông dân, hội Liên hiệp phụ nữ, hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức chỉ đạo và thựchiện một số nội dung công việc của quy trình cho vay: Thành lập và chỉ đạo hoạt động của tổ TK&VV theo thôn, xóm, hướng dẫn người vay làm hồ sơ, sửdụng vốn vay, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn, cùng với NHCSXH đôn đốc thu hồi nợ đến hạn.

+ Tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, xóm do các tổ chức chính trị xã hội chỉđạo thành lập và quản lý để thực hiện bình xét công khai các hộ đủ điều kiệnvay vốn, lập danh sách trình UBND xã xác nhận, đề nghị NHCSXH cho

34

Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo

: Phối hợp

: Chế độ báo cáo

(Nguồn : Ngân hàng Chính sách xã hội Bắc Ninh năm 2018)

vay;chứng kiến việc giải ngân, đốn đốc hộ vay trả nợ; thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm theo ủy nhiệm của Ngân hàng. Hiện tại c ng như lâu dài tổ TK&VV là cánh tay vươn dài, góp phần quyết định đến chất lượng sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh

Chi nhánh NHCSXH Bắc Ninh

Phòng giao dịch NHCSXH các huyện

HỘ VAY VỐN

Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh

Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện

Ủy ban nhân dân xã, phường, Ban xóa đói giảm nghèo xã, phường,

các tổ chức CT-XH

Tổ Tiết kiệm và vay vốn

35

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh bao gồm Hội sở tỉnh và các Phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị xã: Yên Phong, Quế Võ, Gia Bình, Thuận Thành, Lương Tài, Tiên Du, Từ Sơn. Hội sở tỉnh bao gồm Ban lãnh đạo chi nhánh và 05 phòng ban: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng, phòng Kế toán-Ngân uỹ, phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng Hành chính-Tổ chức và Phòng Tin học.

Ban Giám đốc gồm có một Giám đốc và hai Phó giám đốc. Giám đốc Ngân hàng là người quản lý và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động tại Ngân hàng. Phó giám đốc do Giám đốc uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực họ quản lý trước Giám đốc.

Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng kiểm tra kiểm soát nội bộ các hoạt động của Ngân hàng theo đúng uy định của ngành, pháp luật và của Nhà nước đồng thời là cầu nối cho các đoàn kiểm tra về kiểm tra kiểm toán tại NHCSXH tỉnh Bắc Ninh.

Phòng Kế toán - Ngân quỹ là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch với khách hàng, các nghiệp vụ và công việc có liên uan đến công tác tài chính, chi tiêu nội bộ tại Ngân hàng; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên uan đến nghiệp vụ thanh toán ngân quỹ, xử lý hạch toán kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; quản lý và chịu trách nhiệm đối với chương trình dữ liệu phần mềm kế toán; quản lý kho quỹ và đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Thực hiện lưu trữ chứng từ kế toán theo đúng chế độ, thực hiện báo cáo số liệu kế toán theo yêu cầu của Ban giám đốc hoặc các cơ uan uản lý Nhà nước theo đúng chế độ hiện hành.

Phòng Kế toán có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính trong năm, tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán tài chính hàng năm, giám sát và quản lý việc sử dụng nguồn vốn và tài sản của Ngân hàng.

Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ: Thực hiện các nghiệp vụ liên uan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, uy định hiện thời và hướng dẫn của NHCSXH Việt Nam. Thực hiện quản lý nguồn vốn,

36

phân bổ nguồn vốn tại Ngân hàng. Thực hiện báo các thống kê đối với các cơ uan uản lý Nhà nước.

Phòng Tin học: Đảm bảo cài đặt và vận hành toàn bộ các chương trình phần mềm ứng dụng trong nghiệp vụ ngân hàng. Viết phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác kế toán và điện báo thống kê của Ngân hàng.

Phòng Hành chính - Tổ chức: có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lao động, lập kế hoạch tiền lương, đào tạo cán bộ nhân viên c và cán bộ mới tuyển dụng, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị máy móc, thiết bị văn phòng cho hoạt động của các phòng ban.

NHCSXH tỉnh Bắc Ninh có 7 phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị thực hiện đầy đủ các dịch vụ của Ngân hàng tại địa phương theo mức phán quyết được giám đốc uỷ quyền.

Từng phòng ban và các PGD NHCSXH huyện, thị trực thuộc có bộ máy quản lý riêng nhưng hoạt động phải đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ do Ngân hàng giao và phối hợp chặt chẽ với nhau trên một số lĩnh vực để tạo điều kiện cho nhau hoạt động vì mục đích chung của toàn Ngân hàng.

Tại Hội sở tỉnh, ngoài công tác chỉ đạo điều hành chung trong toàn chi nhánh còn thực hiện công tác huy động và cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh. Do đặc thù hoạt động kinh doanh, chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh là một đơn vị có mạng lưới hoạt động tương đối rộng khắp, hiện tại chi nhánh có 116 điểm giao dịch lưu động trên địa bàn các xã, phường và 10 điểm giao dịch tại trung tâm. Các điểm giao dịch được thực hiện giao dịch 01 tháng 01 lần tại các trụ sở UBND các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.

Qua sơ đồ nhận thấy công tác uản lý nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh được phân cấp như sau: Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh thực hiện chỉ đạo, phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch huy động và phân khai các nguồn vốn tín dụng ưu đãi thông ua chi nhánh NHCSXH tỉnh để thực hiện giao chi tiêu kế hoạch đến cấp Phòng giao dịch huyện và địa bàn

37

Thành phố. Tiếp đó Ban đại diện NHCSXH cấp huyện thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng ưu đãi đến cấp xã, cấp thôn và thực hiện ủy thác thông ua các tổ chức hội, các tổ TK&VV đến khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)