Những thành công

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (Trang 63 - 67)

2.3.1.1.Về mặt kinh tế

Đến hết năm 2020, dư nợ cho vay ủy thác thông ua các tổ chức Hội đoàn thể đạt 2400 tỷ đồng, tăng 11,36% so với năm 2019. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi trước đây mới đáp ứng cho một bộ phận rất ít hộ nghèo, các đối tượng chính sách tại các thôn thì đến nay tất cả các thôn trong tỉnh đều được

55

tiếp cận với đồng vốn ưu đãi, xóa bỏ hoàn toàn thôn trắng về tín dụng ưu đãi, đồng thời đã mở rộng thêm chương trình cho vay ưu đãi, tăng từ 07 chương trình tín dụng lên 9 chương trình, đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay thông ua NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã giúp cho hơn 6000 hộ nghèo, gần 10000 hộ cận nghèo, khoảng 8000 hộ mới thoát nghèo có nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh; hơn 3000 HSSV có hoàn cảnh khó khăn có tiền để trang trải chi phí học tập; gần 4000 lao động được tạo việc làm; hơn 61000 công trình NSVSMT được xây dựng; khoảng 1600 hộ nghèo có nhà để ở.Hầu hết các hộ vay vốn đều có mục đích sử dụng rõ ràng, minh bạch và bước đầu phát huy hiệu uả kinh tế.

Nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được coi là một trong những chương trình tín dụng có sức lan tỏa lớn, nhận được sự đồng tình cao của cấp ủy, chính uyền các cấp, đặc biệt là các hộ dân. Nguồn vốn này sẽ kịp thời tiếp sức cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp tục có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Thông ua việc triển khai các nguồn vốn vay, đã có nhiều hộ nông dân nghèo và các hộ mới thoát nghèo tại địa phương được vay vốn để đầu tư vào sản xuất, nông dân yên tâm tham gia sản xuất tại địa phương vì thế đã tạo thuận lợi cho công tác tập hợp, đoàn kết các thành viên, xây dựng tổ chức Hội, đoàn thể ngày càng vững mạnh hơn.

Tổ chức Hội, đoàn thể có thêm nguồn kinh phí cho hoạt động (nhờ phí ủy thác) nên đã tổ chức được nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn thu hút nông dân tích cực tham gia, có huyện đã tổ chức cho thành viên các hội, đoàn thể đi thăm uan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh, có đơn vị tổ chức tập huấn KHKT về trồng trọt, chăn nuôi,...

Ngân hàng đã tăng cường khâu giám sát hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trước, trong và sau khi cho vay thông qua sự phối kết hợp với các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, cấp chính quyền địa phương.

56

NHCSXH tỉnh Bắc Ninh thực hiện nghiêm túc đúng uy trình cho vay theo đúng uy định của NHNN c ng như các uy định do NHCSXH Việt Nam. Vì thế, chất lượng các khoản cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong thời gian gần đây được nâng cao rõ rệt.

Ngân hàng đã từng bước đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm thời gian cho khách hàng trong uá trình đến giao dịch với Ngân hàng.

Ngân hàng thực hiện giao dịch với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua việc ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, phối hợp với các đoàn thể để tổ chức hệ thống giao dịch tại xã, phường. Vì vậy mô hình quản lý tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho người nghèo không đủ điều kiện tiếp cận với các Ngân hàng thương mại, có cơ hội tiếp cận dễ dàng với dịch vụ tín dụng NHCSXH. Các tổ tiết kiệm và vay vốn đã giúp người nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích thông ua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Đảm bảo thực hiện tốt nhất nguyên tắc dân chủ, công khai tạo lòng tin cho người nghèo; thực hiện phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi thực sự đến tay người nghèo một cách an toàn, có hiệu quả cao mà không cần nhiều người làm việc chuyên trách, tiết kiệm tối đa chi phí uản lý cho ngân sách Nhà nước.

Đội ng cán bộ của Ngân hàng chủ yếu là các cán bộ trẻ nhưng có sự liên kết rất chặt chẽ giữa các cán bộ với nhau, đội ng cán bộ trẻ cùng với sự năng động nhạy bén của mình phối hợp với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các cán bộ lão thành đã tạo ra một môi trường làm việc hết sức hiệu quả, một tinh thần làm việc hăng say, đoàn kết cùng phát triển.

2.3.1.2.Về mặt xã hội

Nhiều năm ua, chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã tạo điều kiện cho hàng triệu hộ gia đình có điều kiện sản xuất, kinh doanh (SXKD), phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong thực tế đã xảy ra tình

57

trạng đáng buồn là chỉ sau một thời gian thoát nghèo, không ít hộ gia đình lâm vào tình cảnh khó khăn và tái nghèo.

Việc ra đời NHCSXH là một chủ trương sáng suốt, phù hợp với ý Đảng lòng dân. Do đó đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp. Kết quả sau 17 năm hoạt động, Ngân hàng đã tạo được lòng tin và ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, đặc biệt là nông dân nghèo.

Hoạt động cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động, phát huy tiềm lực, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, đời sống dân nghèo được cải thiện góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh.

Thực hiện kênh tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thể hiện tính nhân văn, nhân ái và trách nhiệm của cộng đồng đối với người nghèo, góp phần củng cố khối liên minh công nông và thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Thực hiện tốt dịch vụ cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo, một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Nâng cao uy tín và vị thế của NHCSXH, nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát thông ua điều hành của Ban đại diện HĐQT các cấp ở địa phương, ua bình xét đối tượng được vay vốn của các tổ chức chính trị xã hội, từng bước mở rộng tính công khai, dân chủ và tính nhân dân sâu sắc trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

Về phía các tổ chức chính trị xã hội: Thông qua việc nhận uỷ thác cho vay bán phần với NHCSXH, các tổ chức này đã tập hợp được nhiều hội viên hơn, tổ chức hội không ngừng được củng cố, chất lượng hoạt động của các tổ chức hội phong phú hơn, gắn kết giữa hội viên với hội viên, giữa hội viên với từng cấp hội.

Có vốn, hội viên mạnh dạn đưa các giống cây, con mới năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, từng bước thay đổi tập quán canh tác c , xây dựng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Nhiều hội viên từ hộ nông dân nghèo, sản

58

xuất nhỏ lẻ đã phát triển trở thành các chủ trang trại có quy mô lớn, sản xuất nông sản hàng hóa, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần xây dựng Nông thôn mới. Qua đó không chỉ xóa nghèo cho mình mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hộ khác cùng vươn lên.

NHCSXH tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các tổ chức Hội đoàn thể thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề… giúp các hộ vay vốn tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả vươn lên thoát nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (Trang 63 - 67)