Khái quát về hoạt động cho vay ủy thác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (Trang 46 - 49)

Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ uy định về cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, quy trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH không thực hiện cho vay trực tiếp mà thực hiện theo phương thức ủy thác, bao gồm ủy thác cho các tổ chức tín dụng và ủy thác ua các tổ chức chính trị-xã hội.

NHCSXH Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ- TTg, ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 11/3/2003. Là một ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, mới được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây thuộc NHNo&PTNT Việt Nam; nên điều kiện về tổ chức màng lưới, con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị và phương tiện làm việc còn nhiều khó khăn, nên bản thân NHCSXH lúc này chưa thể trực tiếp cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được, vì vậy Tổng giám đốc NHCSXH đã ký kết các văn bản liên tịch với các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và ký hợp đồng ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với NHNo&PTNT Việt Nam ngày 07/5/2003.

Tổng giám đốc NHCSXH đã ban hành văn bản số 544/NHCS-KH chỉ đạo thực hiện hợp đồng ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thực hiện văn bản chỉ đạo của Trung ương, NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức ký kết các văn bản liên tịch với các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh). Đồng thời bàn bạc cùng với chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh để ký thỏa thuận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phù hợp với tình hình thực tế của

38

địa phương. Trong giai đoạn đầu này, việc cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được ủy thác toàn bộ cho NHNo&PTNT tỉnh.

Thực tế cho thấy việc ủy thác toàn bộ cho NHNo&PTNT thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế như nguồn vốn luôn tồn đọng cao gây lãng phí vốn trong khi người nghèo rất cần vốn, chất lượng tín dụng thấp, nợ uá hạn, nợ xấu chiếm tỷ lệ cao; chi phí ủy thác trả cho NHNo&PTNT lớn, … Vì vậy, NHCSXH Việt Nam đã chỉ đạo các chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai mạnh việc ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ua các tổ chức chính trị - xã hội. Ngày 03/7/2004 Tổng giám đốc NHCSXH đã ban hành Văn bản số 1114/NHCS-KHNV “Hướng dẫn nội dung ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội”. NHCSXH Việt Nam đã ký kết các vănbản thỏa thuận với các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh). Thực hiện văn bản số 1114 (nay đã được thay thế bằng văn bản số 3948/VBTT-NHCS-HPN-HND- HCCB-ĐTNCSHCM ngày 3/12/2014 về việc thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác), chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã triển khai ký kết các văn bản thỏa thuận, hợp đồng ủy thác với 4 tổ chức chính trị - xã hội trên ở tỉnh Bắc Ninh và ký kết hợp đồng ủy nhiệm với các tổ tiết kiệm và vay vốn của các tổ chức chính trị - xã hội. Ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ua các tổ chức chính trị -xã hội có ý nghĩa uan trọng, được thể hiện trên các nội dung chủ yếu sau:

Một,phương thức ủy thác này giúp cho NHCSXH Bắc Ninh chủ động trong công tác uản lý vốn và tài sản Nhà nước giao.

Hai, điều kiện uan trọng để thực hiện nguyên tắc “xã hội hóa công tác ngân hàng” nhằm huy động sức mạnh tổng hợp toàn xã hội, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu uốc gia về xóa đói giảm nghèo và gải uyết việc làm, được cụ thể hóa trên địa bàn tỉnh.

39

Ba, giúp cho các tổ chức chính trị-xã hội có thêm điều kiện để thường xuyên tiếp cận với hội viên, với dân, thêm kinh phí hoạt động và thu hút hội viên, góp phần củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, ổn định xã hội.

Bốn, ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác qua các tổ chức chính trị-xã hội còn giúp cho NHCSXH tiết giảm được chi phí, từ đó giảm được cấp bù cho Ngân sách Nhà nước.

Chính vì phương thức ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ua các tổ chức chính trị - xã hội có ý nghĩa uan trọng như vậy; nên ngay sau khi văn bản 1114/NHCS-KHNV của Tổng giám đốc được ban hành (nay đã được thay thế bằng văn bản số 3948/VBTT-NHCS-HPN-HND- HCCB-ĐTNCSHCM ngày 3/12/2014 về việc thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác), chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức cho toàn thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh nghiên cứu, học tập và triển khai đồng bộ từ tỉnh đến huyện, thị xã. Trong tháng 1/2015 Chi nhánh đã cùng với các tổ chức Hội đoàn thể trong tỉnh (Hội Nông dân tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh và Đoàn TNCSHCM tỉnh Bắc Ninh) ký kết văn bản liên tịch về việc cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác và chỉ đạo Phòng giao dịch các huyện, thị ký kết văn bản liên tịch với Hội đoàn thể cấp huyện, hợp đồng ủy thác với Hội đoàn thể cấp xã và hợp đồng ủy nhiệm với các tổ tiết kiệm và vay vốn. Đến nay toàn chi nhánh đã ký kết 48 văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận, 588 hợp đồng ủy thác và 2.880 hợp đồng ủy nhiệm .Trên cơ sở đó NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã cùng với các tổ chức chính trị - xã hội nhận làm ủy thác và các Cấp ủy, chính uyền địa phương chỉ đạo thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn, bình xét hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ điều kiện vay vốn hoàn thiện hồ sơ theo uy trình nghiệp vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác và giải ngân cho vay. Toàn bộ việc cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác bằng nguồn vốn do Hội sở chuyển về được thực hiện ủy thác cho vay ua các tổ chức chính trị, NHNo&PTNT chỉ thực hiện

40

nghiệp vụ cho vay ủy thác dư nợ c mà NHCSXH tỉnh nhận bàn giao từ NHNo&PTNT trước đây. Từ uý 3/2003 NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu NHNo&PTNT tỉnh bàn giao trả NHCSXH tỉnh toàn bộ dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác chuyển sang ủy thác cho vay ua các tổ chức chính trị - xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (Trang 46 - 49)